Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và đặc biệt là rất thuần Việt, nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu. Vậy các vị Thánh trong đạo Mẫu gồm những ai? Thần chủ của đạo Mẫu là vị thánh nhân nào? Các giá chúa trong đạo Mẫu?...
Tuy nhiên, trong đạo thờ Mẫu không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị Thánh ( thường gọi là: Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh) với một trật tự chặt chẽ mà trật tự này được thể hiện trong các giá hầu đồng thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu theo trật tự nhất định.
1. PHỤ VƯƠNG ĐẠI THÁNH
Trong các đền phủ của Đạo Mẫu, luôn có rất nhiều ban thờ các vị thần thánh, và trước tiên ta phải kể đến vị thần tối cao nhất là Ngọc Hoàng Đại Đế, tuy nhiên khi thỉnh đồng không thỉnh Ngọc Hoàng Đại Đế mà chỉ thờ cúng với hai vị quan ở hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu, tiếp theo là Vua Cha Bát Hải Động Đình với hai bà hầu hai bên.
Các vị Phụ vương đại thánh gồm:
- - Ngọc Hoàng thượng đế ( Thiên phủ)
- - Bát hải Long vương ( Thoải phủ)
- - Tản viên Sơn thánh ( Nhạc phủ)
- - Thập diện Minh vương ( Địa phủ)
2. BẢO HỘ DÂN QUỐC THÁNH MẪU
Bốn vị Thánh Mẫu là bốn vị Thánh tối cao nhất của đạo Mẫu, khi hầu đồng người ta phải thỉnh bốn vị Thánh Mẫu trước tiên rồi mới đến các vị khác. Tuy nhiên có một điều là khi thỉnh mẫu người hầu đồng không bao giờ mở khăn phủ diện mà chỉ đảo bóng rồi xa giá, đó là quy định không ai được làm trái và hầu như thế (người ta gọi là "hầu tráng mạn" hay các cụ đồng cao tuổi gọi là "Trải qua xem rạng").
Sau giá Mẫu, từ hàng Trần Triều trở đi mới đựoc mở khăn hầu đồng; cũng theo sách cổ thì vì bốn giá Mẫu lại hóa thân vào bốn giá Chầu Bà từ Chầu Đệ Nhất đến Chầu Đệ Tứ, nên coi như Bốn giá Chầu Bà là hóa thân của Bốn giá Mẫu.
- - Mẫu đệ nhất ( Thiên phủ) danh hiệu Thanh vân công chúa
- - Mẫu đệ nhị ( Địa phủ ) danh hiệu Liễu hạnh công chúa
- - Mẫu đệ tam ( Thoải phủ) danh hiệu Xích lân công chúa
- - Mẫu đệ tứ ( Nhạc phủ) danh hiệu Sơn lâm công chúa
3. NGŨ VỊ TÔN QUAN
- - Quan lớn đệ nhất thượng thiên: quyền cai Thiên phủ trên trời, là thần làm mưa làm gió, là quan trong cung điện Ngọc hoàng, mặc áo màu đỏ
- - Quan Lớn đệ nhị Thượng ngàn: Quyền cai rừng núi Lâm cung, lên rừng xuống biển tâu về Bát hải long vương, ông là vị giám sát trước để đánh trận xông pha, ông mặc áo màu xanh
- - Quan Lớn đệ tam thoải phủ: Là con vua Bát hải long vương, ông mặc áo bào màu trắng, cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỷ thế tà giới
- - Quan lớn đệ Tứ Khâm Sai: Là quan Địa linh quyền cai đất bằng, ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng dân, giữ an lành nước Việt, ông mặc áo màu vàng
- - Quan Lớn đệ Ngũ Tuần Tranh: Là quan lớn, mặc áo bào màu xanh biển, cầm thanh long đao to
* Lục phủ tôn ông:
- - Đệ nhất vương quan. Danh hiệu Quan điều thất
- - Đệ thập vương quan. Danh hiệu Quan Hoàng triệu
4. TỨ PHỦ CHẦU BÀ
Tứ vị Thánh bà hay Tứ Vị Chầu Bà được coi là hóa thân phục vụ trực tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu. Tuy gọi là Tứ Vị Chầu Bà đại diện cho Tứ phủ, nhưng số lượng các vị thánh Chầu có thể tăng lên tới 12. Tuy nhiên trong số đó các Chầu bà từ Đệ Nhất tới Chầu Lục cùng Chầu bé thường hay giáng đồng, được biết đến rõ thần tích, có nơi thờ phụng riêng, còn các vị thánh khác ít giáng đồng và không mấy người biết tới.
- - Chầu Đệ Nhất ( hóa thân thánh mẫu Thượng Thiên ). Thiên phủ
- - Chầu Đệ Nhị ( Nhạc phủ ): Danh hiệu Ngôi kiều công chúa
- - Chầu Đệ Tam ( hóa thân Mẫu Thoải ) Thoải phủ: Danh hiệu Thủy Điện công chúa
- - Chầu Thác Bờ ( Thoải phủ, Nhạc phủ): có người hầu giá thứ 3, tức là chầu đệ tam, bà chúa Thác bờ.
- - Chầu Đệ Tứ khâm sai Tứ phủ ( địa phủ): danh hiệu Chiêu dung công chúa. Đình Cốc thượng là nơi tôn thờ Chiêu dung công chúa Lý Ngọc Ba
- - Chầu Ngũ thờ ở Suối Lân , Lạng Sơn ( Nhạc phủ) : Danh hiệu Suối Lân công chúa
- - Chầu Lục ( Nhạc phủ) Danh hiệu Lục cung công chúa
- - Chầu Bảy ( Nhạc phủ) Danh hiệu Tân la công chúa
- - Chầu Bát thờ ở Tiên La Thái Bình ( Nhạc phủ ): Danh hiệu nữ tướng Bát nàn
- - Chầu Cửu ( Cửu Huyền Thiên Nữ - Bỉm sơn - Thanh Hóa )
- - Chầu Mười ở Mỏ Ba ( Đồng Mỏ - Chi Lăng ) Nhạc phủ: Danh hiệu nữ tướng Đồng mỏ Chi lăng
- - Chầu bé ở Bắc Lệ ( Nhạc phủ) Danh hiệu Chầu bé Bắc lệ
- - Chầu bà Bản đền: Danh hiệu thủ điện công chúa
5. THẬP VỊ THỦY TẾ
Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân". Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng. Cũng như hàng Quan Lớn, các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng.
Hàng Ông Hoàng gồm
- - Ông Hoàng Cả ( Thiên phủ): Danh hiệu ông Hoàng quận, Lê Lợi
- - Ông Hoàng Đôi ( Người Mán ): Nhạc phủ
- - Ông Hoàng Bơ thoải cung
- - Ông Hoàng Tư ( Thoải phủ) Danh hiệu ông Hoàng khâm sai
- - Ông Hoàng Năm
- - Ông Hoàng Lục Thanh Hà
- - Ông Hoàng Bảy ( Nhạc phủ) danh hiệu ông Hoàng Bảo Hà
- - Ông Hoàng Bát quốc ( Thoải phủ ) danh hiệu Ông Đệ bát đồng bằng sông Diêm
- - Ông Chín Cờn ( Thiên phủ) danh hiệu ông Cờn môn
- - Ông Hoàng Mười ( địa phủ) danh hiệu ông Nghệ An
Đọc ngay: Truyện tâm linh: Nhà Thánh
6. TỨ PHỦ TIÊN CÔ
Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu, Chúa Mường, Chầu Bà. Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang, gương liệt nữ, cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng. Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
- - Cô cả Thượng Thiên (thiên phủ)
- - Cô Đôi Thượng Ngàn (Nhạc phủ)
- - Cô Bơ Hàn Sơn (Thoải phủ) tức là cô bơ bông, cô bơ Tây hồ
- - Cô Tư Ỷ La (địa phủ)
- - Cô Năm Suối Lân (nhạc phủ)
- - Cô Sáu Lục cung (Nhạc phủ)
- - Cô Bảy Kim Giao (nhạc phủ)
- - Cô Tám Đồi Chè (nhạc phủ)
- - Cô Chín thượng ngàn
- - Cô Chín Giếng (cô 9 Sòng )
- - Cô Mười Đông mỏ (nhạc phủ)
- Cô bé:
- Cô bé Thượng ngàn
- cô bé Đông Cuông (Nhạc phủ)
- Cô Bé Suối Ngang (Hữu lũng ). Nhạc phủ
- Cô Bé Thoải phủ
- Cô Bản đền bản cảnh:
- Cô cả núi Dùm
- Cô cả Bắc Ninh
- Cô đôi cam đường ( nhạc phủ)
- Cô Bé Sa Pa
- Cô Bé Thạch Bàn
- Cô Bé Chín tư - cô bé lục cung
- Cô Bé Bắc Nga
- Cô Bé Tân An
- Cô Bé Xương Rồng, cô bé Xương Long
- Cô Bé Cấm Sơn, Lào Cai
- Cô bé Đèo Kẻng ( Thất ô)
- Bé Tân An ( Lào cai )
- Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang )
- Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang )
- Cô bé Minh Lương( Tuyên Quang )
- Cô Bé Tây Hồ
- Cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) Thoải phủ
- Cô bé Thoải phủ ( Thoải phủ)
- Cô bé Đồng Đăng
- Cô bé Mỏ Than
- Cô bé Bản Đền
- Cô bé Den ( Cô bé Sóc ): Nhạc phủ
7. THẬP VỊ TRIỀU CẬU
Tứ phủ Thánh Cậu là những người chết trẻ, từ 1- 9 tuổi, hiển linh thành các bé Thánh. Người ta không biết rõ đầy đủ về 10 hay 12 vị thuộc hàng Cậu, họ là các phụ tá của các Ông Hoàng. Thường thì lần lên đồng nào cũng có giá Cậu bơ ( ba ) và Cậu bé. Đó là những giá đồng có tính cách phóng túng, nghịch ngợm, quần áo kỳ cục, lời nói ngọng nghịu của trẻ con, kèm theo các điệu múa lân hay múa hèo khá sôi nổi.
Tứ phủ Thánh Cậu gồm có:
- Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy ( Thiên phủ)
- Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn
- Cậu Hoàng Đôi ( Nhạc phủ)
- Cậu Hoàng Bơ ( Thoải phủ)
- Cậu Hoàng Tư
- Cậu Hoàng Năm
- Cậu Hoàng Bé Đồi Ngang ( Cậu Hoàng Quận ) Nhạc phủ
Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền, trong đó thường hay ngự đồng như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông ....
8. NGŨ HỔ & ÔNG LỐT
Ngũ hổ:
Trong điện thần Đạo Mẫu có thờ Ngũ Hổ, biểu tượng Sơn thần, trấn giữ Ngũ Phương. Tượng Ngũ Hổ thường được thờ ở Hạ Ban, tức bàn thờ phía dưới của ban thờ Công Đồng. Lễ vật dâng thường là thịt sống, Trứng vịt cũng có khi thần Ngũ Hổ nhập đồng.
- Hắc Hổ trấn giữ phương bắc
- Bạch Hổ trấn giữ phương tây
- Hoàng Hổ trấn giữ trung tâm
- Thanh Hổ trấn giữ phương đông
- Xích Hổ trấn giữ phương nam
Ông Lốt (rắn):
Là biểu tượng của Thuỷ Thần, thường là cặp rắn trắng (Bạch Xà) và rắn xanh (Thanh Xà), linh tượng lưỡng xà nằm vắt ngang phía trên ban thờ Công Đồng.
- Thanh Xà Đại tướng quân
- Bạch xà đại tướng quân
Tamlinh.org