04/06/2021 11:34 View: 2995

Lấy danh cho Thánh lấy diện cho Đồng

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ Đức Thánh Trần có khái niệm bắt lính, chấm đồng. Có những người chả biết gì về tín ngưỡng nhưng tự nhiên vận hạn, bệnh tật đổ đến. Đi xem bói thì bảo có căn có số. Phải ra đồng không thì thế nọ thế kia. Hóa ra là cái tín ngưỡng thờ Mẫu này lại bắt người ta phải theo ư? .

tai sao phai ra hau dong

Canh ba giờ tí hiện ra
Áo chàm phấp phới khăn hoa dịu dàng
Lưng đeo kiếm bạc cung vàng
Cưỡi trên mình ngựa hiên ngang oai hùng

(Ảnh Chầu Mười)

Người ta không thích lại hành hạ người ta, dồn người ta vào bước đường cùng để người ta phải theo? Thánh thần gì mà sao lại ác vậy, lại dồn con người đến bước đường cùng vậy ư? Mọi câu hỏi của người ngoài cuộc đều cần một câu trả lời thỏa đáng, một cách nhìn chính xác và nhân văn. 

Vậy chúng ta hãy cùng nghe người trong cuộc nói gì về điều này nhé. Chia sẻ từ thầy Trần

  • Có một bác hỏi tôi ra đồng một năm hầu bao nhiêu vấn là đủ...
  • Có người ra đồng rồi không hầu mà không có sao ...
  • Có người trình đồng rồi không hầu tại sao lại khổ....

Lễ to lễ nhỏ ...... 
Thực ra trả lời vài câu hỏi của bác cũng không khó, nhưng hơi dài dòng.

Thánh nhân không cần con dân cầu cúng & hầu hạ

Ta biết rằng: Thánh Nhân cửa Đình Thần là Tối Anh linh, Tối Nhân, Tối Đức. Như trong các Sắc Phong Thần của thiên tử các triều đại xưa "Vua phong kiến " cho các ngài, bao giờ nhà vua cũng có câu cuối: Bảo Ngã lê Dân " bảo hộ và bảo trợ dân của ta"

Công đức bảo hộ bảo trợ các vị Thánh cửa đình Thần Nam việt cho dân tộc này ....không thể lạm bàn. Các vị tồn tại để bảo trợ, che chở cho bách tính Nam Việt.

Nhiều người nói những câu như: Các Vị Thánh Nhân Thần Nhân ... đại từ, đại bi, chỉ ban phát ...phù trợ ...cho đi thì mới là Thánh Nhân..... cần gì chúng ta phải Hầu Hạ cung phụng cúng lễ. Mà dầu cho chúng ta không Hầu Hạ cung phụng cúng lễ đi nữa, lòng đại từ đại bi của Ngài cũng không bao giờ chấp con dân của mình.

Xin Thưa: Bậc Thánh Nhân Việt là bậc tối cao, tối linh thiêng nên các ngài không hề cần sự cung phụng của con dân. Kể cả chúng ta không hầu hạ cung phụng..... thì lòng đại từ, đại bi và nghĩa vụ bảo trợ cho con dân của nhà Ngài vẫn không hề chấp nhất những kẻ không biết ơn Ngài. Thậm chí...Ngài cũng không chấp đến kẻ không tin có các ngài và Thánh Thần Nam Việt.

Song, bổn phận chúng ta đặt ra nếu có mang ân thì phải biết ân mới là phải đạo.

Cung phụng hầu hạ thờ phụng nhà Ngài, kính ngưỡng tin tưởng Ngài, ấy là tỏ dấu biết ân nhà Ngài trong muôn một. Nếu ở thực tế ngoài đời:
Ví như kẻ kia có nhận ân nặng của một người giàu sang, quyền quý mà kẻ ấy lại nói rằng: "Người ban ân của tôi tiền có của có, danh tước có vị có....Tuy tôi thọ ân nặng của người, chớ không cần chi tôi phải trả ân, vì người có thiếu gì đâu....có cần chi đến tôi đâu?”. Nên tôi miễn phải báo Ân...... !

Lời luận lảm nhảm như vậy, tưởng không cần mất công cãi lý lẽ với họ làm gì.

Hoặc giả có người còn hỏi thêm rằng: "Mình biết ơn các Vị Thánh Nhân Việt nhưng mình chỉ cần một tấm lòng kính thành tin tưởng là đủ, vì các Ngài là Ðấng tối linh, cần gì ta phải cúng lễ hầu hạ hay cung phụng. Tâm mình vừa động, nhà ngài đã hiểu biết rồi, vị tất phải bày ra lễ nghi tế tự hầu hạ... Toàn là bọn lãng phí vô bổ ...chỉ là cuộc phô trương bề ngoài?".

Xin đáp: “Thời đại nào cũng ồn ào náo nhiệt cả, nhiều việc làm cho Đạo tâm ta mau sao nhãng, nào là nỗi sớm lo, chiều liệu trong đường sinh kế, nào là cuộc bi thương hoạn lạc, cơm áo gạo tiền, rồi những biến cố lịch sử ... mỗi mỗi làm cho ta xa dần mối Đạo, xa dần bản gốc. Tất cả đều có ý nghĩa. Nếu chỉ một tấm lòng thành kính, mà không có lễ nghi thì Đạo sẽ hoàn toàn mai một hoặc biến mất theo năm tháng"

Cho nên cần phải có phương chi để nhắc nhở và bó buộc lòng ta cho khỏi mất gốc.

Cái phương pháp ấy, tức là cúng lễ, phụng Hầu Hạ nhà Ngài.

Vả lại, nguyên việc cúng lễ chứ chưa nói Hầu Hạ, cần phải đông người và phô trương ra một cách chí thành, chí kính, có lề lối và bản gốc pháp mục oai nghiêm, mới phát dương được bản ngã gốc của tín ngưỡng văn hóa dân tộc hay Thánh tích Thần Tích của nhà ngài. 

Không nói đến cửa đình Thần, ngay cả Đạo Phật hay Đạo Thiên chúa.... Cũng đều có các cuộc cúng tế lễ mà nhiều người hay gọi là lãng phí tốn kém vô bổ ..... Nhưng thực ra cũng không có gì là lãng phí tốn kém vì người bỏ tiền không bao giờ họ kêu lãng phí. Nhưng kẻ không bao giờ bỏ một xu thì lại hay kêu gào lãng phí và tốn kém.

Hầu Thánh là một cách thể hiện của người có niềm tin:

"Miễn là anh hầu hạ tế lễ to nhỏ đừng dùng tiền Thất đức, đừng vay mượn, đừng vì mong cầu nghe lời bọn buôn Thần bán Thánh ... tu thiết đàn tràng hầu hạ phục phí quá sức... Dẫn đến táng gia bại sản, thì to nhỏ tùy mình không quan trọng. "

Hầu hạ tế lễ chẳng những là một phương pháp nhắc nhở lòng người có niềm tin, đừng lãng xao đường Đạo và bản gốc của mình, mà còn nuôi nấng đức tin tín cho những người dân Việt Nam không quên câu uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Những người cùng chung một mối tư tưởng, mà lại cũng là một cách khôi phục niềm tin.. của lòng người ngoại cuộc.

  • Kia một người Tu Thiết Đàn Tràng Hầu Hạ nhà Ngài. Họ làm đàn với lòng Nhất tâm và họ tốt lên... Sẽ làm nhiều người xung quanh lẩy sinh tấm lòng chí thành, chí kính.
  • Vậy nhiều người hợp lại, dầu cho ai là kẻ trước muốn chê bai phỉ báng, mà đã vào nơi Đền chùa với cảnh oai nghiêm, linh thiêng như vậy thì tưởng lại tấm lòng khi ngạo hay chê bai, hay quên ân của Tiền nhân của chư Thánh Nam Việt... cũng phải xiêu xiêu mà giảm xuống".

Không có các cuộc tế lễ và Hầu Hạ cùng những người có Đồng có tâm có Đạo liệu nguồn gốc Tín ngưỡng của Dân tộc này sẽ đi về đâu?

Liệu có ai Phát dương gìn giữ mối Đạo tín ngưỡng của dân tộc để mãi trường tồn?

Vậy nên, Hầu Hạ và tế lễ tự là việc Phải làm và bắt buộc, ngoài là một Pháp môn tu Tập và phương tiện hành Đạo ra cũng lại là một phương tiện để giữ gìn phát dương Đạo nhà.

Còn xin thưa: Một kẻ nhận Ân nhà Thánh khỏi cơ khỏi khổ, Hầu hạ nhiều năm.. nhưng chỉ với lòng mong cầu...hay như đánh trống múa rối trên sập công đồng, chả thấy sự oai nghiêm của Nhà ngài đâu thì chỉ làm cho thiên hạ dèm pha về Đồng về bóng.... về Đạo Mẫu. Khỏi cần hầu, Thánh cũng không phạt. Trường hợp này đôi khi không hầu lại tốt. 

Còn như vài người nói: 90% không hầu đồng sẽ bị cơ hành

Vậy suy ra, một kẻ trình Đồng có Đạo nhưng chỉ mong cầu rồi ra trình, muốn một tấc lên trời không biết thế nào là từ lính từ ghế .... Nghe bậy nghe bạ thầy bà tà quỷ nói ra trình đồng hầu chỉ một lần và không phải Hầu nữa ... Ra gọi là có Đồng chỉ muốn yên ngay .... ! Vậy đừng ra " vì trình Đồng là phải lên đồng phải hầu phải hạ phải tu ..."

Hi hữu cũng có trường hợp ra một lần không hầu cũng không sao, nhưng là bởi người đó không có căn mà bị mấy thầy đồng xui dại để ra trình đồng loạn xạ. 

Nhưng có đồng có đạo. Vậy có đạo là có chốn đi về gửi gắm niềm tin mà anh không phát dương bản sắc tín ngưỡng của Dân tộc này phát dương Thánh Đạo? Liệu có yên như lòng mong cầu không? Có bị phạt không?

Thế nên các cụ ngày xưa mới có câu "ra thì dễ giữ lễ mới khó ". Lễ không giữ mà cứ mong nghĩa ... thì tôi sợ không phải 90% đâu mà còn hơn thế nữa. 

Vậy cho nên, Hầu Đồng ngoài là một Pháp môn tu tập Nguyên thủy thì cũng là phương tiện hành trì và cũng là hình thức trực quan trực tiếp để phát huy gìn giữ bản sắc văn hóa đạo Nhà.

Thế mới có câu: Lấy danh cho Thánh lấy diện cho Đồng.

  • Hầu Hạ chuẩn chỉ với người không làm việc, một năm một vấn nhiều thì hai vấn là đủ.
  • Với Đồng Nhân làm việc thì phải tùy căn cơ phụng sự mà bắc ghế loan giá 

Tamlinh.org

(Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn)