04/06/2021 11:40 View: 14499

Canh đàn như thế nào là đắc lễ?

Canh đàn như thế nào là đắc lễ? Khoá lễ như thế nào là thành công? Khi đi dự lễ, làm thế nào để tác phúc trợ duyên cho khóa lễ được hoan hỉ? Đôi khi chính bản thân mình đi dự lễ nhưng lại Tạo Nghiệp mà không biết, vậy để tránh tạo Nghiệp thì khi đi dự lễ ta phải làm gì?

canh dan dac le, khoa le thanh cong

Canh đàn thế nào là đắc lễ ? 

Trong một khoá lễ, ngoài Thầy Đồng, Thầy Pháp, cung Văn, Hầu Dâng, là người trực tiếp trợ duyên cho canh đàn, còn có sự khách quan bên ngoài là những người khâm trực đàn đến ngồi trợ duyên, nhưng đôi khi chính họ lại mắc lỗi mà không biết, tạo nghiệp mà không hay!....

1 Thiên - Địa - Nhân....

2 "Thần Thiêng Bộ Hạ "....

Nhân Thần rất quan trọng chiếm 50% yếu tố thành bại phúc họa

Thực tế thì

  • Khi khóa lễ mà có các Pháp Sư Thanh Đồng Đạo Quan chư Nhân chư Gia tới dự lễ khâm trực tác phúc trợ duyên, khóa lễ dù có đơn sơ đạm bạc, trong khi hành trì Thầy Pháp Thầy Đồng tân Đồng gia chủ làm chưa tốt có mắc chút lỗi, nhưng toàn Bộ chư Nhân chư gia đều hoan hỉ vui vẻ nhất tâm tác phúc không bàn tán lỗi lầm không báng bổ nhất tâm khâm trực đàn tràng thì khóa lễ đắc 100% nhân hoan hỉ thần cũng hoan hỉ
  • Còn khóa lễ mà tố hảo .. Thầy Pháp nổi tiếng Thầy Đồng nổi tiếng nhưng trong đạo tràng bất đồng... hoặc có lời thô tục phỉ báng xì xào thừa thiếu to nhỏ soi mói ... v v... thì khóa lễ đó sẽ tổn phúc ... nặng thì bị khê đồng.
  • Hay canh đàn gia chủ đồng nghèo lính khó ít tiền nhưng đàn lễ tâm thành dâng Thánh, nghi thức vẫn đầy đủ không thiếu, chỉ là đàn sơ lễ mỏng nhất tâm thì chắc chắn khóa lễ vẫn chu Viên!

Nhưng nếu có một hoặc hai người chê bai làm gia chủ hoang mang bất an, ngồi dự khoe mẽ kể lể đàn của mình hàng 100 triệu mã đẹp mã to mã nhiều, khăn áo toàn hàng xịn đắt tiền mổ cả trâu cả lợn, hoa quả đồ lễ cả một ô tô lộc toàn hàng ngoại hàng xin v v.. Khi khóa lễ đã xong, gia chủ tân đồng tâm đang vui vẻ hoan hỉ tự nhiên nghe những lời nhỏ mọn chê bai khiến gia chủ người mới vào cửa Đạo chưa thông tỏ việc Đạo không hiểu biết nghe vậy hoang mang tâm sinh bất an lo lắng loạn tâm.

Tâm trần bất an, phần âm Gia Tiên nếu phúc khí kém không thể phân biệt được đúng sai chỉ thần giao cách cảm từ trần gian mà nghe được từ miệng trần và tự chấp vào là canh đàn này của con cháu mình chưa được tố hảo nên thiêu thốn sinh sân hận lo lắng thì lúc đó gia tiên lại thôi thúc con cháu làm thêm lễ thêm, Âm không yên thì trần không an !

Thế mới nói: Nhân thần rất quan trọng, chiếm 50% sự thành công cho khóa lễ. Nhân Thần chỉ về sự tác động yếu tố của con người, ở đây là Đồng Thầy, thầy Pháp, Gia Chủ và Bách gia cùng tác phúc trợ duyên cho khóa lễ !

Đi dự lễ: Không được chê bai, đừng vì miệng mà tạo nghiệp

Vì thế, dù các bạn có đi dự lễ ở đâu, lễ cúng gì đi chăng nữa hoặc vô tình gặp ở đâu thấy sai chưa đúng thì cũng không được chê bai... thấy hay thì học thấy dở thì lấy đó mà tránh để tự sửa mình, đừng vì cái miệng mà tạo nghiệp! Trong trường hợp canh đàn nếu bạn thấy thầy nhận quá nhiều tiền mà lễ nghi cúng bái hầu hạ qua loa, bớt xén không đúng phép tắc, buôn thần bán thánh lừa gạt gia chủ thì trường hợp này có thể tùy duyên mà góp ý cho gia chủ đi đúng đường đúng Đạo để khỏi lầm đường lạc lối, tránh tan gia bại sản.

Mình chê bai không đúng nơi đúng chỗ, không đúng người đúng tội vô tình khiến Quỷ Thần chấp nhời trách phạt, gia chủ coi như bị hỏng khóa lễ, bản thân mình cũng bị tổn phúc, vậy tùy duyên tùy chỗ mà góp ý làm sao cho lợi lạc. Nhiều người cứ tưởng mình hay mình giỏi tỏ ra nguy hiểm, mình là người hiểu biết, bạ đâu cũng vạ miệng, cứ như đang dẫn Đạo tạo phúc cứu người! Có người vì vô tình tạo nghiệp mà không hay, đôi khi có người còn cố tình tạo khẩu nghiệp vì sân si đố kị với bạn Đạo!

Nghiệp do Thân Khẩu Ý tao nên

Thân chưa tạo nghiệp, khẩu chưa tạo nghiệp, nhưng Ý ác tâm sân si thì tội đã như sơn như hải rồi !

(Đắc Lễ Là: "Thiên thời địa lợi nhân hòa " Lễ Nghi Bất Túc Thành Kính Hữu Dư)

Đồng nhân: Hãy chú tâm vào các canh hầu

Hầu đồng nếu may mắn sẽ được ảnh bóng Thánh, hưởng ân duyên thấy lợi lạc và hầu xong đồng nhân sẽ thấy nhẹ nhàng và khoẻ hơn. Vì vậy, hãy hầu thực tế với chính bản thân, cảm nhận của đồng nhân trên sập hầu. 

Theo các đồng thầy: 1 năm không nên hầu quá 3 vấn và vì vậy cũng chỉ có nhiều nhất 3 buổi là đồng nhân hãy bỏ hết mọi thứ ảnh hưởng của cuộc sống và các vấn đề phức tạp của đời thường để chỉ có bản thân với ảnh bóng nhà Thánh mà thôi. 

Không hầu diễn, cũng không diễn quá lâu hay tung quá nhiều tiền trong mỗi giá dù bạn có nhiều tiền đến đâu. Bởi như thế vô hình có thể ảnh hưởng đến bản chất của việc hầu đồng của nhà Thánh, đó là bồi đắp góc khuyết và giúp sửa mình. 

Cuộc sống có nhiều thước đo, người có Đạo phải hiểu được bản chất và không lấy đồng tiền ra làm thước đo trong tu sửa thân tâm. Vì vậy, mà rất nhiều đồng anh lính chị dù có quan này chức nọ, tiền nhiều đến đâu cũng chưa thấy ai bày ra cả mâm tiền lẻ để tung bao giờ.

Các thanh đồng hãy giữ đúng nếp đồng 

Nếp đồng hay lề lối nhà đồng là nguyên tắc, khuôn phép riêng của từng dòng đồng, từng nhà đồng được duy trì và tồn tại mang đặc thù riêng biệt bên cạnh những nguyên tắc hầu chung của các dòng đồng.

Nếu một người đồng bình thường lên sập hầu sẽ biết và nắm được cần chuẩn bị, kiêng kị những điều gì trước và trong khi hầu.
Bởi thời giờ đa phần là đồng tỉnh hoặc có mê thì chỉ mê 1 đến 2 giá chứ không mê cả canh hầu. Nên các đồng con khi bước chân lên sập hầu luôn luôn phải giữ cho mình những tác phong, khuôn phép chuẩn chỉnh.

Ngày xưa các cụ hầu đồng đến tận khi đủ 3 năm, đi toả bóng ở các nơi rồi mà đồng cựu vẫn lăm lăm cái roi (đồng thầy), chỉ cần con đồng bước sai, bước thừa hay nhảy hơi cao, hơi sai 1 tý là sẵn sàng xin nhà Thánh rồi vụt cho luôn 1 phát trên sập hầu đến khi hầu chuẩn chỉnh thì thôi. 

Do vậy, trước khi lên sập hầu, các tân đồng hãy ghi nhớ đúng những lề lối hầu, các nguyên tắc khi bước chân lên sập hầu để canh đàn đắc lễ.

VD với dòng đồng Tiên Hương, nếu giữ nếp xưa thì hầu chầu bà đệ Nhất, không hầu chúa Tây Thiên mà chỉ hầu các vị chúa cổ. Nên khi khất khai hay định nghiệp soi bói cho con đồng hầu đúng các vị chúa bà cổ này.

Bây giờ một số vị đồng thầy hầu hết các vị chúa mới như: Chúa Tây Thiên, chúa Nguyệt Hồ, chúa Lâm Thao hay Năm Phương mà một số người lại quên đi hoặc không biết đến chúa cổ Lê Mại Đại Vương, Tam vị chúa Mường ( Diệu tín Thiền Sư, Diệu nghĩa tàng hình).

Cũng là do nếp đồng bởi trước đó đồng thầy của họ cũng thấy thầy của họ không hầu các giá chúa khác? Hoặc giả sử đơn giản như việc bạn hầu giá quan lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, người hầu đồng phải giơ ngược lưỡi đao lên chứ không ai sấp lưỡi đao vào lòng cả. Nhưng nếu đồng thầy của họ không biết do không được học- thì đương nhiên đồng con cũng sẽ không biết điều đó để thực hiện theo.

Hay nhiều đồng thầy không hầu chầu đệ Nhất thì đương nhiên con đồng của họ cũng sẽ không hầu. Điều đó cũng không sao bởi đó là đặc điểm của mỗi dòng đồng. Điều này cũng thể hiện rõ mỗi nhà sẽ hầu các giá hầu không bắt buộc hay nhà Thánh rất ít khi giáng bóng là điều dễ hiểu.

Hay nếu như thầy hầu các giá chúa bà, giá chầu cũng nhảy nhít như các giá cô thì đương nhiên đồng con cũng theo như vậy. Và đặc biệt như hiện trạng hầu chổng mông quay đáy hay ném tiền vào sập công đồng là điều tối kỵ không thể vi phạm vì đơn giản đó là điều vô lễ với nhà Thánh mà hàng ngày các đồng nhân đang sì sụp, quỳ gối cung kính lễ nghi tấu vái. Nếu đồng thầy quay đáy thì đồng con cũng sẽ không biết mà thực hiện theo. Đó là điều dễ hiểu. Hoặc khi đồng con quay đáy mà không được nhắc nhở lần sau sẽ vẫn sẽ tiếp tục như vậy mà không biết mình sai ở đâu.

Nếp đồng đó được thể hiện không chỉ bằng lời nói mà cả bằng hành động, sự điều chỉnh của người đồng thầy cho con đồng sau mỗi vấn hầu, nhất là trong 3 năm đầu tiên. Nếu bạn có một người đồng thầy ngay từ giá mở phủ, tạ đầu tiên xem bạn hầu các giá để sau đó góp ý chỉnh sửa thì bạn thực sự đã rất may mắn rồi. 

Thế cho nên, trước khi mở một canh hầu, các đồng nhân hãy trang bị cho mình đủ kiến thức về nguyên tắc - lề lối dòng đồng, các đồng thầy cũng cần nghiêm túc để làm gương cho các con đồng của mình có canh đàn đắc lễ.

Kết luận:

Nói là vậy nhưng bản thân mỗi người có đồng, được nhà Thánh ân duyên chấp nhận việc ra đồng làm con bốn phủ đều phải ghi nhận và biết ơn bề trên và đồng thầy của mình. Khi thầy không làm sai điều gì vô lý thì bản thân hãy cố gắng làm thật tốt khi lên sập hầu, thể hiện ra trong cuộc sống hàng ngày để tu tập và bù đắp lại những góc khuyết của thần hồn đã tích luỹ từ bao đời bao kiếp.

Tamlinh.org (tổng hợp)

Sao chép, trích dẫn, diễn đọc phải dẫn link từ web