04/06/2021 11:40 View: 6564

Căn đồng số lính: Những điều cần biết

Bất kỳ người nào khi nhập đạo cửa Đình Thần cũng đều biết mình có căn cơ duyên nghiệp với Chư Thánh cửa Đình Thần ta (Căn đồng). Nhưng để hiểu cặn kẽ Căn đồng là gì ? Số lính là gì ? Căn nào phải hầu căn nào không ? Tiễn căn – giải căn – Thải đồng giải đồng…là gì? ...thì không phải ai cũng biết, không phải thầy nào cũng tỏ tường. Hãy cùng Tamlinh.org đi tìm câu trả lời qua 10 pho Kinh văn tứ phủ do đồng thầy Tự Tuệ Trần biên soạn. 

can dong so linh, hau dong, can dong

CĂN ĐỒNG là gì?:

Căn là gì?

Nếu dịch nghĩa và tính chất từ theo tự điển Hán nôm thì Căn 根 là gốc rễ

  • 1. (Danh) Rễ cây. ◎Như: "lạc diệp quy căn" 落葉歸根 lá rụng về cội.
  • 2. (Danh) Phần dưới, phần gốc của vật thể. ◎Như: "thiệt căn" 舌根 cuống lưỡi, "nha căn" 牙根 chân răng
  • 3. (Danh) Gốc, nguồn, nền tảng. ◎Như: "hoạ căn" 禍根 nguồn gốc, nguyên cớ của tai hoạ, "bệnh căn" 病根 nguyên nhân của bệnh.
  • 4. (Danh) Căn số nói theo tâm linh .
  • 5. (Danh) Lượng từ: dùng cho những vật hình dài: khúc, sợi, que, cái, v.v. ◎Như: "nhất căn côn tử" 一根棍子 một cây gậy, "tam căn khoái tử" 三根筷子 ba cái đũa.
  • 7. (Danh) "Lục căn" 六根 (thuật ngữ Phật giáo): gồm "nhãn" 眼 mắt, "nhĩ" 耳 tai, "tị" 鼻mũi, "thiệt" 舌 lưỡi, "thân" 身 thân, "ý" 意 ý.
  • 8. (Động) Trồng sâu, ăn sâu vào. ◇Mạnh Tử 孟子: "Quân tử sở tính, nhân nghĩa lễ trí căn ư tâm" 君子所性, 仁義禮智根於心 (Tận tâm thượng 盡心上) Bản tính của bậc quân tử, nhân nghĩa lễ trí ăn sâu trong lòng.
  • 9. (Phó) Triệt để, tận cùng. ◎Như: "căn tuyệt" 根絕 tiêu diệt tận gốc, "căn trừ" 根除 trừ khử tới cùng.

"Đồng" là gì?  

Đồng 僮: đứa trẻ

  • 1. (Danh) Đứa nhỏ (vị thành niên).
  • 2. (Danh) Nô bộc, người theo hầu. ◎Như: "gia đồng" 家僮, "thư đồng" 書僮.
  • 3 trẻ con ( tinh khôi chưa nhiễm )
  • 4. Một âm là "tráng". (Danh) Tức "Tráng tộc" 壯族,

Hiện nay người Hán hay gọi dân tộc Choang, một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, (Người Tày Nùng .....theo cách gọi của Việt Nam) ở các vùng Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam. Nhưng trước đây họ gọi tất cả các dân tộc phía Nam đại lục Á Đông là “Tráng tộc”.

*****************************

Phía trên đó là ý nghĩa theo tự ngữ của hai từ “Căn đồng”. Những người có căn quả tứ phủ đều được mọi người công nhận là căn đồng.

Dân gian cho rằng số mệnh con người do con tạo xoay vần, do thiên cơ định sẵn, nghĩa là do trời định, bản thân sanh ra đã có số phận được sắp đặt sẵn. Còn đạo Phật không có quan niệm số và mệnh, mà chỉ có quan niệm về luật nhân quả: gieo nhân nào gặt quả đó, không có chuyện số phận do một thế lực siêu nhiên nào tạo ra.

Thông thường người Việt Nam vẫn tin cả số mệnh và luật nhân quả.

Vậy căn số có thể hiểu là số phận con người không phải ngẫu nhiên mà đã được định trước bởi số mệnh và bị chi phối bởi quy luật nhân quả (người ta còn gọi là căn quả). Luật nhân quả xét tới cả tiền kiếp và hậu kiếp. Khi xem xét tam kiếp (ba sinh): tiền kiếp - hiện kiếp - hậu kiếp (kiếp trước, kiếp này và kiếp sau).

Phật giáo giải thích được chuyện có người ăn ở lương thiện mà vẫn nghèo khổ, xui xẻo, kẻ phá bĩnh làm việc ác mà vẫn sung sướng chưa bị quả báo là do họ vẫn còn nghiệp báo từ kiếp trước và quả báo chưa hiện ra trước mắt nhưng chắc chắn sẽ hiện ra.

Căn đồng số lính là gì? 

Căn đồng số lính có thể hiểu là số phận của 1 người đã được định sẵn là phải ra hầu Thánh để làm lính, làm đồng bốn phủ, dĩ nhiên điều đó cũng tuân theo quy luật nhân quả và luật thiên địa mới có câu “căn xuất thiên địa sinh”, ở đây còn có thêm ý nghĩa về Thánh linh căn thiên địa hun đúc rồi cũng liên quan đến gieo nhân nào thì gặt quả đấy.

Dĩ nhiên cũng như gieo hạt giống thì đến lúc hạt nẩy mầm thành cây, cây ra hoa kết quả thì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh vào tay người chăm sóc. Hạt giống được chọn để gieo tuy ko phải giống tốt nhưng ngày ngày bạn chăm sóc tốt cây vẫn có thể ra trái ngon và ngược lại.

Chúng ta thử nghĩ xem nói về căn đồng số lính cũng có thể có trường hợp một người kiếp trước báng bổ Thần Thánh, phá hoại đền chùa, không tin vào nhân quả, không thành tâm biết ơn các vị Thần Thánh... hay chế giễu những người đi lễ thành tâm nơi cửa Thánh.

Cũng có thể họ thấy nam giới đi lễ họ chê cười thì kiếp này có thể họ lại phải đèn hương phụng sự, ra bắc ghế hầu Thánh. Điều gì cũng có thể xảy ra. Cũng có thể tiền kiếp tuy ta nhất tâm phụng sự cửa Thánh nhưng chưa trọn vẹn thì kiếp này ta lại tiếp tục phụng sự hoặc gia tiên gây nghiệp các loại (đời cha ăn mặn đời con khát nước) và ngược lại do phúc quả gia tiên được Thánh ân, và còn muôn ngàn căn do khác mà ta không biết được.

Dù hạt giống không tốt nhưng nếu kiếp này ta sống tốt chăm sóc tốt cho cây của chúng ta thì nó cũng có thể ra hoa thơm quả ngọt.

Làm thế nào để nhận biết căn ai? Ghế vị thánh nào? 

Căn ai ghế vị Thánh nào thuộc tứ phủ cai đồng, đối với đa số người nhập đạo phải biết nhân duyên:

Ví dụ như nếu xét một cách gọi là khách quan:

  • Anh tiền kiếp anh đánh bắt sát hại quá nhiều thủy tộc mà các quan thủy thần cai quản khúc sông đó thuộc cửa Thánh Hoàng Bơ chẳng hạn, vậy họ tấu lên Thánh Hoàng Bơ và Thánh Hoàng chấp thuận vào sổ bắt lính kiếp này trả nghiệp. Vậy Ông Bơ sẽ chấm đóng Đầu đồng là chuyện thường.
  • Hoặc kiếp trước anh là lính thấy giặc đã chạy không vì nước quên mình nhát gan hèn yếu mà lúc đó Thổ địa Thần kỳ, sơn thần địa chúa .... thấy được. Họ thuộc lộ vị Thánh nào họ tấu lên đó ví như họ tấu ông lớn Tuần hay Thánh Hoàng Mười, Thánh Hoàng Bảy, các Chầu, các Chúa…Vậy vị Thánh đó vào sổ anh là người vị Thánh đó.
  • Hoặc tiền kiếp anh là người lính, là quan quân, … là những người theo Thánh tại thế đi chống giặc. Theo vị Thánh nào tiền kiếp thì kiếp này vị Thánh đó cai đồng.
  • Hoặc giả anh là người bình thường kiếp trước nhưng có ân duyên với đất nước này, hy sinh Vì đất nước này ....

Ví dụ như nhỏ nhất là câu chuyện dưới đây: Thánh Hoàng Mười chẳng hạn, ngài khi còn tại thế lúc bị giặc Minh đuổi chạy đến một ngã ba có anh nông dân thấy vậy liền nói: “tướng quân chạy hướng này ....” và khi giặc đuổi đến nơi anh đứng ra chỉ hướng khác hoặc lấy thân mình cản bọn giặc kéo dài thời gian nhờ vậy mà cứu thoát được Đức Thánh Hoàng khỏi cơn hiểm nguy đó.

Căn nó cũng ở chỗ đó, cũng chưa nói là các vị anh hùng.

Nói chung căn số muôn hình vạn trạng, âm dương đều thúc đẩy, nhân duyên tiền kiếp hiện kiếp, gia tiên .... rất nhiều trường hợp và căn nguyên khó có thể liệt kê ra hết. Nhưng đặc biệt nhất căn quả của cửa Đình Thần ta phải có thêm yếu tố căn xuất do thiên địa sinh (do thiên địa bản nguyên hun đúc).

Căn đồng số lính: Phải có gốc có đạo.

Đối với Thánh bảo trợ cai đồng thủ mệnh hay gọi là căn ai:

Căn ai chỉ có người thầy có lệnh khai hồ nhà Thánh mới soi rõ được (“soi căn nối quả”) cụm từ này truyền lại từ xưa, anh nào là quan thầy nếu không soi căn được mà khai hồ cho con nhang chỉ là mở đồng chui, mà chỉ có đồng căn nông hay căn duyên thì mở đồng chui được còn sát âm và căn sâu thì không đỡ bóng nổi chỉ mệt đồng con.

Loại này: ít nhất phải tạ bách nhật là phải biết con nhang mình căn ai ghế ai, chỉ có người có lệnh khai hồ mới mở đồng quả. Nhiều người mở đồng chui lên dạo này loạn.

Người ta nói bản hội “cơ cánh ông đồng” nó ở chỗ này. Phải có gốc có đạo.

Nói chung việc căn ai, bóng ai ghế ai việc đó rất quan trọng nhưng là chỉ dành cho đồng tân lính mới, nhập đạo để yên căn yên số mà trình tấu đúng căn ghế đúng cửa, để tu cho trọn, cho thông. Trên đây là nói một cách đơn giản để các bạn hiểu về căn đồng.

Còn thực tế về người tu đạo (chân đồng có gốc) hoặc đã vào bước luyện đồng hoặc chứng đồng quan lính Thánh mới biết căn đồng gọi là “Thánh linh căn đại địa”, gồm 4 loại 9 hàng, nông sâu (khác với linh căn đạo giáo, lục căn Đạo phật )

Ứng với tứ phủ các tòa ghế bóng và đường tu khi luyện đồng, thuộc bốn phủ và nhà Trần tại Việt Nam này chấm xét ân duyên và không giống với căn tu Phật.(Căn tu phật của người tu hành xuất gia cũng là căn tu khi ta có lòng hướng Phật trong luân hồi muôn vạn kiếp, có Phật tính nên có quả này.

Căn như trên ta nói khác với căn thuộc các pháp môn nhà Phật (lục căn vi lục thức)

"Lục căn" 六根 (thuật ngữ Phật giáo ): gồm "nhãn" 眼 mắt, "nhĩ" 耳 tai, "tị" 鼻mũi, "thiệt" 舌 lưỡi, "thân" 身 thân, "ý" 意 ý.

SỐ LÍNH là gì?

Số lính giành cho đại đa số người đã mở phủ và là lính ghế bốn phủ, cũng căn cứ vào căn gốc và công việc cắt cử mà chia ra như sau:

A. Đồng duyên là gì?

Chỉ phụng sự hầu rạ deo duyên với nhà Thánh an mệnh cửa Đình Thần đại địa Nam Việt, gia trì tín ngưỡng Việt.

B. Đồng Âm là gì?

Chỉ những người được cha cắt mẹ cử hành đạo, quảng đạo quảng bá Thánh Ân cho bách gia:

  • - Soi bói (Đồng soi)
  • - Gọi hồn (Đồng dí)
  • - Kêu cầu xin giải hạn chống ách trừ tai, giúp bách gia. (Đồng thỉnh đồng cầu)
  • - Cúng lễ kêu cầu làm pháp sự hoặc trừ tà sát quỷ ... (Đồng Pháp)
  • - Và Đồng nối Đạo kế tự truyền đăng (Quan Thầy )

C. Đồng Quả là gì?

Người được cha cắt mẹ cử ban ân cho vài loại năng lực một thân.

D. Đồng Quan Lính Thánh (Đồng tu) là gì?

Đây là trường hợp đặc biệt được mật truyền.

Nhìn chung với con mắt người đời: Hầu đồng là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, diễn xướng lại các tích của Chư Thánh cửa Đình Thần khi còn sống. Nhưng những người căn sâu quả nặng thì khác, họ mới hiểu thế nào là đồng là lính.

Trình đồng mở phủ: Đừng ham cầu lộc thánh

Nhưng thời gian gần đây việc trình đồng mở phủ diễn ra tràn lan:

  • Một số người không có căn số phụng sự cha mẹ (lính ghế) nhưng vẫn tin lời thầy bà hám tiền mà mở phủ. Đặc biệt vì ham cầu lộc Thánh với tâm mong cầu tiền tài làm ăn nên trình đồng mở phủ rất nhiều. Việc này là loạn nhất.
  • Sau đó là việc nghiệp nặng ma tà giả dạng nhà Thánh bắt đồng bắt cơ đầy là loạn thứ hai.

Hai đối tượng này hiện nay rất nhiều, ra hầu hạ cậy tiền cậy của làm nhiều trò kệch cỡm trên sập công đồng, toàn là Thánh tha ma nhập, làm ô uế cửa Thánh, ô danh nhà đồng.

“Làm lính có công làm đồng có phép”, toàn thầy mượn đạo tạo đời ăn trên ngồi chốc, quả mình không có đi mở quả cho người nên không thể tránh khỏi Thánh tha ma nhập, vì vậy mà càng loạn.

Nhiều người cứ mở miệng ra là Thánh nhưng làm thì toàn mùi tiền với danh. Cái gì cũng lễ bái quàng xiên (các cụ nói cấm sai “đồng nát là loại đồng cốt quàng xiên”).

Ai đến cũng bị chúng nói quàng xiên. Mà đặc biệt loại đồng gì mà coi con nhang mình mở phủ như con bệnh (Nên nhớ họ vì căn quả với nhà Thánh, vì cơ hành mới vậy, không phải là con bệnh mà đòi lấy tiền chữa bệnh thầy phải thông nho y lý số)

Và thầy đồng mở phủ không phải coi con nhang mình là con bệnh còn mình là bác sỹ, mà đồng thầy là người đốt đuốc soi căn nối quả soi đường tu.

Quan thầy ngày xưa họ mở phủ đâu có lấy tiền, muốn có tiền thì họ tu đầy quả nhà Thánh sẽ cắt cử và đã ban cho năng lực gọi là kiếm được chút ngân xuyến để ổn định cuộc sống, lấy đó mà chi dùng làm động lưc mà hành đạo, chứ không phải lạm dụng năng lực mà làm giầu.

3 loại căn sâu quả nặng mới phải hầu, chứ căn nông miễn hầu.

Bây giờ nhà nhà lên sập người người lên sập mà loại này lại càng không được Thánh ân nên càng phá đạo lộc lá tiền nong trong Đền Phủ rải như bươm bướm, ồn ào loạn như cái chợ, mỗi vấn hầu có lúc tiền vài trăm triệu, dẫn đến những người căn sâu cơ đầy không có tiền càng không theo được. Mà đối tượng căn càng sâu thì cuộc sống càng khổ biết mình phải mở phủ trình đồng nhưng tiền không có để theo vào lại càng khổ hơn.

Vậy dưới con mắt nhìn lệch lạc phiến diện của nhân thế bây giờ gọi Đạo Mẫu là đạo mà phải có rất nhiều tiền mới nhập được đạo.
Vậy thì phải gọi là đạo của người có tiền, nếu mà đạo như vậy gọi là đạo tiền thì hay hơn.

Giải căn là gì? Giải căn được hay không?

Những việc quái gở trượt dốc đi quá xa vòng quay và tâm ý ngàn xưa của chư Thánh Đình Thần và đạo Việt dẫn đến chuyện cung cầu bây giờ mới có hai từ: “GIẢI CĂN ”

Ta đã giảng và các con cũng đã biết, căn là gốc rễ vậy cái cây mà chặt rễ liệu có sống được không?

Vậy nên

  • Chỉ những người có căn duyên, căn quá nông hoặc giả căn (căn nông nhưng ma tà bám tá oan gia trái chủ hay gia tiên thúc đẩy ra trình đồng) và không căn làm lễ này thì không sao.
  • Nhưng nếu có căn sâu quả nặng với đạo thì giải đi đâu, chỉ có giải xuống hố.
  • Hoặc những người kể cả căn nông khi đã trình đồng mà nhà Thánh đã nhận đồng cũng không giải được.

Một khái niệm nữa nhiều người hay nhắc đến, đó là “tiễn căn”.

Vậy tiễn căn là gì ?

Trường hợp người chưa ra hầu thì gần giống như trên, tiễn căn đi đâu ai nhận của mình mà đòi tiễn.

Nhân thế cũng hay nhắc đến từ “GIẢI ĐỒNG/ THẢI ĐỒNG”.

Vậy giải đồng là gì ?

Bây giờ vì đạo bị ngoại lai dị giáo ảnh hưởng, thầy tà thầy lừa nổi lên như cồn khiến đạo Mẫu trong mắt nhiều người đời đã sặc mùi quái gở và mùi tiền nên cái gì cũng có.

Hệ lụy là hiện nay có nhiều ông sư đạo sỹ một mùa và thầy đồng tà ma làm lễ thải đồng cho mọi người, đặc biệt những người đang bị thử lính khảo lính và cơ hành đủ loại ... hoặc tiễn căn cho người vì sợ tiền nong và nhìn hàng vạn tấm gương tầy liếp, lỗi đồng lỗi đạo, Thánh tha ma nhập làm loạn dẫn đến hết phúc hết quả vì ra trình đồng mà vất vưởng, cuối đời sống mà như con ma, thậm chí nợ nần chồng chất gia đình tan nát.

Nghe đến mình có căn hay cảm nhận hay được báo hay đi xem bói là sợ bể mật, nghe thấy làm được lễ tiễn căn là đi xin tiễn.

Một số người mới ra mở phủ vài năm đã thải đồng do sợ không theo được vì tiền bạc và thậm chí thầy tà dẫn đạp hành đủ trò hoặc khảo lính khổ không tả được vội vàng nghe lời đường mật cũng xin tiễn.

Khi mở phủ Thanh đồng nào cũng khấn cũng nguyện cũng thề trước cửa Thánh: Con xin phụng sự cha mẹ tới mãn chiều xế bóng.
Vậy thải đồng có khác gì phản giáo chà đạp lại lời thề của mình với cửa Đình Thần.

Cho nên nghe lời những thầy một mùa thải đồng thì rước họa vào thân.

Vậy có trường hợp nào thải đồng được không ?

Có chứ: ỐM THA GIÀ THẢI

Thuận theo lẽ tự nhiên, quy luật tạo hóa, khi các thanh đồng về già qua 61 tuổi sức khỏe lúc này không cho phép không phụng sự Phật Thánh được nữa nên làm lễ thải đồng.

Tuy vậy thải đồng chứ không giải điện, nếu có điện tư tôn cấp lập thờ Chư Thánh, vẫn đèn nhang, phụng thờ, tuy nhiên không làm việc nữa: không soi bói, hầu hạ....

Trừ khi trong gia đình không có ai có căn đồng, không có ai tiếp quản nên giải điện.

Hoặc bệnh tật tai nạn què quặt sức khỏe ốm yếu, không thể hầu hạ phụng sự thì nhà Thánh sẽ tha cho và làm lễ giải đồng hoặc Thánh tha Ma nhập, trường hợp này có căn đồng nhưng lại sai phép tắc, phạm lỗi nặng….sám hối nhà ngài xin giải đồng (lễ rũ đồng nếu già trên 61 tuổi thì xin giải đồng, dưới 61 tuổi giải rồi làm lễ tái phủ).

Trường hợp này có thể xin không làm việc âm nữa: soi bói, gọi hồn … nhưng vẫn phải đèn nhang, phụng thờ và hầu hạ nếu có điện tư gia ít nhất trong ba năm khi làm lễ rũ đồng tái phủ.

Trường hợp thánh tha ma nhập

Còn trường hợp nữa gọi là Thánh tha ma nhập, căn sâu nhưng tâm vọng cầu lấy đạo tạo đời hoặc lợi dụng năng lực soi bói gọi hồn xem xét bừa bãi đảo loạn âm dương. Vì tiền vì bạc vì lợi vì danh hại người hại đạo không qua được bước khảo lính khảo đồng đã làm loạn đạo, dẫn đến ma tà ám tá.

Hoặc ngay từ đầu phúc mỏng nghiệp dày, có căn nhưng không đi đúng đường tà ma đưa lối, chọn phải thầy tà, bị tà ma ám tá.

Khi Thánh đã tha và ma đã bám vào (có thể cộng sinh ăn lộc vong tà hoặc đã bị tà ma trộm hết phúc quả). Trường hợp này cũng làm lễ rũ đồng rũ khăn rũ áo mà tái phủ lại đi cho đúng đường đúng đạo.

Đặc biệt trót theo loại thầy tà ma ám tá Thánh tha ma nhập có thể có quyền xoay khăn: Trường hợp này dưới 61 tuổi cũng vẫn phải tái phủ lại còn trên 61 tuổi cũng làm như trường hợp trên.

Căn là Thánh ân, không ra đồng vì mong cầu lộc lá

Căn là gốc rễ mà đặc biệt Thánh linh căn đại địa của cửa Đình Thần nó ăn vào hồn cốt của người Việt là người sống có trước có sau chứ không phải ra đồng vì cái gì đó hay mong cầu lộc lá rồi không đi đúng đường đúng đạo thì lại thải đồng, là bỏ luôn việc hầu hạ phụng sự nhà Thánh.

Con người ví như cái cây, căn là rễ, cây mà chặt rễ có sống được không ? (trừ khi không có căn hoặc căn nông thì giải được tiễn được thải được).

Ra trình đồng không phải vì hai chữ lộc lá, khi đã tròn quả tu mới biết thế nào là nhà Thánh ân duyên ban cho Đồng quan lính Thánh để luyện đồng thành đạo.

Người có căn sâu quả nặng phải biết mọi việc là do số mệnh sắp đặt, từ trong luân hồi trong muôn vàn kiếp đại địa Nam Việt năng lượng bản nguyên vũ trụ hun đúc mà ta có căn, cũng là Thánh Ân, căn là rễ là gốc của mình tiễn sao được.

Người có căn khi đã ra trình đồng, đã buông lời thề nhập đạo đến mãn chiều xế bóng thì đừng bao giờ nghĩ đến hai từ giải đồng hay thải đồng, không kẻo rước họa vào thân.

Đặc biệt các vị mang danh là thầy, hãy nhớ làm gì cũng nên cân nhắc đừng có suốt ngày: trả mã tứ phủ để tiễn căn, giải đồng với thải đồng.

Nhà Thánh không phải chủ nợ !

Kẻ mà làm lễ cho thiên hạ những lễ này nếu làm cho người người có căn sâu quả nặng với cửa Đình Thần muôn đời không mở mặt được, thậm chí con cháu cũng phải vạ, dòng họ cũng phải vạ theo.

Bản quyền thuộc về đồng thầy Trần Thêm - Tự Tuệ Trần

Không sao chép, trích dẫn, diễn đọc dưới mọi hình thức