04/06/2021 11:44 View: 3173

Có thể bạn không biết: Chùa Báo Thiên

Nền của Nhà thờ Lớn hiện tại từng là nền của ngôi chùa lâu đời bậc nhất lịch sử Việt Nam: Chùa Báo Thiên. Trong chùa Báo Thiên từng có Tháp Báo Thiên, vốn là một trong "An Nam tứ đại khí" - các bảo vật chứa linh khí của xứ An Nam.

chua bao thien nha tho lon, ha noi

Tháp đã cao lại xây trên một gò đất nên càng thêm cao. Từ xa mấy chục cây số, người ta đã thấy đỉnh tháp Báo Thiên cao vút mây trời. Tháp hùng tráng, vĩ đại như vậy nên chùa Báo Thiên đương nhiên cũng nguy nga, tráng lệ. Có thể nói, tháp và chùa Báo Thiên là di sản văn hóa tối thượng của quốc gia Đại Việt ta. Nhân gian có một câu hát ca ngợi tháp Báo Thiên: 

"Mênh mong biển lúa xanh rờn
Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau
Một vùng phong cảnh trước sau
Bức tranh thiên cổ, đựơm màu giang sơn"

Nhà thơ Pham Sư Mạnh đời Trần cũng ca ngợi tháp Báo Thiên: "Trấn áp đông tây cũng đế kỳ. Khung nhiên nhất tháp độc nguy nguy". Sơn hà bất động kinh thiên bút. Kim cổ nam ma lập địa chùy. Phong bãi chung linh thời ứng đáp. Tinh di đăng chúc dạ quang huy. Ngã lai dục tủy đề thi bút. Quản lãnh xuân giang tác nghiễn trì. (Trấn áp đông tây, giữ đế kỳ. Một mình cao ngất tháp uy nghi. Chống trời cột trụ non sông vững. Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy. Chuông khánh gió đưa vang đối đáp. Đèn sao đêm đến rực quang huy. Đến đây những muốn lưu danh tính. Mài mực sông xuân viết ngẫu thi, (dịch bởi Vô Ngã Phạm Khắc Hoài, trong Thơ Văn Lý Trần, trích từ Nguyễn An Tiêm, Hà Nội: Từ Chùa Báo Thiên Tới Nhà Thờ Lớn, tạp chí Khởi Hành, số 122, tháng 12.2006, thuvienhoasen.org). Tháp và chùa Báo Thiên quả thật là một quốc bảo linh thiêng và tuyệt đẹp của nước Đại Việt ta.

Gần cuối thế kỷ XIX, chùa Báo Thiên bị hỏa hoạn một phần nhưng do chủ trương của nhà Nguyễn, một phần do người Pháp muốn phổ biến Thiên chúa giáo tại Việt Nam, chưa gần như không được sửa, tôn tạo lại và dần hoang phế.

Năm 1873, Francis Garnier đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, giao toàn bộ ngôi chùa này cho Giám mục Paul-Francois Puginier làm nơi ở và làm việc tạm thời.

Năm 1883, thực dân Pháp và giám mục Pháp Puginier, qua những quan chức Việt Nam tay sai, mà đứng đầu là một giáo dân Thiên chúa giáo, là tổng đốc Nguyễn Hữu Độ, đã cưỡng chiếm và phá huỷ chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Joseph mà nay gọi là nhà thờ Lớn Hà Nội. 

Công sứ Pháp thời đó là Bonnal đã tường thuật sự cướp đoạt chùa Báo Thiên, một đệ nhất quốc tự đời Lý Trần, một đệ nhất danh lam của Hà Nội, như sau: "San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời chiếm đóng..., tuy nhiên công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại khi phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hợp với giám mục (Puginier) và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy". (André Masson, The Transformation of Hanoi 1873-1888, Madison, 1983, trích từ Vụ "tòa khâm"

France Mangin, trong bài viết về Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp với các di tích lịch sử Thăng Long viết rằng : "Nhờ sự giúp đỡ của tổng đốc Nguyễn Hữu Độ mà những trở ngại trong việc phá dỡ ngôi chùa Báo Thiên đã được giải quyết nhanh chóng... Tiếp đó lô đất (chùa Báo Thiên) đã được cho không Đoàn Truyền Giáo, và (công sứ) Bonnal đã hài lòng giao cho vị giám mục (Puginier) giấy tờ chính thức xác nhận quyền sở hữu lô đất" (chùa Báo Thiên). Giám mục Puginier mở cuộc xổ số lấy tiền xây ngôi nhà thờ trên nền chùa Báo Thiên và hoàn thành ngôi nhà thờ năm 1886: đó là Nhà Thờ Lớn hiện nay tại Hà Nội. Nhà Thờ Lớn Hà Nội được khánh thành ngày 24.12.1886 (Nguyễn An Tiêm, đã trích dẫn ở trên).

Mục đích một phần của Pháp là muốn "đồng hóa tôn giáo", làm giảm ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống nhân dân Hà Nội cũ. Nhà thờ Lớn tuy được đặt ở rất gần Thăng Long, Hồ Gươm, Văn Miếu hay những di tích khác - vốn mang tính lịch sử, truyền thống cao của dân tộc, nhưng lại không hề có mối quan hệ gì với những di tích này, xét về mặt lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng hay tôn giáo. Đặt trong bối cảnh được xây dựng, công trình Nhà thờ Lớn mang nhiều giá trị "ngoại lai" hơn là "nội hàm" dân tộc.

bao thien, chua bao thien

Lễ Hội chùa Báo Thiên, trong tháng giêng là một trong những lễ hội lớn nhất của Thăng Long - Hà Nội. Người Phật tử đầu năm, ngày tết đều đi chùa, và họ thường chọn những ngôi đại già lam để cầu nguyện trong dịp năm mới. Chùa Báo Thiên chắc hẳn là một đại già lam lớn nhất Hà Nội, có khuôn viên rộng lớn nên thu hút nhiều nhất sự thăm viếng của nhiều người, từ đó hình thành lễ hội chùa Báo Thiên truyền thống, kéo dài từ vua Lý Thánh Tông đến khi chùa Báo Thiên bị phá hủy năm 1883. 

Cũng có thể vì lý do đó mà Nhà thờ Lớn - tuy là một công trình tôn giáo ở một vị thế đắc địa, nhưng chưa từng bao giờ được coi như là biểu tượng văn hóa Hà Nội, vì bản chất Nhà thờ Lớn được xây trên nền của một biểu tượng văn hóa đích thực, thuộc một tôn giáo truyền thống của người Việt, tồn tại gần 900 năm, gần như là một chứng minh lịch sử của người Việt nói chung và Thăng Long nói riêng, qua bao nhiêu ngày tháng vậy.

Đáng buồn hơn nữa là chùa Một Cột - một di sản của Hà Nội cũng bị những tay lính người Việt tay sai theo Thiên chúa giáo đặt mìn khiến chùa tan hoang và chỉ còn cột đá. Chùa Một Cột hiện nay được dựng lại.

Hay như Tháp Rùa, cũng từng bị dẹp bỏ để thay vào đó là một phiên bản "mini" của tượng Nữ thần Tự Do như ở bên Mỹ hiện tại.

Tổng hợp