04/06/2021 11:43 View: 30774

Hướng dẫn đi lễ chùa: Ngày giờ tốt, sắm lễ, bài khấn và kiêng kỵ

Vốn dĩ người Việt Nam đa phần theo Phật giáo, không quá mê tín, nhưng rất tin tưởng vào Nhân Quả nên mọi người cũng hay đi chùa vào dịp đầu năm và mùng 1, ngày rằm trong tháng. Vậy chúng ta nên đi lễ chùa vào ngày- giờ nào tốt nhất? Sắm lễ đi chùa như thế nào? Văn khấn khi đi lễ chùa? Những kiêng kỵ khi đi lễ chùa ra sao? Nên cầu gì khi đi chùa? Đi lễ chùa có nên mang lộc về nhà?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu

di le chua tran quoc. Le chua

(Chùa Trấn Quốc)

Đi lễ chùa ngày, giờ nào tốt nhất? 

Đầu tiên các bạn cần nhớ đi lễ chùa là phải thành tâm, chủ yếu vẫn là trong cái tâm của mình phải luôn hướng Phật và làm việc thiện chứ không phải làm việc xấu xong đi lễ chùa để cho hết tội, do vậy yếu tố lựa chọn ngày cũng không quá quan trọng trong việc đi lễ chùa.

Tuy nhiên nếu xét theo quan niệm dân gian và yếu tố phong thủy thì nếu bạn đi vào những ngày tốt, giờ tốt thì mọi việc sẽ được suôn sẻ hơn, do vậy sau đây hãy cùng tìm hiểu nên đi đi lễ chùa vào những ngày nào là tốt nhất.

Đi lễ chùa dịp Tết đầu năm 

  • Đi lễ chùa Mùng 1 Tết:  Theo phong tục xưa của người Việt, việc lên chùa vào mùng 1 tết đã trở thành tục lệ quen thuộc, thậm chí họ sẽ lên chùa ngay đêm giao thừa. Mọi người thường cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Vì vậy, đi chùa vào mùng 1 cũng đồng nghĩa cả năm bạn sẽ có được sự an lạc, cả năm may mắn. Hứa hẹn một năm mới tràn ngập tin vui.
  • Đi lễ chùa Mùng 2, 3 Tết: Ngày mùng 2, 3 là lễ đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón tài thần. vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ được cầu nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả nguyên năm.
  • Đi lễ chùa Mùng 4 Tết: Thông thường, ngày mùng 4 là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm. Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, ngày này cầu gì sẽ được nấy, nên nhưng ai muốn cầu tình duyên tại các chùa cầu duyên có thể chọn ngày này.
  • Đi lễ chùa Mùng 6 Tết: Theo quan niệm của ông bà ta thì mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.

Đi lễ chùa các ngày trong tháng

Với các ngày trong tháng, bạn cũng có thể áp dụng theo danh sách như trên. Nhưng đi lễ chùa vào ngày mồng 1 và ngày 15 hàng tháng là tốt nhất. Ngày mồng 1 và ngày 15 chính là 2 ngày trong tháng tốt nhất để đi lễ chùa, 2 ngày này nếu đi chùa sẽ gặp nhiều may mắn đặc biệt là sẽ linh thiêng hơn, việc cầu cúng dễ thành hiện thực hơn là những ngày bình thường.

Các ngày còn lại trong tháng hầu như đều là những ngày bình thường và có thể đi chùa được, tuy không dược tốt bằng những ngày bên trên nhưng vẫn có thể đi chùa bình thường do vậy bạn nếu bạn không thể đi được những ngày mà Tamlinh.org vừa nêu ra thì có thể đi các ngày khác trong tháng đều được. 

Giờ đẹp đi lễ chùa

Không quá quan trọng về giờ giấc nhưng khi đi lễ chùa bạn cũng nên tránh một số giờ nhất định.

  • Không đi vào giờ mà nhà chùa đang cúng thí thực, cúng cô hồn (Thời gian cúng cô hồn thường là giờ Dậu (17-19 giờ)).
  • Không đi chùa vào 12 giờ trưa hay đêm muộn.

Nên đi chùa vào buổi sáng, hoặc nếu nắm được lịch đọc kinh cầu an trong ngày của các nhà sư và phật tử thì chúng ta đi chùa lúc này sẽ rất tốt. 

Các ngày cần tránh không nên đi lễ chùa:

Theo quan niệm dân gian thì những ngày sau sẽ không nên đi lễ chùa.

  • + Ngày mồng 3, 7, 13, 18, 23, 27 đây là những ngày được coi là xuất phát không tốt, do vậy nếu bạn là người hay kiêng kỵ thì cũng không nên đi chùa vào những ngày này để tránh những phiền toái có thể xảy ra.
  • + Ngày mồng 5, 14, 24, tổng các số cộng lại đều bằng 5 và người ta coi các ngày nào là ngày Nguyệt Kỵ, dân gian truyền nhau rằng ngày “nửa đời, nửa đoạn” làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu do vậy không nên đi chùa vào ngày này.

Không nên dùng tiền lẻ để công đức trên chùa

di le chua

Hình ảnh phản cảm khi mọi người đi lễ chùa

Ở miền Bắc mọi người hay có thói quen dùng tiền lẻ để công đức trên chùa. Nếu như trước đây, khi chúng ta còn túng thiếu và khó khăn thì điều này hoàn toàn có thể hiểu được nhưng hiện nay nhà nhà đều có kinh tế tốt hơn mà chúng ta vẫn giữ thói quen công đức 500 đồng - 1 nghìn đồng thì thật sự nên nghĩ lại. 

Bởi những đồng tiền mệnh giá nhỏ quá hiện nay thực sự không mua được gì, một bó rau cũng phải vài nghìn. ....  Chúng ta công đức cho một nơi tôn kính như TAM BẢO thì không thể công đức thứ mà chính bản thân ta thừa biết là không thể mua gì bằng những đồng tiền mệnh giá quá nhỏ đó. Thậm chí đi đường nhiều khi thấy 500 đồng, 1 nghìn đồng rơi cũng không mấy người cúi xuống nhặt, nếu đang đi xe sẽ không ai xuống nhặt những đồng tiền ấy để nhét vào ví một cách vui vẻ. 

Vậy nên, công đức cho Tam Bảo phải công đức tiền "có thể tiêu được". Xuất tâm ra mà trong tâm sinh cảm giác "tiếc tiếc" nhưng vẫn làm, thì cái thứ tiếc tiếc đó mới là quý giá với chúng ta. Các đấng vô hình "họ" cảm nhận qua các rung động tần số sóng não, TÂM RA SAO HỌ ĐỀU BIẾT CẢ - TOÀN BỘ CÕI GIỚI TÂM LINH KHÔNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ NHƯ TIẾNG VIỆT - TIẾNG ANH - TIẾNG TRUNG - TIẾNG IRAQ - IRAN NHƯ LOÀI NGƯỜI - "HỌ" GIAO TIẾP BẰNG TÂM THỨC - CHỈ 1 RUNG ĐỘNG NHỎ TRONG TÂM HỌ ĐỀU THẤU THỊ RẤT SẮC NÉT !

Thay vì rải tiền lẻ khắp các ban, nhét cả vào tay tượng Phật thì hãy văn minh hơn, bỏ 1 hoặc 2 đồng tiền chẵn (5k, 10k, 20k...trong khả năng của mình) vào hòm công đức. Vậy là đủ để Phật Thánh chứng tâm, chứng lễ rồi.

Sắm lễ đi chùa như thế nào? 

Nên sắm đồ chay, hương hoa oản quả

Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả, bánh oản (bánh in - gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè... Chốn chùa linh thiêng, chúng ta cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... Cách sắm lễ cầu duyên gồm trầu cau, hoa tươi, bánh kẹo,  xôi trắng hoặc bánh chưng, một khoanh giò chả, rượu trắng, tiền vàng và tiền thật tùy tâm.

Chỉ dâng lễ mặn ở khu vực thờ Mẫu, đức Ông, các vị Thánh

Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả... chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Không sắm vàng mã, tiền âm phủ dâng cúng Phật 

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức để phục vụ cho Phật sự tại chùa.

Chọn hoa nào dâng lễ tại chùa

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Dâng hoa tươi cúng Phật không phải hoa gì cũng cúng được. Trong Đà La Ni Tập Kinh, quyển 6 chép: “Hoa có mùi hôi, cây gai sanh hoa, hoa có vị đắng cay, hoa không có tên… đều không nên đem cúng

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

Quy tắc chọn hoa quả dâng lễ trên chùa 

dâng hoa cung Phat

Mua đồ lễ Tam Bảo hãy chọn hoa nào thật đẹp - thật thơm - quả nào thật đẹp - thật ngon. 

"Chỉ 1 bông hoa thôi - chỉ 1 quả thôi - nhưng tâm ta chọn rất cầu kỳ rất ưng ý - hoa không dập - cánh không nát - màu không úa - quả không méo - không móp - không sâu - không lỗ rỗ - ta sẽ được chứng - các ngài không cần mua nhiều - nhưng tâm thức phải có sự lựa chọn thật đẹp - thật kỹ càng - thật đặt tâm

PHẢI NHỚ RÕ CÔNG THỨC: CÁC SINH MỆNH CAO TẦNG CHỨNG TÂM - chỉ có người phàm - mà lại là phàm nhân kém phúc đẳng cấp thấp mới chọn số lượng càng nhiều càng tốt - vì của rẻ thì xài được nhiều dùng được lâu. ĐÂY LÀ ĐIỀU ĐẠI KỴ TRONG VIỆC MUA ĐỒ DÂNG TAM BẢO. 

Thứ tự hành lễ khi đi chùa 

Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:  

  • - Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
  • - Sau khi đặt lễ ở ban thờ Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
  • - Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
  • - Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ, còn gọi là nhà Hậu.
  • - Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Nếu khó nhớ các bạn chỉ cần nhớ đơn giản: Sau khi bước qua cửa chùa, chúng ta nên hành lễ theo thứ tự từ gian bên trái của chùa trước tiên, sau đó đến các gian ở giữa rồi đến các gian bên phải, đúng một vòng chùa. Thứ tự này tượng trưng cho đạo lý thuận lẽ tự nhiên (chiều kim đồng hồ) trong Phật Giáo

Với chùa có thờ các vị thánh trong đạo Mẫu. Khi lễ ban ở các ngôi chùa như vậy, chúng ta nên hành lễ trước các bức tượng Phật tổ và Tam bảo trước, sau đó mới hành lễ trước các vị thánh của các tín ngưỡng khác.

Văn khấn khi đi lễ chùa? 

Bài văn khấn chung, đơn giản dễ nhớ nhất khi lễ chùa 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được .................................... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Xem ngay: Tổng hợp 6 bài khấn khi đi chùa lễ Phật

di le chua

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.

1. Văn khấn Đức Ông - Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt):

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ................................... trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, bình an trong cuộc sống.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

2. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả):

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
 
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

3. Văn khấn cầu bình an ở ban Tam Bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con cùng gia đình, nguyện được mạnh khỏe, bình an,...

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

4. Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng

"Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm

Hay dù chỉ thấy bức chân dung,

Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,

Thoát mọi hung tai, được cát tường".

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy).

le phat, di chua le phat

Nên cầu gì khi đi lễ chùa? 

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc.

  • Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ.
  • Vào đình, đền hoặc ban thờ Mẫu, ban thờ Thánh trong chùa bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

Tốt nhất mọi người nên cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu cho người sống có sức khỏe, an lạc, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, khởi tâm cầu đạo, giác ngộ và kính tin Phật pháp. Sau đó nguyện hồi hướng công đức cho các oan gia trái chủ, cho người thân, người đã khuất và các chúng sinh siêu thoát.

Không nên cầu gì khi đi lễ chùa? 

  • Cầu thuận buồm xuôi gió: Khó khăn, vấp ngã là điều ai cũng phải trải qua trong cuộc đời. Bởi nhờ đó con người mới có thể trưởng thành hơn. Thế nên, bản mệnh đừng nên cầu không gặp trắc trở, mà hãy để bản thân có thể nhờ sóng gió mà đứng lên, từ vấp ngã mà thành công.
  • Cầu tình duyên: Theo lý nhà Phật, duyên số là điều tự nhiên nên không thể cưỡng cầu. Thậm chí là duyên cha mẹ, duyên con cái cũng đều chỉ gói gọn trong một kiếp này. Bởi vì, có ai là mang theo được duyên số bên mình. Đức Phật luôn hướng con người đến sự giải thoát khỏi cõi luân hồi, và cũng là thoát khỏi những duyên nợ ân oán.
  • Cầu tiền tài, danh vọng: Cả cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dẫn dắt các đệ tử của ngài đi xin ăn, đi hóa duyên, yêu cầu họ vứt bỏ hết những tâm địa đeo bám về tiền tài danh vọng. Cho nên, những thứ này đối với con người chỉ là vật ngoài thân, không nên tham lam mà đòi hỏi nhiều.
  • Cầu người khác giúp mình: Cầu người khác giúp đỡ mình sẽ khiến cho bản thân bị phụ thuộc và không thể tự bản thân vượt qua được nghịch cảnh. Hơn thế nữa, người luôn cầu viện người khác sẽ luôn sống trong tâm  lý mang ơn, mang khổ chứ không hề tự do tự tại được.
  • Cầu không bệnh tật: Người đi lễ chùa không nên cầu thoát khỏi bệnh tật, vì như vậy sẽ sinh ra tham niệm, có thể dẫn đến phạm giới. Bởi bệnh tật là do nghiệp, không phải cầu mà khỏi được. Muốn thoát khỏi đau ốm, bệnh tật thì bản mệnh nên thực hành giác ngộ, làm cho tâm không bệnh. Nhà Phật cho rằng việc hành thiện, tu dưỡng tâm tính mới có thể giúp con người đẩy lùi căn nguyên bệnh tật và đau khổ trong kiếp người.

Xem ngay: 4 điều tuyết đối không nên xin khi đi lễ Chùa

Khi đến chùa rồi, các bạn đừng cầu gì cho bản thân mình, cũng đừng cầu cho gia đình hay dòng tộc. Hãy cầu nguyện cho tổ quốc này, cầu nguyện cho thế giới rộng lớn này mà trong đó có cả bạn và gia đình bạn. Khi tâm chúng ta rộng lớn sẽ cảm ứng với tâm Chư Phật, lúc ấy lời cầu nguyện của chúng ta ắt linh ứng.

Đi lễ chùa có nên mang lộc về nhà? 

Chỉ xin lộc khi được nhà chùa phát cho

Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi tự ý sử dụng hoặc mang đồ nhà chùa về gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Kinh Phật chú đại bi, Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa, vật tuy sơ sài nhưng quả báo không gánh hết. Do đó, bạn không nên tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng.

Nhớ ngày bé theo bà tôi đi lễ chùa. Bà vào chùa không bao giờ đi thẳng vào Tam bảo ngay, mà thường vào nhà Tăng trước để gặp sư xin được lễ Phật. Bà mượn đĩa của nhà chùa, đặt 5 quả cam lên đĩa, theo sư đi vào Tam bảo. Bà chắp tay khấn vái, còn sư thỉnh thuông, mõ. Xong, bà ra ngoài đợi, hôm thì tranh thủ trò chuyện với sư, hôm thì dạo quanh sân chùa.

Chờ cho cháy gần hết tuần nhang, bà bạch với sư rằng: Con lễ Phật xong rồi! Xin thầy hạ lễ cho, lễ này trước là cúng Phật, sau xin cúng dường sư thọ nhận. Sư hạ lễ, đưa trả lại lễ cho bà. Bà chối không nhận, bảo lễ đã cúng Phật. Tôi thay mặt Phật, chư Bồ-tát ban lộc cho bà. Bấy giờ bà mới từ tốn: Lộc thì con xin nhận, nhưng Thầy cũng phải thụ hưởng thì con mới vui. Vây là sư cầm 2 quả cam, bà cầm 3 quả đem về. Cũng có những lần khác, thấy sư hạ lễ của bà tôi, đem cất đi. Nhưng sau đó sư lại lấy phần oản, xôi mà những người khác dâng cúng đưa cho bà, bảo rằng lộc Phật ban. Có những hôm bà tôi vào chùa lễ Phật, không găp sư, thì bà để lễ đấy, không dám hạ lễ mang về.

Không hái lộc trên chùa 

Thực ra, thứ mà chúng ta vào chùa tự ý lấy về, hoặc cướp về ấy không thể là lộc. Lên chùa hái lộc, hành vi đúng đắn là chúng ta xin và nhận lộc từ các tăng ni phát cho. Hầu hết các chùa đều chuẩn bị sẵn những cành lộc để phát cho khách đi lễ chùa đêm giao thừa.

Đáng tiếc thay, từ việc vào chùa tự hái lộc, tự hạ lộc rồi giật lộc… đã phát sinh những cảnh tượng cướp lộc ở trong các lễ hội. Mà hiện tượng ở lễ khai ấn đền Trần năm ngoái, tình trạng người đi lễ giật hoa, tranh cướp những đồ vật trên bàn thờ là vấn đề rất đáng báo động, cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng về văn hóa của người đi lễ đền, chùa ngày nay.

Những kiêng kỵ cần tránh khi đi lễ chùa?

Đi chùa cầu bình an vốn là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Người đi chùa cần tránh 8 điều kiêng kỵ sau:

  • Không đi cửa chính vào chùa: Khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính. Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).
  • Không đi giày dép vào Phật đường, Tam Bảo: Đi giày dép vào Tam bảo, Phật đường là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Ở hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hướng dẫn người đến lễ đặt dép, giày ở ngoài vì khu vực Tam bảo, Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng Phật… Không được làm ồn hoặc nói những lời bất kính. Đặc biệt, cần tránh thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật, Thánh…
  • Không đi cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy: Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
  • Không dùng miệng thổi tắt hương/nến: Tuyệt đối tránh việc châm hương sau đó thổi tắt bằng miệng. Hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ.
  • Không tùy tiện nhét tiền công đức: Trong chùa luôn có nơi đựng tiền công đức rõ ràng và dễ nhìn. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó. Tại các lễ chùa, hiện tượng này hiện này đã giảm nhưng vẫn còn xảy ra nhiều nơi.
  • Không chạm, sờ vào tượng Phật: Nhiều người vẫn có những quan niệm hết sức sai lầm rằng sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ được nhiều lợi lộc, sức khỏe. Không hề có chuyện như vậy. Những hành vi bất kính như vậy chỉ làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.
  • Không ăn mặc xuề xòa hoặc phản cảm: Chùa là nơi linh thiêng thờ phật, là cõi thanh tịnh vài vậy khi bạn đi lễ chùa cần chú ý về trang phục của mình. Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang, lòe loẹt.
  • Không tự ý chụp ảnh/quay phim tượng Phật: Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Đồng thời, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm.

Sốt ruột tháng giêng - Nguyễn Ngọc Tư

Tết nhứt, người miệt miền tây xưa rày hay chưng mâm trái cây mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài mà đọc trại âm là một ước mơ : cầu vừa đủ xài. Mua được giống đu đủ vàng thì coi như cầu đủ vàng. Thay dừa bằng chùm sung một bước lên cầu xài sung. Năm nay người ta bày bán trái gọi là dư, nói gọi là vì những cây có tên rất rủng rỉnh là phát tài hay kim ngân lượng, đều không phải mớ tên sơ khai của chúng. Trái dư này, biết đâu tụi con nít quê xó nào kêu bằng trái chọi (không ăn được thì để chọi nhau chứ biết làm gì) nhưng thứ chỉ bày chơi đó thay đổi chắc nụi mâm quả Tết. Ước vọng trên đó giờ gọn lỏn như vầy: Cầu Dư.

Nó làm cho cái thế cầu vừa đủ xài cả trăm năm nay trở nên khiêm tốn, dù khái niệm “đủ xài” cũng đã là vô cùng. Mâm trái cầu dư trên bàn thờ mờ nhạt lòng thành, lẩn khuất sự tham lam, sự bất kính với vong linh người khuất mặt. Ông bà vốn bó miệng vì sung chát, đu đủ non, giờ chỉ biết ngồi ngó thứ trái lạ mà bọn người kia sợ chết dại không dám rớ. Thời của ngoại tôi, cúng vú sữa đầu mùa lên bàn thờ họ luôn chọn những trái chín ngon nhất. Bà ngoại tin người chết gì cũng biết, có lòng hay chỉ qua quýt họ đều hay. Mâm cúng thành kính xưa giờ nhuốm mùi đổi chác. Không phải ai đội hoa quả đến chùa cũng với tâm thế cho đi, chẳng cầu xin gì. Từ cầu no đủ cho đến cầu dư dả, trong lòng tham tăng bậc có sự kiên nhẫn xuống thang.

Thời thế gì mà sốt ruột. Nhà hàng xóm lại đổi chiếc xe hơi đời mới. Thằng bạn học giờ là doanh nhân trẻ vào tốp mười cả nước. Cô bạn cùng sở làm vừa sắm túi Cucci. Ông anh bên vợ trúng số. Có hàng ngàn lý do để sốt ruột, nhấp nhổm sau cái quãng chỉ so đo chuyện mâm cơm có thịt hay không có thịt, độn khoai hay không độn khoai. Cơn khát này không phải chỉ giàu, mà phải giàu nhanh như thể thời gian chỉ dành cho những người biết chụp giật, kể cả chụp giật ơn phước của tổ tiên, thánh thần.

Nhìn cảnh người ta giẫm đạp lên nhau xin (hoặc cướp) lộc chốn đền chùa, nghĩ xứ sở gì mà hỗn mang, nhập nhoạng. Không phải vì đạo, vì sự thiêng liêng của đức tin mà người này đạp lên vai, lưng người khác. Trong đám đông cướp ấn đền Trần, hẳn có nhiều người miệt mài làm việc nửa đời mà con đường quan trường vẫn xa. Bạn bè có đứa nhiều tiền nên mua được ghế, có đứa con ông cháu cha nên được nâng đỡ, còn mình bơ vơ chỉ có cách đi xin ấn đền Trần. Như để nuôi một hy vọng. Biết có cày cục làm lụng cả đời thì sự thăng tiến vẫn lừ lừ chậm bước. Những vị trí phải đợi lâu hoặc không bao giờ người ta có được nếu chỉ nhờ vào sức của mình, trong một hệ thống thăng tiến không mấy quan tâm tới khả năng làm việc.

Cái sự cuồng tín với những thứ xung quanh thánh thần (không phải với thánh thần), là hệ thống đức tin sụp đổ. Người ta không quên cái câu có làm thì mới có ăn của ông bà dạy, nhưng nhìn lên họ nhìn thấy nhan nhản những kẻ chẳng làm gì mà vẫn phờn phơ, vẫn ngồi trên trước. Nhìn xuống lại muôn trùng người tốt lăn lóc mưu sinh, sống thua thiệt cả đời. Chỉ có một thứ thay đổi số phận con người : phép màu của thần thánh. Nhưng thần thánh chưa chắc công bằng, biết đâu lại chiều chuộng kẻ có tiền có quyền. Thôi cướp lấy cho chắc ăn. Chẳng có gì chắc chắn trong việc đứng chờ thì sẽ đến lượt mình như là đến tuổi sẽ nhận được số hưu.

Trong tờ giấy mà mấy chị đàn bà xúi nhau học thuộc lòng để khấn vái lúc đi chùa, bốn chữ gia đạo bình an đứng sau cùng, sau “làm một được hai, trồng một gặt mười…”. Mấy chị, cũng như nhiều người khác, vào chùa không phải để cầu an. Bây giờ, lúc rạp mình trước đức Phật là lúc tâm chúng sinh bất an nhất.

Chịu khó ngồi lâu nhìn tháng Giêng (không chỉ năm nay) thì sẽ thấy nó trở thành một lễ hội vơ vét khổng lồ. Kẻ vét hy vọng từ trời, kẻ vét túi khách hành hương, địa phương vét phí. Đứng ở đền chùa, thấy lòng người đang loạn lạc rõ ràng hơn bất cứ chỗ nào. Vỡ đê đạo đức, cháu vác dao rượt chém bà. Vỡ đê đức tin, lộc trời rủ nhau đi cướp. Mai kia không biết thêm hệ thống tinh thần nào đổ nữa đây, chính quyền nhìn thấy cảnh đền Trần mà không lo thì hơi lạ. Bởi chuyện ở sân đền là họ sốt ruột lắm rồi, đến nỗi giẫm đạp trên đồng loại, đức tin. Ai dám chắc sốt ruột đến thế thì thôi.

Tamlinh.org (tổng hợp)