04/06/2021 11:44 View: 8339

Cốt bát hương gồm những gì?

Bát nhang là một trong những "ĐIỂM GIAO NĂNG LƯỢNG ÂM - DƯƠNG", là công cụ hỗ trợ chúng ta "giao tiếp" với Thần Linh cùng gia tiên tiền tổ. Vậy khi bốc bát hương/bát nhang, cốt bát hương gồm những gì? Bỏ gì vào bát hương để bát hương tụ linh khí? 

cot bat huong, boc bat huong

Cốt bát hương gồm những gì?

Một BÁT NHANG TỐT phải đạt nhiều tiêu chuẩn, từ chất liệu làm vỏ bát nhang, hoa văn, cốt THẤT BẢO bên trong, cho đến tay người bốc.

Vỏ bát nhang chỉ nên có 1 con rồng, 1 rồng 1 phượng, hoa sen cũng tốt, không thì phải là 2 rồng cùng hướng đầu ra ngoài, chứ không phải châu đầu vào nhau tạo thế "LƯỠNG LONG TRANH CHÂU". (Nhiều người vẫn lầm tưởng là Lưỡng Long Chầu Nguyệt, nhưng mặt trăng không có hỏa, nên đó đâu phải là "chầu nguyệt". Đã có nhà sử học nghiên cứu cụ thể...)

Chất liệu cần làm từ đất cao lanh trắng sạch, hoặc đồng nguyên chất (không bị pha tạp hay nấu lại từ đồ đồng nát).

Người bốc tốt nhất là thầy trên chùa, thầy đồng hoặc thầy phong thủy.. Dù là ai thì cũng phải chọn người đức độ, lương thiện, hoặc chính tay gia chủ thành tâm cũng rất tốt, thậm chí tốt hơn nhiều thầy có pháp lực mà không đủ tâm đức đến bốc.

Nhưng giá trị quan trọng nhất của bát nhang, phải nằm ở CỐT THẤT BẢO.

Chuẩn bị cốt bát hương

Đối với bát nhang trước khi bốc sẽ phải chuẩn bị tro và Thất bảo.

  • Tro chính là rơm rạ của cây lúa ta ăn hàng ngày, vì cây lúa là thực phẩm nuôi sống con người là vật tượng nhân chủ. Khi lửa đốt hết rơm rạ chỉ còn tro là vật chí âm.
  • Thất bảo là vàng bạc ngọc ngà san hô châu báu, đây là những vật quý giá nhất của con người, cũng là vật chí dương (thường các cụ cho thêm mấy đồng tiền vào nếu nhà đó đi buôn hoặc bây giờ chúng ta gọi là dân kinh doanh).

Người thầy sẽ lấy lá thần chủ đã viết tên hiệu thần vị vào, sau đó gói lại, bốc tro vào lại mà chúng ta gọi là nội dương ngoại âm. Cuối cùng sẽ thắp hương lên, nén hương hướng lên trên trời tượng trưng cho tam tài.

Thiên địa Nhân hay âm dương nhân ( thiên hương đốt khói bay lên trên (dương) địa (âm) tro bếp và nhân thất bảo. Việc này thể hiện sự kết nối âm dương, đồng thời cũng là kết nối nơi hư vô và cõi thực.

Trong phong thủy, có 1 nguyên tắc là:

NĂNG LƯỢNG CAO thì chiêu LINH KHÍ,
NĂNG LƯỢNG THẤP thì chiêu TÀ KHÍ.

Đối với thời xưa, kia đa số dân chúng nghèo khó ăn còn không có, lấy đâu ra thất bảo là vàng bạc ngọc ngà ..... Nhà nghèo thì quý giá nhất  chỉ có cái cầy cái cuốc con dao đinh sắt và kim chỉ. Vậy nên thường nhà nghèo xưa thay thất bảo bằng vài cái đinh sắt hay vài cái kim và cuốn bằng mấy sợi chỉ ngũ sắc làm vật quý giá nhất. (Thay cho thất bảo). 

Xưa Nhà có kim chỉ là tốt lắm, còn đa phần là lấy đinh hoặc vài đồng tiền xu và mấy sợi chỉ năm màu. Có nhà thời xưa còn không có cả kim chỉ thì lấy giấy màu cắt ra tượng trưng cho kim chỉ.

Với lô nhang miền Trung, trước khi bốc xong các cụ hay đổ thêm cát vàng sạch lên trên vì trong đó gió lào và gió biển rất to, nếu chỉ dùng Tro rơm rạ không sẽ rất dễ bị thổi bay. 

Ý nghĩa của các vật phẩm phong thuỷ có trong bát nhang 

Ý nghĩa của tro bếp trong quan niệm phong thủy 

Theo quan niệm trong phong thủy, tro bếp được xếp trong mạng Thổ và tượng trưng cho nền móng, sự vững chãi. Vì vậy, đây cũng là lý do vì sao mà ông cha ta ngày xưa lựa chọn sử dụng tro được đốt bằng rơm bởi loại tro này có tính tơi xốp, không bị bết dính và đặc biệt rất tiện lợi khi thắp nhang. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, tro bếp được đặt trong bát hương thờ cúng hiện nay còn mang ý nghĩa quan trọng hơn về phong thủy. Theo đó, tro bếp được chọn sử dụng thường là tro từ nếp cái hoa vàng vào thời vụ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. 

Tro nếp còn được gọi là vật phẩm cắm hương, là đại diện cho sự ca ngợi công lao to lớn của ông cha ta tựa như công dụng của rơm và trấu để góp phần tạo nên “hạt ngọc trời” sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn sinh sôi, nảy nở của mình. Điều này được ví như công sức của ông cha ta đã bỏ ra để đấu tranh giành lại quyền lợi và tự do cho dân tộc. Đồng thời, tro được đặt trong bát hương còn mang ý nghĩa cho sự tôn trọng, biết ơn và tưởng nhớ của thế hệ con cháu đối với ông bà, tổ tiên trong gia đình mình. 

Cốt thất bảo hiện nay, các gia đình có điều kiện thường chuẩn bị: thiếc vàng, thiếc bạc, ngọc, thạch anh, mã lão, xà cừ (ngọc trai) và san hô đỏ. 

Ý nghĩa của thất bảo trong quan niệm phong thủy 

Không chỉ thắc mắc cốt bát hương là gì, nhiều người còn quan tâm đến ý nghĩa của thất bảo trong quan niệm phong thủy. Theo đó, cốt thất bảo trong cốt bát hương có ý nghĩa quan trọng đặc biệt bởi nó được coi như lòng cốt trong bát hương. Đồng thời, thất bảo còn mang ý nghĩa tượng trưng cho giá trị cốt lõi trong thờ cúng ở mỗi gia đình.

  • Thạch anh: Thạch anh là loại đá có trường năng lượng cao nhất trong các loại đá. Hơn thế nữa, đá thạch anh còn giúp mang lại may mắn, sức khỏe cũng như tác dụng tránh tà khí, chống phóng xạ tuyệt vời cho người sử dụng. 
  • Ngọc: Ngọc là một trong những thất bảo giúp mang lại cho gia chủ may mắn và tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.  
  • Mã Lão: Mã Lão là biểu tượng của sức khỏe, sự hưng thịnh và trường thọ. Cùng với đó, ở Ấn Độ, vật phẩm thờ cúng này được xem là biểu tượng của sự giàu có và phát triển hưng thịnh. 
  • Xà cừ (Ngọc Trai): Ngọc trai từ xa xưa đã được xem là biểu tượng của sự tốt lành, niềm vui, may mắn và hạnh phúc cho người sở hữu nó. Không những thế, ngọc trai còn là vật phẩm phong thủy tượng trưng cho sự trường tồn và hấp thụ tinh hoa của đại dương. Vì thế, nó sẽ giúp truyền đến người sở hữu nguồn năng lượng tràn đầy và cảm hứng vô tận. 
  • San hô đỏ: San hô đỏ nằm trong số những thất bảo mang đến điều hạnh phúc, tốt lành đồng thời cũng là sự thay mặt cho các điện cao quý hay còn được gọi là “cầu vồng”. Vì vậy, san hô đỏ ở nhiều nơi trên thế giới luôn được coi là biểu tượng của hạnh phúc, sự trường tồn và vĩnh cửu. 
  • Thiếc vàng: Vàng còn được gọi là hoàng kim và đứng trong ngũ kim. Theo đó, Phiên dịch danh ngũ tập giải thích Vàng bao gồm 4 nghĩa: Thứ nhất đó là màu sắc không thay đổi; Thứ hai là vàng không thể bị nhiễm tạp; Thứ ba là vàng dễ chế tác; Thứ tư, vàng giúp con người giàu có hơn và được ví với 4 đức đó là thường, lạc, tịnh, ngã của Pháp thân. 
  • Thiếc bạc: Có màu trắng, trong và sáng lấp lánh nhưng lại khá dễ bị oxy hóa thành một lớp màu đen nếu không sử dụng hoặc vệ sinh thường xuyên. Do vậy, để bạc giữ được độ sáng, trong của mình như lời giáo huấn “phải luôn luôn lần tràng hạt, không được để cho nó đen đi” thì gia chủ phải lau chùi sạch sẽ và giữ gìn cẩn thận. 

Chú ý:

Tuy nhiên, rất khó để tìm và kiểm tra chất lượng của các kim loại và đá quý ở trên, vì vậy tuỳ theo hướng dẫn của các thầy và điều kiện của từng gia đình mà chúng ta sẽ có sự chuẩn bị cho chu đáo. Không nên chạy theo xu thế đám đông, cố mua về những loại cốt thất bảo nghe thì toàn là đồ quý hiếm nhưng thật chất bên trong lại không biết họ làm bằng gì? Có thật hay không? Có sạch hay không? ... 

Hãy nhớ: Không phải vàng bạc hay đá quý, không cần quá đủ đầy mà tâm thành và tử tế, hướng về gia tiên, biết ơn nguồn cội là điều quan trọng nhất mà các cụ nhà chúng ta trông đợi ở con cháu đời sau. Vì vậy, hãy thành tâm, đơn sơ nhưng kính cẩn là đủ. 

Tamlinh.org