Mùng 5 tháng 5 âm hàng năm chính là ngày Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết giết sâu bọ. Vậy mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 2022 là ngày nào? Ăn gì để giết sâu bọ? Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ?
Mùng 5 tháng 5 là ngày gì?
Tết Đoan Ngọ hoặc còn gọi là Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc.
Ở Việt Nam, gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết chiết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Trong lĩnh vực tín ngưỡng thì từ thời Nguyễn đến nay còn lấy làm ngày lễ ông thầy bà cốt cho các hương tử tri Ân thầy mình trong lĩnh vực đồng bóng đền phủ. Đây là nét đẹp truyền thống uống nước nhớ nguồn, cũng như là những bài học đầu tiên của người tầm sư học đạo.
Có câu:
“Bưng bát cơm đầy nhớ ai nuôi dưỡng
Hành đạo vinh danh nhớ ai trao quyền”
Tết Đoan Ngọ là gì?
"Đoan" nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Theo nhiều tài liệu cho rằng: ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa, lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí.
Nhân gian cho rằng vì ngày này là ngày trái đất gần với mặt trời nhất, khi đó khí dương cao nhất trong năm, có thể tiêu diệt sâu bọ trong việc đồng áng và những mầm mống bệnh tật.
Trong văn hoá Việt Nam, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Dân gian vẫn thường lưu truyền câu ca dao:
" Tháng Năm ngày tết Đoan Dương
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang."
Mùng 5 tháng 5 âm 2022 là ngày mấy?
Mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch?
- Năm nay tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 03/6/2022 dương lịch tức ngày 5/5/2022 âm lịch.
- Nhằm ngày Đinh Hợi, tháng Bính Ngọ, năm Nhâm Dần
- Trong đó, gia chủ có thể tham khảo các giờ tốt trong ngày: Sửu (01h-03h), Thìn (07h-09h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h, Hợi (21h-23h)
Xem ngay: Sắm lễ và bài khấn, giờ khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5
Nhân dịp Tết Đoan Ngọ - Nhâm Dần 2022, Tamlinh.org xin gửi lời chúc đến tất cả mọi người : "THÂN AN, TÂM LẠC".
⠀⠀⠀⠀⠀⠀Vừa đây thấm thoát nửa năm tàn
⠀⠀⠀⠀⠀⠀Tỉa tót, dâm cành mấy nụ lan
⠀⠀⠀⠀⠀⠀Sả lá, xương rồng treo trước cửa
⠀⠀⠀⠀⠀⠀Chè xôi, bánh ú đặt trên bàn
⠀⠀⠀⠀⠀⠀Hoa chờ khỏa cánh ngày Đoan Ngọ
⠀⠀⠀⠀⠀⠀Rượu đợi tràn ly buổi Thực Hàn
⠀⠀⠀⠀⠀⠀Thắc thỏm mong người về kịp Tết
⠀⠀⠀⠀⠀⠀Trong lòng cứ nghĩ chuyện lan man !
Mùng 5 tháng 5 âm lịch ăn gì?
Ở Việt Nam ta, ngày này mỗi nơi có các hoạt động văn hóa và món ăn đặc trưng.
- Người Mường vùng Mường Khương có món đặc sản bánh khúc truyền thống rất ngon.
- Người miền Trung và miền Nam thì có món bánh ú lá tre hoặc bánh tro với nguyên liệu cũng là gạo nếp, đậu xanh và một vài thức khác.
- Người miền Bắc thường giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
1. Bánh tro
Bánh tro có nhiều tên gọi khác nhau như bánh gio, bánh âm, bánh ú... với nhiều biến thể và hình dáng khác nhau, là món ăn không thể thiếu của người miền Nam và Nam Trung Bộ trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5. Nhiều người quan niệm rằng: ăn bánh tro vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp bệnh tật trong người tiêu tan, cây cối, hoa màu sẽ tươi tốt, diệt trừ sâu bọ. Bởi vì vào mùa hè nóng bức, dễ sinh bệnh, ăn cácmón thực vật có nguồn gốc thiên nhiên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đại diện là chiếc bánh tro được làm từ gạo nếp ngon, gói trong lá chuối tươi và nấu bằng củi, rơm rạ...đơn sơ mộc mạc.
2. Bánh Bá Trạng
Nếu người Việt không thể thiếu bánh ú tro trong ngày mùng 5 tháng 5, thì người Hoa cũng không thể thiếu bánh Bá Trạng. Dần dần món ăn này đã trở thành một phần quen thuộc của người Việt. Nhìn bên ngoài có hình dáng giống như bánh ú ở Việt Nam, nhưng kích thước bánh Bá Trạng thường to hơn. Vỏ ngoài của bánh sẽ là nếp và đậu được tuyển chọn từng hạt căng tròn. Nếp và đậu đều được ngâm qua một đêm cùng với các vị thảo dược cho ngấm và mềm trước khi làm bánh. Khi ăn, ngoài vị bùi của đậu bạn còn cảm nhận được vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm thảo dược.
Nhân của bánh Bá Trạng gồm rất nhiều thứ tùy theo sở thích của từng nhà mà thêm vào như tôm khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt đùi heo v.v... được tẩm ướp và sơ chế cho thật vừa ăn trước khi gói bánh. Bánh được gói bằng lá dong để giữ được mùi vị tốt nhất cho bánh. Mỗi nhà người Hoa đều có bí quyết sơ chế và tẩm ướp riêng để tạo ra một mùi vị bánh riêng biệt như là một công thức gia truyền.
3. Cơm rượu nếp
Theo quan niện của ông bà ta ngày xưa, các loại thức ăn có vị chua, cay, ngọt, và ấm nóng có khả năng tiêu diệt được những loại giun, sán, ký sinh trùng, vi khuẩn... trong cơ thể chúng ta. Cơm rượu nếp hoặc nếp cẩm chính là món ăn hội tụ tất cả những yếu tố cần thiết này. Cơm rượu có mùi thơm nồng đặc trưng của gạo nếp lên men, khiến cho “sâu bọ” bị “say” và tiêu diệt.
4. Thịt vịt
Vào tháng này chính là thời điểm vịt vào mùa, thịt béo hơn và thơm ngon hơn bất kỳ thơi gian nào trong năm. Vì thế nhiều món ăn từ thịt vịt sẽ được chế biến trong bữa cơm gia đình, quen thuộc nhất là món bún măng vịt, vịt xáo măng, thịt vịt quay, cháo vịt, gỏi vịt, vịt kho gừng,...
5. Các loại xôi chè
Các món xôi chè có lẽ đã quá quen thuộc, nhưng vào ngày Tết Đoan Ngọ thì tùy mỗi vùng miền sẽ ăn các loại xôi chè khác nhau. Ví như miền Bắc sẽ ăn chè đậu xanh, chè mật gạo nếp. Miền Trung sẽ nấu chè kê, chè hạt sen trong khi người miền Nam thì ăn chè trôi nước... Các món ăn sẽ được đem cúng tổ tiên và sau đó cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn vui vẻ.
6. Trái cây theo mùa
Tháng 5 âm lịch (thường rơi vào tháng 6 dương lịch) là tháng các loại hoa qủa vào mùa chín rộ. Người nông dân từ xưa đã quan niệm, trái chín phải thu hoạch đúng thời điểm để tránh dơi, sâu bọ, chim chóc kéo đến ăn hết. Vào mùa này, các loại trái cây mùa hè như mơ, mận, đào, vải thiều, mít, xoài, chôm chôm...được bày bán khắp nơi. Sẽ thật thiếu sót nếu như ngày Tết Đoan Ngọ, bạn không quây quần bên người thân, kể những câu chuyện vui và thưởng thức những loại trái cây ngọt ngào này.
Nguồn gốc tục giết sâu bọ mùng 5 tháng 5
Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật…
Tổng hợp