Mùng 5 tháng 5 là tết Đoan ngọ, tết chiết sâu bọ nhưng ngày này cũng còn là ngày Tết ông Đồng, bà Cốt. Vậy tại sao Tết mồng 5 tháng 5 lại gọi là Ngày Tết ông đồng bà cốt?
Câu ca dao lưu truyền:
“Tháng năm là tết Đoan Dương
Nhớ ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang”.
Vậy Tết Đoan Dương hay Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5 là ngày giỗ ai? Và lễ gì ?
Cuốn Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả viết trong phần Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền tự điển ghi: “Hùng Quốc Vương... giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 năm Canh Ngọ cùng sinh với trăm vương năm Canh Ngọ”.
Phần Nam Việt Hùng Thị sử ký ghi: “Tới đầy tuần sinh nở, vào năm Canh Ngọ ngày 5 tháng 5, đúng ban ngày giờ Ngọ, mặt trời chiếu thẳng. Cái thai thần của Âu Cơ chuyển động, rồng mây đầy nhà, ánh sáng loé lên. Trong trướng, hoàng phi sinh ra một bọc ánh như ngọc trắng, hương lạ thơm nức.
Trang Nam Việt Hùng Thị sử ký ghi giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 năm Canh Ngọ Âu Cơ đĩnh sinh bào ngọc trăm trứng. Ngày 5 tháng 5 là ngày mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm trai. Người con trưởng là Hùng Quốc Vương lên làm vua, lập nước Văn Lang. Đây chính là sự kiện đĩnh bách nam khai Bách Việt”.
Để tưởng nhớ công ơn sinh thành của Quốc Mẫu Âu Cơ, theo truyền thuyết Quốc Mẫu là dòng giống tiên nên không có ngày mất, dân gian lấy ngày 5/5 (ngày sinh trăm trứng) là ngày để cúng lễ tạ ơn sinh thành, sau gọi là ngày "giỗ mẹ Việt Thường" (Mẹ Việt Thường là mẹ của những người con của nước Văn Lang), cũng là Tết Đoan Ngọ ngày nay.
Vào ngày này các Vu Hích (ông đồng bà cốt) phải làm lễ tế mẹ Âu cơ và cũng là ngày những người con lễ tạ ơn Mẹ đã sinh thành và cũng là ngày các đệ tử vu hích (đồng bóng) tạ ơn thầy Mẹ dạy đạo đẻ đồng của mình.
Đó truyền thống là như vậy tuy rằng có những người nói ra nói vào về việc Sêu và chúc tết nhưng trong văn bản của người Pháp là Henri Joseph Oger [1885-1936] đã sưu tầm, viết, vẽ 4.200 tranh như một bách khoa toàn thư về văn minh Việt, bản thảo đã trình toàn quyền Đông Dương Albert Pierre Sarraut và xuất bản năm 1908. “Technique du peuple Annamite” mô tả nhiều phong tục Đoan Dương của người Việt mà nay đã thất truyền như:
- * Các vị chức sắc và các thầy chùa Pháp sư thầy đồng tế lễ trời
- * Các Thầy đồng làm lễ giỗ và cầu đảo mẹ Âu Cơ
- * Xâu lỗ tai cho trẻ con để đánh dấu sự trưởng thành.
- * Đóng kịch đánh cây để kích thích nó ra trái gọi là khảo cây. Một bé trai trèo lên cây đóng vai thần cây, một người lớn đứng dưới dùng gậy hoặc hung khí giả vờ chặt và dọa, cậu bé trên cây giả vờ sợ và van lạy xin tha mạng, hứa sẽ ra trái. Các cây mít chậm có quả là bị “khảo”.
- * Thu hoạch thảo dược vào buổi trưa.
- * Mặc áo dấu, xin của nhà chùa hay các pháp sư thầy đồng.
- * Đổ bệnh cho cây, một hình thức hút thanh điển từ cây để hóa giải bệnh do hỏa khí quá vượng.
- * Đi sêu tết nhà thầy đồng thầy đạo, thầy thuốc và cha mẹ vợ tương lai.
- * Đeo bùa, buộc chỉ ngũ sắc.
- * Trẻ con ăn quả chua và rượu nếp cùng diêm sinh để tẩy giun (trùng) gọi là giết sâu bọ.
Tết ông Đồng bà Cốt mùng 5 tháng 5 Âm lịch
Vào ngày này, dương khí lên mạnh nhất nên là hành pháp gì cũng thành được. Các thầy pháp thường lấy ngày đó để lập đàn thỉnh phép, tế Tổ.
Nhiều vùng miền, vào ngày này mọi người còn đi tết Thầy học, nhà có bệnh thì tết Thầy thuốc, nhà có điện thờ Thánh thì hôm đó cũng rất đông người đến lễ và gửi quà biếu tri ân Thầy đồng.
Lâu dần, gọi là Ngày Tết ông Đồng bà Cốt - những vị Thầy tâm linh.
Tết mùng 5 tháng 5: Thực hành lễ nghĩa của đạo Mẫu
Trong đạo Mẫu, mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là một dịp rất quan trọng, ngày Tết Thầy và thực hành đạo của những người có căn đồng.
Theo đồng thầy Trần Thêm kể lại: "Mỗi năm cứ đến mùng 3 tết hay mùng 5/5 và 10/10 gần như mấy anh chị em trong cơ cánh dòng đồng nhà thầy đều đi lên chúc Tết Nguyên Đán cụ bà thầy đồng và cụ ông, và vào ngày chúc tết đồng thầy cũng vẫn lên chúc tết thầy trừ khi là quá bận. Chưa bao giờ cụ đồng đòi hỏi quà cáp hay quà tết, ai có gì thì biếu đó từ tâm và điều kiện không có không sao, thậm chí cụ còn cho thêm. Rồi tất cả tập trung lại theo vợ chồng thầy đồng đi đến nhà chúc tết cụ đồng trưởng (cụ đẻ đồng mở phủ cho thầy).
Thầy vẫn theo lệ xưa năm nào cũng có lễ lên đồng thầy mình, đến nay ra làm thầy vẫn theo lệ cũ.
Và đặc biệt, biết là thời buổi nhiễu nhương, cũng chưa từng nói các đồng con phải lên quà cáp hay chúc tết thầy vào ba ngày như trên.
Tuy rằng tu đạo ta quan trọng chữ lễ, “Tiên học lễ hậu học văn, Ra thì rễ giữ lễ thì khó, Tất cả lấy lễ làm đầu ...”. Anh phải giữ lễ nghi từ cái nhỏ thì mới theo vào đến cái lớn.