04/06/2021 11:33 View: 1970

Ngày TẾT đi lễ đền chùa có nên CẦU XIN, xem bói?

Đôi nét về TÂM CẦU ngày TẾT

Những ngày gần Tết, trong Tết và ra Tết thì mọi người vẫn hay đi đền chùa cầu may, cầu tài cầu lộc, cầu bình an cầu sức khỏe, làm các lễ dâng sao giải hạn, lễ đền này đền kia, xin ấn xin lộc ... thậm chí có cả xem bói, bói tay, bói chân gà, bốc quẻ. Những tâm lí đó đã ăn sâu vào tâm trí con người, không chỉ Việt Nam mà cả nước ngoài, hay các nước Đông Á.

Điều đó có đúng không, có nên không?

di le ngay tet co nen cau xin, xem boi

Câu trả lời là KHÔNG đúng và KHÔNG nên 1 chút nào. Nhưng tại sao lại thế, ngày Tết ai chả đi chùa cầu xin sức khỏe tài lộc....?

Nếu chúc nhau thì được, chúc nhau là sự động viên khích lệ hay câu cửa miệng chào nhau của năm mới. Tôi chúc ông thế thôi chứ được hay không là do ông hết. Nhưng cầu và tâm cầu thì khác.

Tâm là gì?

Tâm là 1 trạng thái năng lượng giao động giữa một bên là chân tâm (tức từ bi, hỷ, xả) và ngã quỷ (là sân hận, chấp, ngã). Chấp là trí tuệ định vào 10 giả tướng

  • Có - không có
  • Có trí tuệ - không có trí tuệ
  • Cầu được - cầu không được
  • Yêu thương - thù ghét
  • Hành - không hành

Con người cầu vì không có nên mới cầu (nếu có rồi thì cầu làm gì). Mà cái không có tức là không phải của mình. Nếu cái gì đã là của mình thì không cầu cũng sẽ tự có.

  • Người làm ăn tốt thì cầu để tốt hơn, còn làm chưa tốt thì cầu để làm ăn tốt, đông khách.
  • Người có người yêu thì cầu hạnh phúc, không bị người khác cướp mất còn chưa có thì cầu có người yêu.
  • Người có địa vị thì cầu thăng quan tiến chức cao hơn nữa còn chưa có quyền chức thì cầu có chức vụ mới.

....
Đi theo sau nó là các lễ lạt cực kỳ chi tiết, kể cả ở đền chùa, miếu mạo, điện phủ. Một số nơi hương khói nghi ngút bởi sự biến tướng của đạo Phật và tín ngưỡng mà bày vẽ vô cùng tốn kém về vật chất, tiền bạc...

Nếu làm các lễ được thì xin hỏi luật nhân quả ở đâu (gieo nhân gì gặt quả đó).

Làm lễ để hối lộ ai, xin ai, ai cho?

Mọi người nghĩ Phật từ bi là xin gì cho lấy, rất sai lầm. Phật cũng phải tuân thủ luật nhân quả, phật không cho ai cái gì, Phật không lấy của ai cái gì, Phật chỉ cho con đường giác ngộ. Giống như người thầy giáo, cô giáo chỉ cho được ta kiến thức, không cho được ta đỗ đại học.

Khi mọi người thấy may mắn cầu được thì năm sau lại cầu tiếp. Ai cầu không được thì lại vô tình oán tránh trời đất, trách thiên địa mà vô tình báng bổ, thế là đã vi phạm luật nhân quả.

Cái mà mọi người đang có chính là phước đức, phước lộc của mỗi người.

Vậy Phước đức này từ đâu mà có?

Con người trải qua rất nhiều kiếp sống thì cứ 1 kiếp là tích được 2 cái túi, một túi là phước và một túi là nghiệp. Các vị tu hành đắc đạo thì họ rất ít nghiệp hoặc không có. Còn hiện tại đại đa số có cả hai. Thì phần nghiệp và phước đó sẽ được chia và trải đều trong nhiều kiếp.

Trong 1 đời người cũng chia làm nhiều thời điểm từ trẻ đến già. Tùy duyên và nghiệp nặng nhẹ mà nó đến nhanh hay chậm, đến nhiều hay ít.
Khi cầu hay niệm thì do chấp vào 10 giả tướng mà tiếp sóng đến cõi quỷ, quỷ có thần thông không kém gì Phật nhưng chúng đi ngược lại nhân quả và biết hết tất cả phước - nghiệp của mọi người.

Chúng sẽ cho bạn, nhưng không phải của chúng mà vẫn là ở cái túi phước của bạn, ai còn phước sẽ được chúng lấy hết về cho ngay lúc ấy, ngay lập tức nên bạn cứ tưởng cầu là được. Sau khi hết phước rồi thì chỉ còn lại nghiệp và nghiệp đến rất nhanh. Khi nghiệp đến dồn dập nhiều người sẽ khó mà chống đỡ được.

Lúc này con người lại nhờ các thầy đến làm lễ lạt này nọ, tốn tiền triệu, chục triệu thậm chí cả trăm triệu -  nhưng một khi luật nhân quả đã vận hành thì không gì cứu được. Các thầy làm những lễ này là không hiểu đạo nên liên thông đến cõi quỷ chứ không có thần tiên, Phật thánh nào giúp cả.

Vì vậy, những nơi nào tưởng là hay để cầu may, cầu gì được lấy, đông người kinh doanh đến cầu thực chất lại là nơi quỷ ngự. Do đó, các bạn đã có duyên với Tamlinh.org, đã vào đọc được bài này hãy nhớ:

Chỉ đến chùa, đền để tạ lễ, tri ân các ngài đã giúp đỡ đưa ta đến con đường giác ngộ hoặc gieo duyên mà cho ta giác ngộ.

Không đặt tâm mong cầu, không xin lộc lá, không bói toán cầu may... ở những chốn này. Hãy chu đáo tại gia, sống tốt và hiếu thuận, phước đức tăng - cuộc sống sẽ tự xoay chuyển theo chiều tích cực.

Đền thiêng, cầu gì được nấy: Hãy thận trọng mà suy xét

Thực tế có nhiều bạn hỏi: "Tại sao một số ngôi đền thiêng, dân tứ phương đến cầu, xin rất nhiều, đa số xin làm ăn, kinh doanh, đề đóm, đều được như ý, ai đến cầu thường đến lại nhiều lần sau đó, không quản ngại đường xá xa xôi hay bất kỳ lúc nào, em không hiểu người lễ nhiều cầu nhiều thì được nhiều, giải thích giúp em được không ạ"

Thì Tamlinh.org xin chia sẻ đến các bạn thế này: 

Các vị quan hay thánh nhân là những nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam, có công với đất nước. Họ không màng thân xác mà hi sinh bảo vệ tổ quốc. Tức họ không màng đến sự khổ đau của quy luật tự nhiên: Sinh lão bệnh tử. 

Vì họ có công với đất nước mà được về hàng Thánh của đất nước VN. Nhưng vì họ giúp đỡ Việt Nam và giết hại kẻ thù của dân tộc khác nên theo luật nhân quả họ vẫn phải trả nghiệp. 

Nhiều khi một đứa bé đau khổ hoặc tàn tật bên cạnh chúng ta chính là hiện thân của 1 vị nào đó xuống trả nghiệp đó. Sau khi trả nghiệp xong họ lại về cõi trời hàng Thánh của đất nước. Khi đất nước lâm nguy thì họ muốn cứu giúp sẽ lại phải đầu thai làm 1 chữ nhân mà sinh khởi lòng yêu nước. 

Thánh thường ngự ở đền nhưng do con người tâm cầu nhiều mà tính quỷ đã lấn át, nên quỷ chiếm ngự và tay sai của chúng là tinh tà hay yêu tinh. Chỉ có giáo lý Phật Pháp mới làm cho con người bớt cầu, trả lại ánh sáng của các bậc Thánh nhân trong đền chùa. 

Mọi người hay đến đền đó cầu thì sẽ có người được người không, cái này bạn không thể thống kê được. Nhưng chiếu theo luật nhân quả mà phân tích cũng có thể hiểu rằng, người có nhiều lộc thì họ vẫn sẽ có lộc, nhưng kiếp sau họ còn lộc đó không thì không chắc

  • Nếu họ dùng số tiền đó mang lại lợi ích cho người khác, cho người nghèo, tạo công ăn việc làm thì họ lại đc hưởng nhiều phước. 
  • Nếu họ cứ cầu, cầu mãi mà không cho đi thì đến một lúc nó sẽ hết. 

Quỷ rất tinh vi, con người cứ cầu và chúng cứ cho, sau đó ta sẽ bị mất nhiều hơn. Nó có thể kéo dài vài năm, vài chục năm hoặc trong đời con cháu, hoặc tận kiếp sau. Các bạn mới chỉ nhìn thấy cái được chứ chưa nhìn thấy cái mất của họ. Tuy nhiên cứ suy luận những gì xảy ra xung quanh mình, họ hàng, hàng xóm đồng nghiệp để thấy luật nhân quả vận hành chuẩn xác và không chừa một ai.

Tamlinh.org 

Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn