04/06/2021 11:34 View: 5871

Thần tích về chúa bà Xuân Nương

Đức Thánh Bà Đệ Bát Vị Đông Cung Công Chúa Quản Trưởng Nội Các Quân Cơ. Uy thanh chấn nam bắc, đồng trừ Tô tướng, nữ trung anh kiệt, hùng tâm, tráng chí hóa vi Thần

Xuân Nương đại tướng
Thánh thọ vô cương

chua ba xuan nuong

Chúa bà Xuân Nương là ai?

Bà là một nữ tướng thời Hai Bà Trưng trong lịch sử Việt Nam.

Cảm phục Xuân Nương và các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì đất nước, nhân dân đã lập đền thờ bên hữu ngạn sông Thao. Riêng ở Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phú (nay là xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) là quê bà, hàng năm mở hội tưởng niệm bà vào tháng 2 âm lịch.

Hiện vẫn còn truyền tụng nhiều liễn đối truy điệu bà. Giới thiệu ba câu:

Độc lập thụ tiên tinh, vạn cổ huân danh huyền nhật nguyệt
Song lưu Trưng hiển tích, thiên thu nghĩa ký đối sơn hà

Dịch nghĩa:
Dựng ngọn cờ độc lập, công danh nghìn năm tỏ rõ cùng Mặt Trăng, mặt trời.
Chiến công vẫn còn sống mãi với triều Trưng vương, muôn thuở nghĩa khí sánh cùng sông núi.

Yểu điệu phù Trưng trung quang nhật
Quật cường cự Hán tiết lăng sương.

Dịch nghĩa:
Người yểu điệu phù vua Trưng, lòng trung tranh sáng với mặt trời.
Quật cường cự với giặc Hán, khí tiết thắng cả thời gian.

Anh kiệt vô song, vạn cổ thanh danh lưu nữ sử
Quân thần câu hoá, nhất không trung nghĩa tối thanh thiên.

Dịch nghĩa:
Anh kiệt không hai, danh tiếng ngàn đời lưu vào sử sách những người con gái.
Vua tôi cùng mất lòng trung nghĩa làm trời xanh vằng vặc cũng không bằng.

Theo thần tích ở Hương Nha, khi Lê Thiện là tướng của Lê Lợi đem quân đánh quân Minh có qua đây, đêm mộng thấy Xuân Nương hiện lên cho biết sẽ âm phù cho nghĩa quân thắng trận. Vì thế sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) đã phong sắc cho Xuân Nương là "Đệ bát vị Đông cung công chúa Xuân Nương", và giao cho dân sở tại coi sóc nơi thờ phụng bà. 

Thần tích về chúa bà Xuân Nương

“Mồng mười là hội Hương Nha
Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền”

Trong những năm nước ta bị nhà Hán đô hộ, có một người con thuộc dòng dõi họ Hùng tên là Xuân Nương công chúa đã chọn vùng đất thuộc xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay để dấy cờ khởi nghĩa và đem quân giúp Hai Bà Trưng đuổi giặc. Để tưởng nhớ công lao của vị nữ tướng, nhân dân xã Hương Nha đã lập đền thờ bà. Hiện nay, ở Phú Thọ vẫn lưu truyền truyền thuyết về nữ tướng Xuân Nương - một trong những nữ tướng tài ba của Hai Bà Trưng để giáo dục truyền thống cho con em mình.

Sau khi đánh thắng Tô Định, Xuân Nương đã cùng một số binh sỹ của mình trở về Hương Nha giết mổ trâu ăn mừng chiến thắng. Để tỏ lòng khâm phục và yêu quý. Hai Bà Trưng đã gả em trai cho bà. Khi Mã Viện sang xâm lược nước ta nhằm đánh đổ nhà nước do Hai Bà Trưng lập nên, Xuân Nương đã cùng chồng lãnh đạo quân sĩ và nhân dân trong vùng chiến đấu. Do sức quân địch mạnh, chồng bà bị bao vây và giết chết. Nghe tin chồng bị hy sinh, Xuân Nương đã chỉ huy quân đội anh dũng chiến đấu. Vì đội quân của bà chủ yếu là nữ binh nên Mã Viện đã ra lệnh cho quân lính lột hết quần áo nhằm làm cho quân của bà hổ thẹn mà không dám đánh nữa. Chính thủ đoạn đê hèn đó của quân giặc, Xuân Nương đã ngượng ngùng khiến cho binh sĩ bị địch bao vây. Trong tình thế đó, bà đã chỉ huy quân ra sức chiến đấu mở được vòng vây chạy về Hương Nha. Tại đây, bà và nhân dân làm lễ tế trời đất phù hộ. Quân giặc lại kéo tới truy sát. Xuân Nương chạy đến làng Hương Nộn. Tương truyền khi bà chạy về đây bỗng trời đất tối tăm, sấm chớp nổi lên vần vũ cả một vùng làm quân giặc khiếp sợ. Sau khi trời quang mây tạnh, nhân dân không thấy bà đâu nữa cho là bà tự hoá.

Từ truyền thuyết đó, để nhớ ơn Xuân Nương, mỗi khi xuân về, xã Hương Nha và người dân quanh vùng lại tổ chức lễ hội cầu trâu. Hội cầu trâu được tổ chức từ mông 2 - 10 tháng giêng âm lịch với các nghi lễ trang trọng.

Lễ cầu trâu ở Hương Nga gắn liền với truyền thuyết nữ tướng Xuân Nương, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng có công với làng với nước.

Tamlinh.org

Theo Dân tộc & Thời đại, số 82, 9/2005