04/06/2021 11:34 View: 3521

Thánh tích về Thần Tản Viên

Tự Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam chép thánh tích Thần Tản Viên với nhiều chi tiết.

Xưa kia nước Nam vào thời Hùng Vương tại địa phận sao Chẩn và sao Dực do Nam Cực Trường Sinh Đại Đế cai quản. Biết Nam Phương có nạn thủy tộc yêu nghiệt xuất hiện.

thai bach kim tinh, thanh tan vien

 Tượng Thái Bạch Kim Tinh ở núi Tản viên

Ngọc Hoàng Đại Đế truyền lệnh cho Thái Bạch Kim Tinh hiện thế một thân tìm nhà nào có đức xuống đầu thai và lệnh cho Nam Cực Trường Sinh Đại Đế mang gậy đầu sinh đầu tử giao cho Thái Bạch Kim Tinh giáng hạ dạy pháp thuật trừ yêu nghiệt. Hai vị thần tiên nhận lệnh xuống trần giúp phương Nam.

Vào cuối thời Hùng Vương, có đôi vợ chồng một vị trưởng lão ở Sơn Tây, cả đời sống hiền lành nhân đức. Hàng ngày đi đốn củi mò cua bắt ốc bán lấy tiền sinh sống, hai ông bà tuổi tác đã cao nhưng vẫn chưa có con, bà thường cầu nguyện mong trời cao linh thiêng cho bà một đứa con.
Một hôm lên núi Vua Bà đốn củi trời rất oi bức có hồ nước mát trên đỉnh núi. Bà cởi áo và tắm trên hồ dòng nước trong và mát lịm, bỗng nhiên mây trắng kéo đến phủ kín cả mặt hồ, bà nhìn thấy rồng hiện xuống hút nước. Bà vội vàng lên bờ mặc áo và trở về nhà từ đấy bà thấy trong người khác lạ và rồi bà có mang.

Mười bốn tháng sau bà sinh ra một cậu con trai, đặt tên là Nguyễn Tuấn hay còn gọi là Nguyễn Tùng. Năm Nguyễn Tuấn lên sáu tuổi thì Nguyễn trưởng lão qua đời. Hai mẹ con tới nương nhờ bà Ma Thị Cao, con gái thần núi Tản Viên. Bà Cao nhận Nguyễn Tuấn làn con nuôi.

Truyền thuyết tại đền thờ thánh Tản Viên 

Theo truyền thuyết tại đền thờ thánh Tản Viên (Sơn Tinh – Thần núi Ba Vì) trích giới thiệu đền.  Đền được xây dựng từ thời Hùng Vương thứ XVIII

Xưa kia Sơn Tinh lên núi chặt cây gặp thần Thái Bạch Kim Tinh và được Ngài ban cho chiếc gậy (đầu sinh – đầu tử) và dậy cho pháp thần chú để cứu đời. Sau đó, Tuấn lại cứu sống một con rắn, nguyên là con Long Vương, bị trẻ chăn trâu đuổi đánh. Vì thế Sơn Tinh được Long Vương ở bể Nam Hải tặng cho một cuốn thiên thư, có thể ước và xem hiểu thấu mọi việc trên trời dưới đất.

Cuốn sách gọi là thần thư Bí Pháp Truyền. Sau này nhờ có sách ước và ước được voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Cưới được công chúa Mỵ Nương con gái Vua Hùng đời thứ 18. Từ đấy Sơn Tinh dùng pháp để cứu dân. Bất cứ nơi nào có hạn hoặc nạn kiếp đều được Sơn Tinh cứu giúp khắp nơi từ núi cao đến kinh thành, nông thôn sông suối, biển cả đều biết ơn và gọi là Tản Viên Sơn Thánh. Ngài là khắc tinh của hạn tam tai. Nạn bốn chín tuổi và hạn năm ba tuổi và nhất là hạn Thái Bạch….

Thấy công lao to lớn của Sơn Tinh. Ngài được Ngọc Hoàng sắc phong là thần Bất Tử đứng đầu bách thần gọi là Nam Thiên Thánh Tổ Thiên Tôn. Hô mây gọi gió, trừ tà trấn trạch. Nhân gian ngưỡng mộ cầu khấn lập tức tai qua nạn khỏi và mọi việc bình an. Sơn Tinh là thần hơn nữa là thần “Bất Tử” người là vị thần khai sáng văn hóa, vị anh hùng chống lũ lụt, anh hùng chống ngoại xâm và là vị thần liên minh các bộ tộc Việt Mường là hồn thiêng sông núi, mãi mãi đi vào tâm thức của người dân đất Việt.

Khi hết hạn ở tại nhân gian, nhận lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tản Viên Sơn Thánh cùng vợ là công chúa Mỵ Nương đón cha là Hùng Duệ Vương cỡi mây bay về trời.

Trước khi về trời ngài giao lại cuốn sách “Thần Thư Bí Pháp Truyền” cho con gái là La Bình công chúa. Nhân gian gọi là Bà Chúa Thượng Ngàn “Bà Chúa Sơn Trang” quản tám mươi mốt cửa rừng và có thể mở tám mươi mốt cửa tài lộc. Để cứu độ và ban phát tài lộc cho nhân gian
Khi trở về trời, Tản Viên Thánh thấy một dải hắc khí từ phương nam bay lên trời, biết rằng có kẻ định trấn yểm huyệt mạnh của nước nam. Ngài xin Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng hạ nhân gian trông giữ huyệt mạch. Đó là núi Ba Vì và được Ngọc Hoàng truyền lệnh. Hộ mệnh Tản Viên Sơn Thánh rất nhiều thiên binh thiên tướng, Kim Đồng Ngọc Nữ giáng linh bảo vệ huyệt đạo Ba Vì và nước Nam

Núi Ba Vì là ngọn núi thần kỳ, là một trong những ngọn núi cổ nhất của nước Đại Việt. trong lịch sử hình thành dân tộc. Núi Ba Vì còn là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, Ngài là vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Núi Ba Vì chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh. Trong sách “Dư địa chí” Nguyễn Trãi viết: “Núi ấy là núi tổ của nước ta đó”. Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại về Sơn Tinh – Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay).

Tamlinh.org

(Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn)