Cuốn “Thông Châu chí” thời Quang Tự chép rằng: “Tháng Hai năm Vạn Lịch thứ 45, tại Thông Châu trời đột nhiên tối sầm lại. Trong không trung như thể có hàng vạn con ngựa đang phi nước đại, khiến người trong châu đều chấn động"...
(Tranh minh họa qua PRT).
Trong lịch sử nhân loại có khá nhiều ghi chép về các hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trong tự nhiên. Về khía cạnh âm thanh mà nói, một số ghi chép quả thật phi thường kỳ lạ. Ngoài sấm sét giữa lúc trời quang mây tạnh, còn có cả tiếng trống, tiếng chuông và tiếng nhạc, tiếng ngựa phi, tiếng khóc than, tiếng gió và nước giao tranh, v.v.. Đi kèm với âm thanh ấy, đôi khi là những cảnh tượng kỳ lạ. Diện tích khu vực mà các hiện tượng này xảy ra cũng khác nhau, quy mô lớn nhất là trải dài qua một số tỉnh. Thời gian chúng xảy ra, ngắn thì được tính bằng phút, trung bình thì là 1, 2 cho đến 10 tiếng đồng hồ, dài thì có khi đến 1 hoặc 2 ngày tới hơn 1 tháng.
Dưới đây xin được trích lại một số ghi chép về các âm thanh kỳ lạ xuất hiện giữa trời tại Trung Quốc vào thời nhà Thanh và thời cận đại:
Tai Tường – Linh Thọ huyện ký
Trong cuốn “Tai Tường – Linh Thọ huyện ký” (Tai Tường có nghĩa là chi tiết thảm họa) thời Khang Hy có ghi: “Đêm ngày 15/8 năm Chính Đức thứ hai, những đám mây kỳ lạ xuất hiện trên sông Hô Đà ở Hà Nam. Ánh sáng đỏ rực sáng tứ bề, tiếng chiêng trống và tiếng sinh (một nhạc cụ như sáo) vang lên, chim chóc trên cành cũng thất kinh”.
Tường Dị – Liêu Châu chí
Trong “Tường Dị – Liêu Châu chí” thời Ung Chính có ghi: “Tháng Hai năm Đồng Trị thứ 8, giữa ban ngày có vật tròn mà đỏ như lửa, cỡ 24 cái, cái lớn như bánh xe từ Đông sang Tây. Ngay khi đó trống trời vang lên”.
Tường Dị – Phúc Ninh phủ chí
Trong “Tường Dị – Phúc Ninh phủ chí” thời Càn Long có ghi: “Vào đêm ngày 16/11 năm Ung Chính thứ 3, núi Chi Đề tại Ninh Đức, sương giá, mặt trăng giao hòa huy hoàng. Gió trời đều tĩnh lặng, tiếng chuông, tiếng trống nổi lên giữa không trung, âm thanh vô cùng lạ thường”.
Tiền Vịnh tòng thoại
“Tiền Vịnh tòng thoại” có đoạn: “Tháng 11 nửa đầu năm Càn Long thứ 50, hàng đêm người Thạch Hồ đều nghe thấy tiếng ồn ào huyên náo, như thể hàng vạn người đang lâm trận, vang vọng khắp vài dặm. Người dân ở gần đó kinh hãi, tụ tập quan sát bầu trời thì lại tĩnh lặng như không có gì, chỉ có thể nhìn thấy vài điểm sáng màu đỏ ẩn hiện giữa lòng hồ mà thôi”.
Cơ Tường – Tạp Chí – Ninh Hà huyện chí
Trong “Cơ Tường – Tạp Chí – Ninh Hà huyện chí” thời Quang Tự có đoạn: “Vào cuối ngày 15/9 năm Đồng Trị thứ 7, sấm sét và lửa bất ngờ xuất hiện ở khắp nơi. Từ phía Nam, ngẩng đầu lên thấy tiếng trống, tiếng nhạc giữa những đám mây ngũ sắc lan đến phía Đông Bắc. Phải một lúc sau mới dứt“.
Thông Châu chí
Cuốn “Thông Châu chí” thời Quang Tự chép rằng: “Tháng Hai năm Vạn Lịch thứ 45, tại Thông Châu trời đột nhiên tối sầm lại. Trong không trung như thể có hàng vạn con ngựa đang phi nước đại, khiến người trong châu đều chấn động”.
Tường Dị – Hòa Thuận huyện chí
Trong “Tường Dị – Hòa Thuận huyện chí” (Tường Dị có nghĩa là điềm hung cát) thời Trung Hoa Dân Quốc có đoạn: “Ngày 20/9 năm Quang Tự thứ 24, tiếng trống trời vang lên ở phía Đông Nam huyện Phủ Khắc. Sau tiếng động là một đường khí đen, quả cầu bên trong có hai màu gần giống màu xanh lam, mọi thứ biến mất chỉ trong nháy mắt".
Tường Dị – Tăng Tu Giao chí
Cuốn “Tường Dị – Tăng Tu Giao chí” thời Trung Hoa Dân Quốc có ghi: “Vào ngày 11/6 mùa Hạ năm Thuận Trị thứ 18, bầu trời vang vọng như hàng vạn con ngựa phi nước đại trong đêm, đến đêm hôm sau lại xuất hiện”.
Tai Dị – Thiên văn chí – Cảnh Đông huyện chí
“Tai Dị – Thiên văn chí – Cảnh Đông huyện chí” thời Trung Hoa Dân quốc cũng ghi: “Vào tháng 8 năm Canh Thân, năm Hàm Phong thứ 10, đang đêm thì nghe thấy hàng vạn tiếng chuông vang vọng gần xa. Đến ngày hôm sau, cây cối trên núi dù lớn đến mấy chục đường vân cũng bị gãy làm đôi, ngã xuống bên đường như thể đang mở đường vậy”.
Tường dị – Trấn Hải huyện chí
Cuốn “Tường dị – Trấn Hải huyện chí” thời Trung Hoa Dân Quốc có ghi: “Chiều tối ngày 24/6 năm Gia Tĩnh thứ 40, hai thiên thạch phương Bắc trên nhọn dưới to rất kỳ lạ, màu trắng vàng, bên dưới có khí đỏ tím giữ chặt. Chúng nhất thời phát sáng ra tứ phía như thể đánh nhau, cho đến khi nhấp nhô trên mặt đất. Nhưng tai không nghe thấy tiếng khi chúng rơi xuống đất”.
Ngoài ra theo tạp chí Earth số 6 năm 1991 đăng tải:
“Vào ngày 10/1/1985, cụ Lộ Hưng Tài, một cụ già hơn 60 tuổi ở thôn Cổ Đỉnh, quận tự trị Dung Thủy của dân tộc Miêu, Quảng Tây, vừa thức giấc thì đột nhiên nghe thấy tiếng động ầm ầm ở hồ Long Đàm phía sau ngôi làng.
Vào thời điểm đó, hơn chục thanh niên đến Long Đàm du ngoạn. Họ nghe thấy âm thanh như tiếng chiêng, tiếng trống, kèn và tiếng mõ như nơi đạo tràng thời xưa từ nơi sâu trong hồ Long Đàm. Âm thanh ngày càng cao và giàu nhịp điệu. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 giờ đồng hồ đã có hơn 7.000 người đến nghe tiếng nhạc kỳ diệu này ở Long Đàm. Mãi cho đến 10 giờ đêm, tiếng trống, tiếng nhạc mới dứt.
Người xưa nói rằng bản nhạc tuyệt vời này đã xuất hiện một lần vào mùa thu năm 1952, và lại vang lên sau 33 năm. Nhà địa lý Từ Hà Khách thời nhà Minh đã từng đến thăm Long Đàm. Những ghi chép trong chuyến đi của ông cũng nói về tiếng trống, tiếng nhạc ở Long Đàm.”
Hiện tượng âm thanh có kèm với những thiên tượng kỳ lạ được ghi chép không chỉ ở phương Đông. Nếu như chỉ là những âm thanh rời rạc thì còn có thể dùng cái gọi là “hiện tượng tự nhiên” để giải thích. Nhưng với những âm thanh phi thường có trật tự, như là âm nhạc vậy, thì giải thích ra sao? Phải chăng những điều mà chúng ta coi là chuyện Thần tiên, chuyện Thần thoại kia, lại là sự thật?
Nguồn: DV