04/06/2021 11:34 View: 10033

10 lý do khiến các Đồng nhân bị lỗi đồng, phạm luật

Lỗi đồng phạm luật là điều mà các tân đồng, thanh đồng, đồng nhân hay những người có căn Đồng... rất sợ. Bởi phép nhà Thánh là vô hình, hầu đồng không phải lúc nào cũng đúng chính xác như người ta vẫn tưởng. Chỉ cần sai một ly là đi cả ngàn dặm. Bị người phạt thì còn biết để mà lo, nhưng bị Thánh phạt, bị trời phạt thì không biết mối thắt ở đâu mà gỡ. 

Vậy nên, bài viết này Tamlinh.org sẽ gửi đến các bạn Top 10 lý do khiến các Đồng nhân bị lỗi đồng, phạm luật. 

10 ly do khien dong nhan bi loi dong, pham luat, hau dong, con nha thanh

Xem ngay: 7 nguyên tắc cơ bản khi hầu đồng

Top 10 nguyên nhân chính khiến các Đồng nhân bị phạt:

1. Người đồng thầy thực chất chỉ là đồng hầu, không được bề trên cấp sắc lệnh lại đi trình đồng mở phủ cho người, thì bị lỗi đồng phạm luật (phạt cả thầy lẫn trò)

2. Người đồng thầy được bề trên cấp sắc lệnh được phép trình đồng mở phủ cho người, nhưng trong thời gian tu tập, hành đạo, không giữ được đạo đức, tác phong con nhà thánh, làm nhiều chuyện xấu xa, bỉ ổi, trái đạo; hay chửi bậy, văng tục; mắng chửi, khinh thường con hương đệ tử; tham lam tiền bạc,....thì bị bề trên xóa bỏ lệnh sắc, trở thành đồng hầu thông thường, khi đó các con hương, đệ tử, theo bản điện của đồng thầy đó đều sẽ bị phạt căn, đây gọi là lỗi đồng phạm luật.

Trong trường hợp này nếu các con hương, đệ tử được đồng thầy đó trình đồng mở phủ hoặc lập bát hương thờ cúng, thì nhất định phải tìm thầy khác mà sang lại khăn áo hoặc phải tôn lập lại bát hương mới tránh được tai ương.

3. Người đồng thầy mà mệnh căn thấp hơn mệnh căn của người ra trình đồng mở phủ, nhưng vẫn cứ mở phủ trình đồng cho người ta thì bị lỗi đồng phạm luật.

4. Người ra trình đồng mở phủ mà không có đàn mã tiến dâng là bị lỗi đồng phạm luật.

5. Người là đồng hầu mà lại nghênh ngang lập điện thờ cúng hoành tráng là bị lỗi đồng phạm luật.

6. Người là đồng bói mà lại trốn tránh việc lập điện cúng thờ thì bị lỗi đồng phạm luật.

7. Người là đồng hầu nhưng có tố chất thông minh, năng khiếu huyền học, linh tính nhạy bén, có khả năng biết soi bói, đoán mệnh tương lai quá khứ cho người, từ đó ngộ nhận mình là đồng soi, bói, rồi tiến hành lập điện làm việc soi căn, nối quả, cho người ta là bị lỗi đồng phạm luật.

8. Người ra trình đồng hoặc hầu đồng mà tiền bạc không đủ, phải nhờ vay mượn của đồng thầy mới được khóa lễ, khóa hầu viên mãn, nhưng sau đó thất hứa không trả lại hoặc không trả đủ là bị lỗi đồng phạm luật.

9. Người đến hạn phải ra trình đồng mở phủ nhưng lại đi tiễn căn hoặc khất đồng là bị lỗi đồng phạm luật.

10. Người đã ra trình đồng mở phủ, do duyên phận, do nghiệp quả, do thử thách của nhà Ngài mà cuộc sống trong 3 năm đầu tiên nhất định vẫn còn nhiều gian nan, khó khăn. Trong giai đoạn này không giữ được kiên định, lại tìm thầy khác để sang khăn áo mong giàu có cao sang hơn người là bị lỗi đồng phạm luật.

Xem thêm: Lên sập hầu Thánh, nhớ tránh HỖN ĐỒNG 

Hãy nhớ: “Không thầy đố mày làm nên”

Có nhiều ý kiến cho rằng: “ Đã là con cái nhà Thánh thì phải tự biết lề lối hầu Thánh, sao phải cần đồng thầy hướng dẫn cách hầu như nào, thế há chẳng phải là Hầu diễn ?”

Nhưng các cụ lại có câu “không thầy đố mày làm nên”, vì vậy - cũng hông phải ngẫu nhiên mà sinh ra hai chữ “Đồng thầy”.

Đồng thầy là ai?

Đồng thầy là người có căn quả, được nhà Ngài ban cho những khả năng đặc biệt, hay còn gọi là khả năng soi căn, nối quả. Đồng thầy cũng qua thủ tục trình đồng, được đồng thầy khác sang khăn, và có một cửa Điện tại gia để thực hiện các nghi lễ về tâm linh. Có thể nói Đồng thầy chính là người có vị trí quan trọng nhất trong việc hành lễ của tín ngưỡng tứ phủ, đứng ở vi trí trung tâm trong một buổi hầu đồng.

Các hình thức chỉ dạy thanh đồng

Tùy theo từng căn nguyên tu tập và cơ duyên với nhà ngài mà có 3 hình thức chỉ dạy Thanh đồng:

  • - Hình thức thứ nhất: Thanh đồng nhận trực tiếp sự chỉ dạy từ nhà Thánh ( thường thấy ở Đồng nổi, hoặc hầu âm)
  • - Hình thức thứ hai: Thanh đồng qua nghi thức trình đồng mở phủ có Đồng thầy hướng dẫn
  • - Hình thức thứ ba: Thanh đồng vừa nhận sự chỉ dạy của nhà Ngài, vừa có đồng thầy hướng dẫn

Đừng bỏ qua: Vong tà và Căn số: Cách NHẬN BIẾT nhanh nhất

Điều mà các Thanh đồng được nhà ngài chỉ dạy trực tiếp thường hay mắc phải là bản tính ngạo mạn, coi mình là trung tâm của vũ trụ. Không cần Đồng thầy hướng dẫn ta vẫn cứ làm việc lưu loát. Xin lưu ý rằng, những khả năng mà bạn có không phải là do tự thân, mà là nhà Ngài bồi hơi tiếp sức nên bạn mới có thể soi bói, gọi hồn….Nhà ngài cho bạn thì cũng có thể lấy đi nếu tâm không sáng. Thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp, sau một thời gian làm việc tâm linh thì bị mất lộc.

Quay trở lại việc vì sao một số bạn lên sập hầu vẫn còn lúng túng, phải chỉ day từng chút. Những người như vậy không có căn quả, hay hầu diễn? Lý giải điều này sẽ phân tích căn nguyên của buổi hầu đồng. Tại các Đền to phủ lớn vào ngày tiệc lễ một lúc cả chục vấn hầu, hẳn chúng ta cũng hiểu nhà Thánh đâu ra mà lắm thế, ngự cùng lúc cả chục chiếu hầu, nhà ngài chỉ chứng một ly một lai thôi.

Và lúc này Đồng thầy chính là người uốn nắn chỉ bảo cho tân đồng lề lối, phép tắc nhà ngài khi lên sập hầu. Đồng thầy không chỉ dậy thanh đồng về việc tâm linh, mà còn là người dạy cho đồng con về đường ăn lẽ ở, giữ gìn tâm đức khi hành đạo cứu bách gia trăm họ. Chính nhờ sự dìu dắt này mà nhiều Tân đồng trong 3 năm thử lính tùy duyên sẽ được nhà Thánh ban lộc dương hoặc lộc âm.

Đến đây hẳn các bạn đã hiểu truyền thống tốt đẹp của Đạo Mẫu “ người đi trước dẫn bước người đi sau “, “ không thầy đố mày làm nên “.

Tamlinh.org

(Trích dẫn hoặc đăng lại vui lòng dẫn nguồn Tamlinh.org đầy đủ)