04/06/2021 11:34 View: 11556

Hiểu đúng về OAN GIA TRÁI CHỦ

Theo thế giới quan của Phật giáo nhìn nhận mọi thứ sinh ra, hình thành, và hoại diệt đều có nhân duyên. Phật nói, đời người ở thế gian nhỏ là gia đình quyến thuộc, lớn là quốc gia dân tộc đều không ngoài "báo ân, báo oán, đòi nợ và trả nợ". Từ bốn thứ duyên này mà tương hợp.

hoa giai oan gia trai chu, nghiep bao

Mà chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, sống thiếu ân nghĩa, bố thí đức huệ thì ít, kết oán thì nhiều do đó mà luân hồi trong lục đạo, oan oan tương báo. Khổ đau cùng cực. 

Oan gia trái chủ là gì?

Trong cuộc sống, mỗi đau khổ, bệnh hoạn hay những nỗi buồn, khó khăn đều do nghiệp chướng từ lâu xa về trước kết tập thành. Ví như kiếp trước giết thú ăn thịt thì kiếp này bị ốm đau, đoản thọ. Hay như kiếp trước tà dâm, cướp chồng của kẻ khác thì kiếp này bị kẻ đó cướp chồng mình....

Đó là quy luật công bằng của nhân quả. Có vay có trả, có oan có báo. Do những tập nghiệp sâu nặng đó mà chúng sinh cứ trôi lăn sinh tử, oan oan báo báo từ kiếp nọ sang kiếp kia.

Cách hoá giải oan gia trái chủ

Nhưng may mắn cho chúng sinh, có những bậc đạo sư giác ngộ như phật Thích Ca. Nhìn nhận thấy con đường giải thoát sinh tử. Giải thoát khổ đau cho chúng sinh một cách rốt ráo và chân thật.

Chúng ta sinh ra do nghiệp tạo thành với cha mẹ quyến thuộc từ lâu xa về trước. Lớn lên có bạn bè hay kẻ thù người ghét cũng do nghiệp từ lâu xa. Nghiệp đó có thể hiện hữu ở hình dáng loài người, loài súc sanh hay ngã quỷ. Đó là oan gia trái chủ. Những người chết oan, chịu đau khổ từ ta và kiếp này họ mang đến những điều ngang trái nghịch duyên cho ta.

Như vậy, có cách nào để những oan gia trái chủ đó hết hận thù, bỏ hết sân hận? Cùng nhau hồi hướng đến cảnh giới an lạc?

Đức Phật dạy rằng, chỉ có một cách để chuyển nghiệp đó là tu tập.

  • Đó là thu thân, tu khẩu, tu ý.
  • Đó là công đức bố thí cúng giàng.
  • Đó là tâm tự tại, không oán thù, không hơn thua.
  • Đó là sám hối.

Coi như gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc đời hãy quán về nhân quả. Nghĩ rằng do nhân quả lâu xa ta đã tạo mà kiếp này ta phải chịu. Từ đó tâm chúng ta thanh tịnh. Trí tuệ thông suốt, rồi tìm cách giải quyết cái tội của chúng ta một cách diệu dụng và hiệu quả.

Còn đối với những nghiệp báo chưa hiển bày thì chúng ta cần sám hối.

Trong kinh Pháp Bảo Đàn Kinh của lục tổ có nói: "Sám là sám những lỗi về trước, từ trước có những việc ác do vô minh, các tội thảy đều sám, nguyện một thời tiêu diệt và không bao giờ khởi lại những niệm ấy, nguyện ấy. Đó là sám. Hối là hối những lỗi về sau, nay đã giác ngộ nên khg bao giờ phạm lại. Người phàm phu mê muội chỉ biết sám lỗi trước mà khg biết hối lỗi sau nên tội trước chẳng hết, lỗi sau lại sanh".

Như vậy sám hối ở đây hiểu đơn giản là tự mình nhìn nhận lại những lỗi lầm của mình đã tạo và những lỗi mà mình có thể tạo cho chúng sanh. Rồi từ đó nguyện không bao giờ mắc lỗi, tích phúc làm thiện để những lỗi lầm dần dần tan biến, phước đức ngày càng tăng trưởng.

Như vậy, việc giải oan gia trái chủ là do ta.

Vì ta tạo nên nghiệp và chỉ có thể do ta giải nghiệp. Cái nghiệp đó có sẵn nhưng do tu tập và bố thí cúng giàng thì cái duyên sẽ không tạo thành quả đắng nữa. Chứ không phải nghiệp quy ra tiền để đóng. Quy ra ngày lao động để giải vì điều đó đi ngược lại ý nghĩa cao đẹp của Phật giáo.

  • Nếu tiền có thể giải được nghiệp thì chắc những người như ông Cấp Cô Độc đã hết nghiệp. Đã thành Phật.
  • Nếu nhiều tiền thì những đại gia sẽ chả còn đau ốm phiền não hay nghịch duyên.
  • .........

Có những nghiệp bắt buộc nó phải đến nhưng biết cách tu tập thì cái nghiệp đó đến với ta với sự chuẩn bị kỹ càng nhất, tự tại nhất để đối phó lại. Còn một số chùa bây giờ thỉnh oan gia trái chủ lên. Mà nếu oan gia trái chủ là súc sanh hay người thì thỉnh kiểu gì?

Do vậy, quan trọng nhất vẫn là tu tập. Bỏ ác làm lành. Thọ tam quy trì ngũ giới thì tội nghiệp tiêu giảm. Tự tại trước nghịch duyên của cuộc đời. Không oán thán nghịch duyên thì tự tâm sẽ an lành.

Tamlinh.org

(Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn)