04/06/2021 11:46 View: 4085

Người có CĂN ĐỒNG hay bị lệch lạc về giới tính?

Từ xưa đến nay mọi người thường gọi những người có căn đồng số lính là "giới đồng bóng", vậy "đồng bóng ở đây có ý nghĩa gì? Có phải cứ có căn đồng là hay bị lệch lạc về giới tính, dễ bị "bê đê" không? ... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu qua cuộc đối thoại giữa đồng già và đồng trẻ sau đây.

tu phu dinh than, can so

CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA ĐỒNG GIÀ VÀ ĐỒNG TRẺ !

Đồng trẻ: Thưa cụ, cụ cho con hỏi:

"Có phải đồng bóng là lệch lạc về giới tính, như bây giờ người ta hay gọi là “ bê – đê” hay không ? 

Con thấy người ngoại đạo nhìn vào, thậm chí có người vào đạo bị soi mói hay dị nghị vì thực tế có quá nhiều người nhìn những thầy đồng bóng bằng con mắt coi thường, như những kẻ biến thái …hay đánh đồng chung thành có đồng là bê-đê. Cụ có thể cho chúng con biết thời của cụ và bây giờ có giống như vậy không ?

Đồng già:

"Tôi năm nay tôi 94 tuổi, cũng là hưởng đủ số trời và nhờ ơn Thánh Mẫu, nên cũng được gọi là quá thọ. Tôi ra đồng từ năm 1942 đến nay, cụ đồng tôi cũng là nam giới nhưng không phải là đồng bóng theo cách hiểu bây giờ, như anh nói từ “bê đê” gì đó.

Trước đây hồi tôi và các đồng anh lính chị của tôi mở phủ, thời đó không có ai là hai giới tính hay giờ gọi là bê-đê, hay “bóng” cả.

Chúng tôi chỉ vi nam vi nữ trên sập hầu, chứ không vi nam vi nữ ngoài đời.

Mà kể cả ngoài đời trước đây cũng không có người nửa nam nửa nữ, bê đê hay biến thái. Bởi trước đây các địa phương đều tìm những đứa trẻ có biểu hiện nửa nam nửa nữ để tuyển chọn đưa vào kinh thành nên ngoài đời không có những người như vậy sống công khai chứ đừng nói đến việc ra đồng hay lên sập hầu Thánh.

Việc này cũng có nguyên do cả:

Vì ngày xưa, trong dân chúng nhà ai có người bẩm sinh có tính cách ái nam ái nữ là rất mừng, muốn cho vào cung làm hoạn quan: Do hoạn quan được tuyển chọn, những người không có bộ phận sinh dục, bộ phận sinh dục không phát triển bình thường, hoặc ái nam ái nữ, hay là con trai nhưng tâm lý và tính cách là con gái… . họ được tuyển vào cung theo những thể thức khá đặc biệt. Tại các làng mạc, những gia đình nào sinh con thuộc vào các dạng trên phải trình báo ngay cho quan địa phương biết để cử người xuống khám xét kỹ càng. Nếu xác nhận đứa bé “đạt yêu cầu”, quan địa phương làm tờ tấu gửi về triều để vào sổ bộ, mặt khác thông báo cho gia đình đứa bé biết để nuôi dạy cho tốt, chờ ngày tiến cử vào cung. Đến khi đứa bé được khoảng 13 đến15 tuổi, bộ Lễ chọn ngày lành tháng tốt rước vào cung, làm một hoạn quan. (Nếu là tự nhiên thiếu bộ phận sinh dục nam thì không phải hoạn, còn nếu chỉ có tính cách và tâm lý giống nữ thì phải hoạn).

Các anh bây giờ không biết: Theo quan niệm thời phong kiến

Việc sinh hạ được một đứa con đủ điều kiện làm hoạn quan là một may mắn, vừa là vinh dự

Còn là phúc của ông bà để lại, chẳng những cho cha mẹ đứa bé, mà còn cho cả làng xã sở tại. Về quyền lợi, cha mẹ hoạn quan được miễn sưu thuế và được hưởng một khoản trợ cấp bằng tiền thuế của 17 hộ đinh gộp lại. (Thường là hàng trăm lạng bạc nếu lấy tiền ngay). Làng xã sở tại cũng được hưởng ân sủng của triều đình do tiến cống vị hoạn quan xuất thân từ làng mình mà được ban phát. Chính điều này đã đẻ ra nhiều trường hợp lạm dụng, có người xin trẻ em các gia đình nghèo khó về nuôi dậy cho biến đổi tính cách giống nữ rồi thiến đi để sau này được đưa chúng vào cung. (Anh biết trước đây thời tôi còn nhỏ mua một đứa bé chỉ không đến lạng bạc còn có vùng nhà ngèo cho không không ai nhận).

Bởi vậy, điều 244 bộ Hình luật thời đó qui định rõ: “Không một gia đình viên chức hay thường dân nào được xin con nuôi rồi thiến chúng”.
Vì thế mà xưa kia không có ai có biểu hiện bê đê, ái nam ái nữ…. lệch lạc về giới tính theo chuẩn mực xưa (nam ra nam- nữ ra nữ) bê đê gì đó mà sống công khai ngoài cộng đồng, chứ đừng nói là bê đê ra đồng hay lên sập hầu Thánh. Có là đã bị bán vào cung từ nhỏ từ lúc 13 đến 15 tuổi rồi.

Đến thời sau này, sau ngày cách mạng thành công, xã hội phong kiến được thay thế, không còn cung đình và nhu cầu tuyển hoạn quan nữa thì những em nhỏ có biểu hiện ái nam ái nữ trên dù tự nhiên bẩm sinh cơ thể hay tính cách lệch lạc như bây giờ hay bị quy chụp với cách gọi: “bóng, bê đê…” không được xã hội và cộng đồng trọng dụng nữa.

Bình thường thì không sao, khi sinh ra đang là cái phúc cái vinh dự cho làng xóm gia đình nhưng rồi do xã hội thay đổi chế độ và quan điểm, sự kỳ thị bị đẩy lên rất cao các em lệch lạc tâm lý - giới tính hay thiếu bộ phận sinh dục từ bé bị quy chụp đủ kiểu…. Các em khi lớn lên khó hòa nhập với cộng đồng, hay bị các bạn cùng lứa xua đuổi, trêu chọc dù là ở bất cứ đâu đặc biệt là ngoài Bắc ta, trong Nam không vậy, nên lúc này một bộ phận lớn tìm vào nhà Chùa và nhà Đền để nương tựa sống qua ngày, bởi chỉ có ở trong chùa trong đền chắp táp giúp việc hoặc nguyện làm người tu theo Phật – Thánh thì mới không bị xã hội lên án hay xua đuổi kỳ thị.

Thời đó những người như vậy rất khó sống chứ không phải công khai như bây giờ.

Vậy là từ đó mới có xu hướng những người cứ lệch lạc về giới tính là mong và cố được lên chùa tu hoặc ra đồng.

Rồi đến thời kỳ chống mê tín dị đoan, 1 bộ phận lớn những người có căn quả không dám ra đồng, chỉ còn 1 số ít là dám ra đồng. Còn lại được biết đến đa phần là những người lệch lạc giới tính, do điều kiện cuộc sống không có cách nào khác để hòa mình với xã hội nên bám trụ lại với đền, chùa, với đồng bóng.

Nên trong những thập kỷ sau này, đa phần là nhìn thấy những người đó là nghĩ ngay đến đại diện của đồng bóng, sư tăng… Và cũng do quy chụp mê tín dị đoan nên đánh đồng luôn đồng bóng với bê đê như ngày nay.

Thực tế ra, những người lệch lạc giới tính theo quy chuẩn xã hội khi đó là những người rất đáng thương. Đến bản thân tôi cũng nhận mở phủ cho mấy người lệch lạc tính cách dưới thời đó.

Anh biết anh Tiến rồi chứ, lúc đó anh Tiến cũng muốn đi tự tử vì ban ngày ra đường bị những người thanh niên đánh đập, trêu đùa, thậm chí ác ý còn lấy gậy gộc chọc vào chỗ hiểm… Thực khổ sở vô cùng. Nhưng dưới thời đó, dân chúng vẫn biết kính và sợ Phật Thánh và kính trọng nơi đồng nhân cửa đền chùa.

Tôi thấy vậy thương quá, lại xét thấy cũng là người có căn duyên với cửa Thánh nên mới nhận vào và mở phủ cho ra đồng hầu hạ chắp táp giúp việc Thánh tại điện thờ và dạy đạo cho. Sau khi anh Tiến được mở phủ ra đồng theo nhà Thánh, không ai dám trêu chọc, đánh đập hay có thái độ khinh miệt nữa.

Cũng như có vài người cũng đau khổ khó sống trong môi trường kỳ thị như vậy, có người tìm cách bỏ trốn đi nơi khác, không được thì u uất đến muốn tự tử. Nếu không có căn sâu với nhà Thánh, tôi cũng khuyên ra quy y nhà Phật, nương tựa nơi nhà chùa để cho người đời không kì thị hay hành hạ.

Thời đó là như thế, nhưng cũng có vị đồng anh trên tôi lại không nhận bất cứ một người nào lệch lạc giới tính vào để mở phủ ra đồng.

Thực ra những người nam có tính cách nữ là những người rất khéo léo, cẩn thận trong việc trang điểm, hầu dâng, sửa soạn lễ lạt... cũng là một việc tốt.

Trong khi trước đây hầu dâng giúp việc toàn là đồng anh lính chị bản hội giúp cho nhau mà thôi, xét cho cùng không thể nhanh nhẹn tỉ mị hay “ chuyên nghiệp” giống như những người có tính chu đáo của nữ làm được.

Bên cạnh đó, trải qua thời kỳ khó khăn bị nội bài ngoài xích, bị ngắn mác “ mê tín dị đoan”, ngoài những người căn cốt đồng sâu quả nặng ốm lay lắt cơ hành thì bắt buộc phải ra đồng, mà ra thì cũng phải giấu là mình có đồng, phải ở ẩn hay bí mật hầu Thánh giữ đạo; còn lại thì rất nhiều những người mang “giới tính lệch lạc” khi đó, vừa là hoàn cảnh bắt buộc nương tựa cửa Phật Thánh để sống, (cũng vô ý làm thay đổi nhận thức quy chụp đồng bóng là bê đê gì đó), vừa là trong số đó cũng có những người có căn duyên với Nhà Thánh, biết mình được nhờ ơn Thánh Mẫu, ơn cửa Đạo che chở cho con đường sống. Họ rất nhất tâm nơi cửa Thánh để duy trì đạo, hầu hạ phụng sự cẩn trọng, hương khói nhang đèn trong đền, điện thờ … trong giai đoạn bị cấm đoán khó khăn đó. Như vậy cũng là có công với đạo.

Nhưng việc gì ra việc đó. Phải hiểu cho rõ căn cơ nguồn gốc chứ không thể vì thiếu hiểu biết hay a dua mà đánh đồng bê –đê với đồng bóng (đồng nhân).

Đồng bóng chưa bao giờ là bê - đê cả.

Tái bút từ tác giả - Tôi không dám đưa tên cụ lên, cũng vì lời cụ có dặn như sau: “Tôi là lớp đồng ngày xưa, già cả chỉ chờ đến ngày được về với Mẫu, anh có thắc mắc muốn hỏi. Tôi là người đã trải qua thời đó, biết rõ căn nguyên sâu xa nên tôi nói cho anh hiểu. Anh muốn chia sẻ cho những người trẻ biết và hiểu cũng là điều nên làm. Nhưng ngày nay thời buổi xã hội đồng bóng lắm thị phi, người căn sâu căn nông thậm chí không có căn cũng đua nhau ra đồng, người tín đạo hiểu đạo và những kẻ châm chọc muốn phá đạo cũng tham gia các nhóm các hội mang danh đạo Mẫu… Rồi những kẻ cố tình không hiểu hay muốn kích phá, họ suy biến lệch đi thì không hay, rồi họ gọi tên tôi ra mà chửi, nhất là mấy cậu mang danh là đồng nhân mà dị dạng từ tâm lý đến nhân phẩm khiến người đời đánh đồng, bóp méo đồng bóng với bê – đê, biến thái đó”.

Đồng thầy Tự Tuệ Trần ghi chép

Sao chép, trích dẫn, diễn đọc vui lòng ghi rõ nguồn và dẫn link từ web