04/06/2021 11:48 View: 14242

Tìm hiểu về nghi lễ Trả Nợ Tào Quan

Mọi người chắc đã nghe nhiều đến lễ trả nợ Tào quan, khi làm ăn xui xẻo, tình duyên lận đận... các Thầy thường cho đệ tử làm lễ Trả nợ Tào quan, vậy thực chất lễ trả nợ Tào quan là gi??? Thế nào là trả nợ Tào quan, tại sao chúng ta phải trả nợ tào quan? Tào quan là những ai? ở đâu? Trả nợ tào Quan để làm gì?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu

tra no tao quan

Trả nợ tào quan là gì?

Theo dân gian hiểu nôm na thì Tào Quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ. Trả nợ Tào Quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ. Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ Tào Quan chính là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ. 

Các thầy cúng cũng cho rằng: Trả nợ tào quan là trả lại tiền kiếp trước bạn đã tiêu xài hoang phí hoặc những đồng tiền bạn kiếm được bằng những công việc bất chính của kiếp trước kiếp này bạn phải trả nợ lại để bạn giữ được tiền, tránh bị hao tiền vào những thứ không đáng có. Nói chung là bạn làm lễ tào quan là để giữ được tiền

Trong Pháp Sự khoa nghi có một khoa cúng tên là Điền Hoàn Thiên Khố (tức là trả nợ vào kho Trời) hay còn gọi là khoa Tào Quan- khoa Trả nợ tiền kiếp - khoa trả nợ Tào Quan, Hoặc- đạo giáo điền hoàn ngũ đẩu lộc khố thụ sanh kinh dữ tiền. 

  • Tào Quan là các vị trông giữ các bạ tịch của các sinh linh trong ba cõi. Trong một vòng Giáp Tý hay còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp thì có từng vị cai quản riêng, và mỗi vị lại có một cái kho riêng. Tiền nạp vào đây sẽ được sử dụng cho các việc công sự. 
  • Lễ trả nợ tào quan là Lễ trả nợ vào kho Trời, trên các cung trời đạo lợi có các quan cai quản việc nợ nần của các gia chủ... 

Xem thêm: Danh sách các Quan Đương Niên Hành Khiển từng năm

Tại sao phải trả nợ tào quan?

Cái nợ này vốn sinh ra ở tiền kiếp do chúng ta buôn đầy bán vơi, tạo ra vô số nghiệp chướng.

  • Táo Quân ghi chép lại và ngày 23 âm lịch hàng tháng thông báo cho Nam Tào mà trừ đi dương thọ của người đó
  • Ngoài ra biên gửi xuống Âm Phủ cho đại vương Diêm La để thêm tình tiết tăng nặng khi thụ hình tại âm phủ 
  • Hoặc có thể căn cứ vào đó mà theo Luật Nhân - quả để tính kiếp nạn mà tội hồn sẽ phải chịu đựng trong kiếp sau.

Vì vậy, trả nợ tào quan là có thể dùng công đức để xóa bỏ đi những nghiệp chướng trong tiền kiếp, hóa giải những hung tai đang mắc phải, cũng là dịp để con người ta nhìn lại chặng đường mình đi qua để thanh tâm quả dục, để hoàn thiện hơn. 

Trong tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ cũng có nghi lễ trả nợ tào quan. Lễ trả nợ tào quan được quan niệm là do kiếp trước chúng ta đã có những lỗi lầm vì thế nợ ần tiền kiếp là không thể không có. Những nợ nần tiền kiếp đó là do các ty quan (ở địa phủ) ghi chép. Khi người ta gặp những chuyện xui xẻo làm ăn lụi bại người ta sẽ nghĩ rằng đó là do nợ nần kiếp trước quá nặng mà chưa trả được. Vì thế người ta sẽ làm lễ trả nợ tào quan mong rằng sau đó người ta sẽ gặp nhiều may mẵn tương lai công danh sự nghiệp tốt đẹp hơn. 

Rất nhiều người thắc mắc: Làm lễ trả nợ tào quan hết bao nhiêu tiền? Về chi phí làm lễ trả nợ tào quan sẽ rất khó để tính vì nghi lễ này thường được làm chung với nhiều nghi lễ khác, tuỳ từng thầy và đàn lễ đại đàn hay tiểu đàn mà chi phí sẽ khác nhau. 

Khoa cúng trả nợ tào quan như thế nào?

Trong Pháp Sự khoa nghi có một khoa cúng tên là Điền Hoàn Thiên Khố (tức là trả nợ vào kho Trời) hay còn gọi là khoa Tào Quan- khoa Trả nợ tiền kiếp - khoa trả nợ Tào Quan, Hoặc- đạo giáo điền hoàn ngũ đẩu lộc khố thụ sanh kinh dữ tiền

  • Điền Hoàn nghĩa là hoàn trả đủ vào chỗ còn thiếu
  • Thiên Khố có nghĩa là kho nhà Trời. Điền Hoàn thiên khố là trả nợ vào kho nhà trời.

Đặc biệt trong khoa này dùng một loại tiền riêng có tên là Tiền Thiên Khố hay tiền Tào quan Tiền Khiếm và Thụ Sanh Kinh hay Thọ Sinh Kinh để cúng. Ngoài ra khi trả nợ còn phải trả bằng kinh sách, phan lọng, cây, chuông mõ v.v..

Phần nợ chính để trả nợ thường là: Kinh Thọ Sinh vàTiền Thiên Khố.Thiếu những thứ này thì không thể làm lễ trả nợ được.

Sau khi làm lễ Điền hoàn thì thường tụng Kinh Dược Sư - Phổ môn - Thủy Sám. Bên Đạo giáo thì tụng kinh Bắc Đẩu Diên mệnh và kinh Táo Quân. 

Hiện nay tại các Đền, Chùa... thường hay làm những đàn lễ lớn để trả nợ Tào quan: ngoài những đồ lễ như Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt.....thì những thứ không thể thiếu trong đàn lễ là một số loại Kinh như Kinh Thọ Sinh, Kinh diệt tội, Kinh Kim cang thọ mạng, Kinh nhân quả... và Tiền Thiên Khố...

Chuẩn bị sắm lễ cho lễ trả nợ tào quan:

  • Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt . v.v..
  • Mâm lễ vật trả nợ: Kinh âm, kinh dương, tiền thiên khố...Kinh Thọ sinh, kinh Trường thọ diệt tội bào hộ Đồng tử Đà ra ni, kinh Nhân quả, kinh Kim cang thọ mạng, Kinh Phật đảnh tôn thắng.
  • Lồng chim, Chậu cá, mâm gạo, tiền mâm, Đường muối
  • Mâm sớ văn, mâm cúng thí thực (để riêng).
  • Hướng tốt cho lập đàn là Hướng Bắc.

Xem ngay: Văn khấn, cách sắm lễ Trả Nợ Tào Quan

Phần lễ nghi cụ thể: 

Nếu dùng đại đàn thì thứ tự như sau: 

  • Chiều hôm trước: Thiết đàn - Biểu kinh - Sám hối - Đại bi, Thập chú, bạch y - Tụng dược sư hoặc Thủy Sám - Chỉ tĩnh
  • Sáng hôm sau: Kinh Đầu tràng - Thiêt Dĩ - Pháp tấu - Thỉnh Phật - Tào Quan - Đội sớ - Tụng kinh.
  • Chiều hôm sau: Phóng sinh- Thí thực.- Tạ Quá- Tiễn đàn.- Thụ lộc.

Nếu làm tiểu đàn:

  • Thỉnh Phật
  • Tào quan.
  • Thí thực
  • Phóng sinh.
  • Tạ, tiễn đàn.

Các loại văn sớ dùng trong lễ trả nợ Tào quan:

  • Điệp tấu
  • Quan Phát tấu
  • Tấu thiên phủ
  • Tấu Địa phủ
  • Tấu thủy Phủ
  • Tấu Nhạc Phủ.
  • Tấu Dương 1
  • tấu Dương 2
  • Tấu Âm
  • Kinh đầu tràng
  • Biểu kinh Dược sư
  • Biểu kinh Độ dương.
  • Sám Hối.
  • Lễ Phật.
  • Giám Môn
  • Giám Đàn
  • Bảng thang
  • Bảng trà.
  • Kinh Thọ sinh
  • Điệp Âm
  • Công cứ Âm
  • Công cứ Dương
  • Điền Hoàn
  • Phật tào Quan
  • Cô Hồn
  • Phóng sinh.

CÁCH LẬP ĐÀN LỄ TRẢ NỢ TÀO QUAN NHƯ SAU:

Đàn trả nợ Tào quan nều lập riêng hoặc làm ở Tư gia thì lập thành một đàn có 3 tầng. Phần nền treo Bức "Liên trì Hải hội". Hai bên treo: trái giám môn; phải, giám đàn. bên ngoài treo Bảng thang, bảng trà.

Tầng trên cùng có 3 bài vị:

  • + Ở giữa: TRUNG THIÊN TINH CHÚA BẮC CỰCTỬ VI TRƯỜNG SINH ĐẠI ĐẾ NGỌC BỆ HẠ.
  • + Bên trái: NAM TAO LỤC TY DUYÊN THỌ TINH QUÂN VỊ TIỀN.
  • + Bên Phải: BẮC ĐẨU CỬU HOÀNG GIẢI ÁCH TINH QUÂN VỊ TIỀN. Nếu có điều kiện thì dán thêm nhị thập bát tú phía dưới.

Tầng giữa

  • + Ở giữa: U MINH GIÁO CHỦ BẢN TÔN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT HỒNG LIÊN TỌA HẠ.
  • + Bên trái: BẢN CẢNH THÀNH HOÀNG CHƯ VỊĐẠI VƯƠNG VỊ TIỀN
  • + Bên phải: ĐƯƠNG CAI THÁI TUẾ CHÍ ĐỨC TÔN THẦN VỊ TIỀN

Tầng cuối: gồm 3 bài vị sau:

  • + Giữa: MINH PHỦ THẬP ĐIỆN DIÊM VƯƠNG NGỌC BỆ HẠ
  • + Trái: CHƯỞNG BẠ CHƯỞNG TỊCH CHƯỚNG ÁN TÀO QUAN ÁN HẠ
  • + Phải: THIÊN KHỐ LỤC THẬP HOA GIÁP TY QUÂN ÁN HẠ.

Thầy nào có thể làm lễ trả nợ tào quan?

Người có nợ không thể tự trả nợ mà phải nhờ đến những hàng đã thọ thông tứ phủ như:

  • Điện chủ thanh đồng.
  • Pháp sư, hòa thượng.
  • Hàng Bật sô trở lên.

Bởi vì trong khi làm lễ phải dùng đế một số khế ấn mà người chưa được thụ giới không được phép làm.Trả nợ tào quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường.

Thời gian làm lễ trả nợ tào quan

Các ngày chuyên dùng cho Trả nợ tào quan.

Ngày Thiên xá.

  • Ngày 1 tháng 2 vía Nhất Điện Tần Quảng vương
  • Ngày 1 tháng 3 vía Nhị Điện Sở Giang vương.
  • Ngày 8 tháng 2 vìa Tam Điện Tống Đế Vương.
  • Ngày 18 tháng 2 Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương.
  • Ngày 8 tháng Giếng Vía Ngũ Diện Diêm La Vương.
  • Ngày 8 tháng 3 Vía Lục Điện Biến Thành Vương.
  • Ngày 27 tháng 3 vía Thất Điện Thái Sơn Vương.
  • Ngày 1 tháng 4 vía Bát Điện Bình Đẳng Vương.
  • Ngày 8 tháng 4 vía Cửu Điện Đô thị Vương.
  • Ngày 17 tháng 4 vía Thập Điện Chuyển luân vương.
  • Ngày 18 tháng 4 vía Tử Vi Đại đế.
  • Ngày 4 tháng 6 Chư Phật giáng lâm.
  • Ngày 30 tháng 7 Vía Địa Tạng Vương Bồ tát.
  • Ngày 8 tháng 10 Hải Hội Phật.

Ngoài ra còn có thể làm theo cái đại lễ cầu an hoặc ngày 1 ngày Rằm tại các chùa.

Làm lễ trả nợ tào quan xong là hết nợ phải không? 

Liệu lễ xong một đàn lễ như vậy ta có trả hết nợ Tào quan hay không???

Việc trả nợ phải đến kỳ đến vận mới được trả, không phải cứ muốn trả là được, không phải lễ xong là được các Ngài chứng và xóa nợ cho, chưa đến hạn được trả nợ thì Lễ cũng sẽ được sếp vào kho để đấy, nợ vẫn hoàn nợ...

Không phải cứ vung tiền ra sắm nhiều đồ lễ, mời Thầy Pháp thật cao tay để cúng lễ...là trả được nợ ... nếu nghiệp nặng do chính bản thân trong quá khứ đã tạo ra hoặc do gia tiền tiền tổ tạo raví dụ như: trong quá khứ đã từng giết người, cướp của... đến kiếp này cúng một mâm lễ đầy đủ... mấy quyển kinh, một ít tiền thiên khố... là được các Ngài xóa tội thì các Ngài ở cõi Âm tòa cũng nhận hối lộ hay sao???....

Nợ Tào quan cũng có nhiều mức, người nặng, người nhẹ khác nhau. Có người phải trả nợ Thiên Phủ, có người phải trả nợ Thủy Phủ, có người phải trả nợ Địa Phủ, có người phải trả nợ cả 3 cửa... tùy theo những nghiệp đã kiến tạo trong quá khứ..

Do vậy chúng ta đừng chấp vào Lễ nghi nhiều quá, quan trọng là phải thức Đạo, phải biết Hành thập thiện nghiệp, phải biết TU... để trả nghiệp, vượt lên số phận..

Trả nợ tào quan là nghi lễ không có trong Phật giáo

Người Phật tử có chánh kiến chỉ tin mình mắc nợ (thừa kế, thừa tự) nghiệp lực của chính mình mà thôi, không hề nợ Ngân hàng địa phủ hoặc Tào Quan hay bất cứ vị thần linh nào.

Trước những biến cố bất lợi, không như ý trong đời sống, Đức Phật dạy nên làm lành tránh ác để vun bồi phước đức. Phước đức tăng thêm thì đồng thời nghiệp lực giảm đi, phước trí đủ đầy thì tội chướng tiêu trừ. Khi nghiệp lực và tội chướng được chuyển hóa thì mọi chuyện sẽ thuận lợi, hanh thông, tốt đẹp mà không cần cầu cúng bất cứ ai.

Trước tình trạng các thầy bà mọc lên nhan nhản, xem bói qua mạng, làm mọi loại lễ Online thì các bạn cần hết sức tỉnh táo, không nên dễ dàng để các thầy bói dẫn dụ vào tà kiến mê tín khiến tiền mất tật mang, vừa mất tiền lại vừa sống trong lo lắng và sợ hãi. 

Tamlinh.org (Tổng hợp)