04/06/2021 11:44 View: 6379

Phân biệt lễ trình đồng mở phủ và hầu đồng bình thường?

Có quan niệm cho rằng: Lễ trình đồng mở phủ cũng gần giống như lễ hầu đồng, điều này có đúng không? Lễ trình đồng mở phủ và lễ hầu thường thì các khoa cúng có gì khác biệt ? Vai trò của pháp sư trong lễ trình đồng mở phủ và lễ hầu đồng / lên đồng có quan trọng không ?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu

so sanh le trinh dong mo phu va hau dong

Lễ trình đồng mở phủ là gì? 

Trình đồng mở phủ là nghi thức bắt buộc đối với một người muốn trở thành tín đồ của đạo Mẫu nói chung và trong đạo Mẫu Tứ Phủ nói riêng. Lễ mở phủ còn gọi là lễ ra đồng của một người có căn đồng, số lính. Sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức là một con đồng Tứ phủ.
Khi đã xác định mình có “căn số”, những người theo đạo Mẫu sẽ phải làm lễ trình đồng mở phủ để gia nhập đạo. Hay ta có thể coi đây là nghi thức “nhập môn” được tiến hành giữa con người với thần linh. Nếu không có nghi thức này thì tín đồ theo đạo không thể hầu Thánh được. Để tiến hành lễ này, đệ tử hay tín đồ cần phải mời về một đồng thầy và pháp sư. Đồng thầy là người sẽ mở phủ và dạy phép nhà thánh cho tân đồng. Pháp sư là những người thay khăn, thay áo lên hương cho thanh đồng.

Nghi lễ trình đồng mở phủ có một số yếu tố quan trọng, bao gồm: 

  • Nghi thức thờ cúng
  • Âm nhạc
  • Trang phục 
  • Nghi thức hành đàn. 

Các nghi thức hành đàn là yếu tố đặc trưng, thể hiện đầy đủ nghi lễ của bốn phủ trong Tứ phủ. Hành đàn gồm có: Trứng (nam 7 quả, nữ 9 quả), trầu cau, gạo, gương lược, sách bút, dao kéo, nước hoa, xà phòng, khăn mặt, mâm son, tráp triện, chóe, nước sông, khăn phủ (phủ nào thì khăn màu đó).

Mỗi phủ trong Tứ phủ đều có một mẫu, một vua và các vị trong phủ đó cai quản. Đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ là: Thiên phủ và Địa phủ. Thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò chủ giáo đàn nên thông thường trong nghi lễ mở phủ trình đồng,  các ông đồng, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ và quan lớn đệ Ngũ được phân theo sắc áo. Mỗi quan lớn theo sắc áo của hành đàn để về phủ đó hành lễ. Bốn quan lớn từ đệ nhất tới đệ Tứ mỗi người mở 1 phủ. Quan lớn đệ Ngũ (quan lớn Tuần Tranh) thì tiễn đàn.

Tân đồng khi làm lễ trình đồng mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ trong đó quan trọng là phải có 1 khăn phủ diện, 1 áo công đồng, khăn tấu hương. Nguyên tắc chung là mỗi giá phải sắm một bộ khăn áo nhưng tùy vào điều kiện, còn nhiều khi chỉ cần 5 bộ áo dài 5 màu gồm: đỏ, xanh, trắng, vàng và xanh lam hoặc mượn khăn áo của người khác. Tuy nhiên, khăn áo công đồng (do tiên thánh sang khăn sẻ áo cho) thì không được mượn và không được cho ai mượn.

Lên đồng/hầu đồng là gì? 

Lên đồng là một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt ở cả miền Bắc và Nam, cả vùng xuôi và miền núi. Gốc của Đạo Mẫu và Lên đồng của người Việt là ở miền Bắc, xuất hiện muộn nhất cũng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVI), sau này theo chân của người di dân vào miền Nam và lên Tây Nguyên.

  • Lên đồng ở Bắc Bộ mang tính kinh điển, uy nghi, khuôn phép
  • Lên đồng ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn thì cởi mở, vui nhộn, dân dã hơn.
  • Ở Huế, ngoài kiểu lên đồng nghi lễ, còn có lên đồng tập thể, gọi là Đồng vui, nhất là vào dịp tháng ba giỗ Thánh Mẫu Mẫu Thiên Ya Na, rước Mẫu trên sông Hương về Điện Hòn Chén.

Nghi lễ Lên đồng diễn ra ở các Điện, Đền, Phủ, nơi thờ các vị Thánh của Đạo Mẫu Tứ phủ. Khi lên đồng, với những mức độ khác nhau, các bà Đồng hay ông Đồng đều phải tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất (Estacy), với sự trợ giúp của âm nhạc, lời hát Văn rộn ràng, múa nhảy sôi động, màu sắc rực rỡ, rượu, thuốc, hương hoa ngào ngạt... Khi vị Thánh nào nhập, thì phải mặc lễ phục của vị Thánh đó. Lễ phục Thánh Quan uy nghi, lễ phục Chầu bà mang đầy màu sắc của dân tộc thiểu số, lễ phục của Ông Hoàng phong nhã, lễ phục của Thánh Cô tha thướt, lễ phục Thánh Cậu mang vẻ nghịch ngợm. Thậm chí màu sắc các lễ vật dâng Thánh trong buổi lễ cũng phải phù hợp với màu biểu trưng của các phủ của vị Thánh đó.

Nhộn nhịp nhất trong nghi lễ Lên đồng là khi các vị Thánh phát lộc và phán truyền. Lộc Thánh bằng tiền, đồ vật (hoa quả, bánh trái, vật dụng...) mà theo quan niệm dân gian, là thứ thiêng liêng“Một chút lộc Thánh còn hơn gánh lộc trần” . Những lời phán truyền về tiền vận, hậu vận, các nghi lễ giải hạn cũng làm yên lòng các con nhang đệ tử ! Kết thúc nghi lễ Lên đồng bao giờ cũng là bữa ăn cộng cảm của các con nhang đệ tử, coi đó như là lộc Thánh ban mà ai cũng hồ hởi muốn tận hưởng !

Lên đồng của người Việt tuy mang nhiều nét đặc thù, nhưng xét về kiểu loại thì cũng không phải là đặc hữu. Nếu không kể việc người Việt hiện tại mang nghi lễ Lên đồng ra khắp thế giói : Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thái Lan, Australia...thì Lên đồng cũng là một trong các dạng thức của tín ngưỡng Shaman, phổ biến khắp các dân tộc trên hành tinh này

Lễ trình đồng mở phủ và hầu đồng có khác nhau nhiều không?

Khi so sánh lễ trình đồng mở phủ và lễ hầu đồng ta có thể dễ dàng nhận ra 2 nghi lễ này khác nhau rất nhiều.

VD như: Xưa nhiều người căn sâu quả nặng (không tìm được một người thầy mở phủ) và bị bắt sát quá thì trước khi có thầy mở phủ, họ có thể nhờ pháp sư hay thầy thống cúng lễ, để mở phủ sau khi cũng xong pháp sư chỉ lên xin đài mở phủ không thấy chỉ cúng lễ nhưng vẫn có chum chóe, gọi là mở phủ gieo.

Nếu mở phủ này gieo 2 tiền đài xuống được nhất âm nhất dương thì người đó ra hầu, ra hầu xong hết cơ thì vài tháng vài năm sau (không quá 18 tháng) người này phải đi tìm thầy để phủ bóng đỡ bóng che mệnh dậy đạo cho mình.

Nên nhớ: Đồng cũng có dòng có tổ có gốc có cơ cánh. Bởi xưa kia cả làng cả huyện may ra có 1 vị thầy đồng nên khó khăn tìm thầy.

Khoa cúng mở phủ không thầy đồng như vậy sẽ mất khoảng 3-4 ngày. Như vậy, ở nghi lễ trình đồng mở phủ nguyên không có thầy đồng chỉ có pháp sư (đồng Pháp) cũng có thể làm được cả. Nói vậy để các bạn biết pháp sư rất quan trọng. Không có thầy đố mày làm nên chính là ở chỗ này !!!

Còn người hầu đồng vui gọi là khóa thi kỳ hội, xuân thu nhị kỳ thì khoa cúng chỉ cần thỉnh Phật thánh, khao nhà Trần, khao sơn trang, khao các quan, chúng sinh… chứ không nhất thiết phát tấu.

Tức là khi xuất thủ trình đồng yêu cầu nhiều thủ tục, nghi lễ và khoa cúng hơn khi hầu vui.

Con hầu làm việc (hành đạo thì có các khóa chuyển cho từng đàn lễ).

Tamlinh.org (Tổng hợp)