04/06/2021 11:34 View: 19782

Bạn mượn tiền không trả phải làm gì?

Em cho bạn mượn tiền nhưng giờ nó không chịu trả, em phải làm gì để đòi được tiền? Em bị bạn quỵt tiền, em có nên thỉnh bùa đòi nợ không ạ? Hay em nên xuống nhà đòi bố mẹ nó? Càng đòi nó càng lì ra không trả, em ức lắm mà không làm gì được. Đúng là bạn bè như cái bẹn bà, đứng cho vay, quỳ đòi nợ...

ban muon tien khong tra phai lam gi

Bị bạn quỵt tiền, 99% câu trả lời sẽ là đòi cho bằng được. Đòi đến khi nào nó trả thì thôi. Hoặc đăng ảnh con nợ lên face, chạy quảng cáo vài ngày cho nó khiếp mà phải trả... Nhưng ad lại khuyên bạn: NẾU AI THÍCH GÌ HÃY CHO HỌ. Theo ngôn ngữ teen bây giờ thì câu Tamlinh.org khuyên, nghe có vẻ rất vô lý nhưng lại rất thuyết phục. Cùng xem tại sao lại rất thuyết phục nhé: 

Mình rất tốt nhưng lại bị quỵt nợ..

Người ta hay nói đời không như mơ, kiếm đã khó, kiếm của người khác được bao nhiêu cứ kiếm, nên dường như xã hội đã tạo thành một sự phòng vệ, nếu ai vay mà không trả nhất định phải đòi bằng được. 

Nhưng bạn có nghĩ tới rằng, có lẽ điều đó không tự nhiên xảy ra đối với bạn không, tại sao nó không xảy ra với người khác mà lại xảy ra với bạn, khi bạn đã rất tốt cho họ vay, giúp đỡ khi họ khó khăn,...và tới lúc bạn cần, bạn thực sự khó khăn thì họ lại quay đi như không hề quen biết?

Họ vay bạn, hoàn toàn đúng, họ nợ bạn, không hề sai, khi cho vay thì bạn đứng, khi đi đòi bạn quỳ ...

Xã hội thực dụng khiến điều đó càng trở nên phổ biến hơn, vấn đề này ad góp ý có thể bạn ngay lập tức không thể chấp nhận lời xui dại từ Tamlinh.org, nhưng nếu trải qua thời gian suy ngẫm chắc chắn bạn sẽ đồng tình. 

Nếu không trả nợ, nó sẽ phải trả bạn thứ gì?

Không hề có chút tâm linh nào cả, mà luận theo định luật cân bằng của các nguyên tố thì "không có gì tự nhiên sinh ra hay mất đi, mà nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác ". Hãy để ý, bạn sẽ thấy nó đúng, ít nhất 1 phần nào đó

Ví dụ: Tiền của bạn cho vay, túi bạn sẽ mất đi 1 khoản. Một khoản đó lại vừa bằng với khoản mà túi thằng đang đi vay bị thiếu. Khi vay được, túi nó sẽ tăng thêm một khoản, nhưng nếu nó trả bạn thì sẽ trở về trạng thái cân bằng. Đen là nó không trả, nó định bùng, nó quỵt luôn...

Thế thì lúc này, cán cân sẽ bị lệch, mà theo nguyên lý kia thì nó sẽ vẫn phải trả bạn thứ gì đó, không phải là cái này thì sẽ là cái khác, tuỳ theo trong lượng của bạn mà cân. 

Trong tâm linh, trong lượng của bạn được tính bằng tổng của Đức và Nghiệp cộng lại. Nếu Nghiệp của bạn lớn hoặc quá lớn thì thằng vay bạn coi như số đen, vì nó sẽ được hưởng cái nghiệp của bạn để cân bằng với số tiền nó đã vay, lúc này cán cân sẽ tự cân bằng. Đối với bạn thì bạn sẽ được hưởng cái Đức của nó, để bạn cũng tự cân bằng. 

Đến đây, có nhiều bạn sẽ ấm ức, "nhưng đó là tiền mồ hôi công sức của em làm ra, nó quỵt nhiều cũng cho à. Thế thì em mất trắng à?". Nghe có vẻ rất điên, nhưng thế thì càng tốt, mai mốt có thể em gặp hạn nặng liên quan đến tính mạng nhưng biết đâu lại có người trả hộ. Vì đời, đôi khi không như mơ, ôm cục nợ đó chỉ có thể trả bằng mạng sống.

Cân bằng nguyên tử

Cho dù bạn thiếu, bị mất đi một khối lượng, hay người nợ bạn tăng thêm một khối lượng, thì cả hai người đều bị lệnh cân nên khối lượng đó sẽ được bù trừ qua nhau. Mặc kệ bạn hay họ có muốn hay không thì trạng thái tự cân bằng giữa các hạt nguyên tử cũng không thay đổi. 

  • Đức là những công lao, những việc tốt, những nghĩ tốt...sẽ tích lũy dần dần, từ đời này qua đời khác
  • Nghiệp là những thứ ngược lại như trên

Bắt buộc trong mỗi người đều tồn tại 2 mặt của vấn đề, có trắng sẽ có đen, có sáng sẽ có tối, không thay đổi, ít nhất là trong giới hạn của tinh cầu này.

Nếu bạn mất quá nhiều tiền (bị quỵ nợ, bị lừa), mà nghiệp bạn quá lớn,...thì các cụ hay bảo "của đi thay người" - chính là điều này. Mất của thì bạn còn có cơ hội để kiếm lại, nhưng mất mạng thì bạn chẳng còn cơ hội nào cả.

Vì vậy, nếu bị quỵt nợ mà không đòi được, hãy cho luôn

Nếu ai nợ bạn, bạn đòi 1-2 lần họ cố tình quên, thì cũng đừng nhắc lại mà hãy cho họ luôn, cho dù số tiền đó có là tiền tỷ đi chăng nữa, bởi dưới trải nghiệm cá nhân Tamlinh.org, ad chưa thấy ai thoát cả.

  • Buôn bán hàng chục năm, luôn gặp tình trạng mai em trả, mốt em trả, ...xong quên luôn.
  • Ngay cả không buôn bán, người quen, anh em, bạn bè vay nợ vài đồng, vài triệu, thậm chí vài trăm triệu... cũng ì ra không trả là chuyện gặp hàng ngày....

Bạn cứ bỏ qua, bạn bỏ qua chứ không phải bạn quên, nhưng không sao, tiền đó nếu do mồ hôi công sức bạn ra thì khối lượng nó càng nặng

Nếu bạn mất cả máu vào đó nữa thì khối lượng nghiệp người kia tiếp nhận sẽ rất nặng

Hãy cho đi.. vì cơ hội không nhiều

Đối với người bình thường có thể tự quan sát nghiệp nặng hay nhẹ bằng cách tự soi gương, nếu thấy khí sắc mờ đen thì có, nếu thấy khí sắc sáng ngời thì là không, tuỳ theo sáng tối để định mức độ. Độ sáng của da không phải màu sắc, ví dụ người ta hay thấy mấy bà/ông già phúc hậu đó. Trông họ phúc hậu vì cái Đức của họ lớn.

Trong cuộc đời bạn sẽ xảy ra muôn lần tạo nghiệp, nên nếu cho được thì cứ cho đi, vì cơ hội cho đi thực ra cũng không nhiều đâu.

Đây cũng là sự mất và được trong không gian tinh cầu này, đã được lập trình sẵn như thế rồi. Hãy biết để không ôm quá nhiều phiền não, hằn học trong người. 

Với người đi vay nợ

Câu chuyện ông bác vì không đòi được số nợ 3 tỷ đồng đã uất ức đến nhà cháu gái để giết vợ chồng cháu gái, nhưng cuối cùng người phải chết lại là vợ chồng em gái (bố mẹ của cô cháu gái). Cho dù đúng sai thế nào thì giết người là vi phạm pháp luật và sẽ phải đền tội.

Tuy nhiên, phía sau câu chuyện này, chắc chắn ai cũng rút ra được bài học cho mình, đó là bài học về sự sòng phẳng, bởi sự sòng phẳng tạo nên uy tín cho bạn, đó là khí chất của người “trượng phu”, đã mang nợ ai, là phải trả, cho dù nhỏ nhất.

Nhưng cuộc đời thì buồn cười lắm, không phải ai cũng thấm được câu “có vay, có trả”. Đơn giản là như thế này, nếu bạn không có tiền, bạn cần sự giúp đỡ, lúc ấy chỉ bạn chỉ biết nói làm sao để người ta giúp bạn ngay thời điểm khó khăn ấy, bởi vì nó bức thiết, nó quá gấp gáp rồi, thậm chí nó nguy hiểm đến tính mạng cả gia đình bạn, nên bạn rất cần, và trong lòng lúc ấy sẽ ghi nhớ rằng mình sẽ phải mang ơn người giúp mình lúc khó khăn này - đó là suy nghĩ rất đúng đắn, hợp với bản chất sự việc.

Tuy nhiên khi đã trải qua cái khoảnh khắc khó khăn ấy, khi mà bạn ung dung sống không bị bọn xăm trổ đến đòi nợ, không bị doạ đánh, doạ giết,... thì bạn lại không còn coi trọng “cục nợ” kia nữa, lúc đó bạn sẽ nghĩ lúc nào có thì trả, hoặc nó đòi thì trả, thậm chí là, “nó giàu có thế, mình có nợ dăm bảy năm cũng chẳng ảnh hưởng”... vân vân. Khi ấy, bạn đã quên cái cảm giác lúc bạn cùng quẫn phải cắm đầu đi vay nợ, bạn quên mất rằng tình thế ấy có thể khiến bạn chết, cả nhà bạn gặp hoạ,... quên hết.

Từ cái suy nghĩ ấy, bạn bắt đầu có cách hành xử kiểu đầy tự tin, giống như bạn đã và đang và sẽ sống một cuộc đời đủ đầy mà không cần phải vay mượn ai khác nữa, hào sảng và bản lĩnh lắm. Rồi bạn khất lần khất lượt. Tiền bạn còn phải đóng học cho con, còn phải mua sắm cái tivi xem World Cup, còn phải sửa cái nhà cũ, còn phải mua sắm đủ thứ,...mà thằng cho vay, nó có thiếu gì đâu. Lúc đó bạn bắt đầu quay sang nghĩ xấu về người cho vay, rằng “giàu mà kẹt xỉ thế”, “không biết chia sẻ với người thân bạn bè”, “có thiếu thốn gì đâu mà vài chục triệu cũng đòi như gãi ghẻ thế, hãm thế”, “nhà tao vài chục là quá nhiều còn với mày vài chục chỉ là cái móng tay làm gì mà suốt ngày nhắn tin đòi nợ vậy”,... vân vân. Và từ suy nghĩ ấy, bạn bắt đầu coi thường thằng bạn cho vay, “bố mày đoé trả đấy”, “kệ cmm”, “thích thì đến nhà tao mà bắt nợ”, .... Vâng, lúc đó bạn trở thành “người tử tế” còn cái đứa cho vay tự nhiên trở thành “kẻ xấu”, “kẻ bần tiện”, “Kẻ đàn bà lắm lời”,... Đến lúc này, cả kẻ đi vay và người cho vay sẽ nhìn cuộc đời theo kiểu “đời thật sự như cục shit”!

Thực tế, lẽ ra bạn đi vay, bạn phải luôn nhớ cái khoảnh khắc lúc bạn khó khăn mà được người ta giúp đỡ ấy, đừng bao giờ được phép quên cái cảm giác đó, để luôn tâm niệm về sự hàm ơn người giúp và ghi nhớ cảm giác ấy để có trách nhiệm trả nợ. Bạn nên nhớ một điều, bạn VAY thì phải Trả, đơn giản thế thôi. Bạn không được phép nghĩ bất cứ điều gì sai quấy về người đã thò tay ra giúp bạn khi bạn khó khăn, và nên nhớ rằng người ta đang là tỉ phú ăn sung mặc sướng thì đó là cuộc sống của người ta, bạn không được phép lôi cái đó ra để lấp liếm cho sự hèn nhát tiểu nhân của bạn để hòng quỵt nợ. Bạn còn khó khăn thì bạn trả dần và phải có lời nói đàng hoàng, lịch sự, văn hoá, đúng mực và chân thành. Người ta có thể thông cảm giãn nợ cho bạn, thậm chí xoá nợ cho bạn nếu bạn thực sự cầu thị, văn minh và thật thà. Con người ta ăn nhau ở cách sống, ở cách hành xử, mà cách hành xử ấy nó là văn hoá, là tri thức xuất phát từ bản chất con người bạn và sự giáo dục, dạy dỗ của gia đình bạn.

Người quân tử nói 1 là 1, thế mới tạo được sự uy tín cho bản thân. Khi bạn đã có uy tín, bạn thực sự sẽ rất dễ sống trong cuộc đời. “Sông có khúc, người có lúc”, “Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời”,... Hôm nay bạn là tỉ phú nhưng có thể ngày mai bạn là kẻ ăn mày,... cuộc sống là vậy. Chỉ có cách hành xử đúng mực của bạn với cuộc đời này mới là vũ khí để bạn có thể vượt qua được những khó khăn, bởi ai ai cũng muốn giúp đỡ bạn. Còn không, bạn sẽ mãi mãi là con người cô độc, có thể sẽ gục chết trên một góc phố hay một xó xỉnh tối tối tăm nào đó, mà cái chết ấy xuất phát từ việc, đôi khi chỉ là không có một bát cơm để ăn.

Tamlinh.org 

(Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn)