04/06/2021 11:47 View: 1322

Bí ẩn vùng đất PHÁT VƯỢNG của nhà Trần

Sự phát tích của nhà Trần trong lịch sử phong kiến kiến Việt Nam luôn luôn là một đề tài tốn rất nhiều giấy mực của các bậc trí giả. Cũng như các triều đại khác của lịch sử Việt Nam, khi phát tích đều mang những yếu tố liêu trai. Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu bí ẩn về  vùng đất PHÁT VƯỢNG của nhà Trần trong bài viết sau đây.

vung dat phat vuong ho tran

Sử sách mà lịch sử ghi lại về nhà Trần cho đến nay vẫn còn nhiều điểm mang tính chất huyền bí, do ảnh hưởng bởi những truyền thuyết dân gian. Do vậy, sự phát tích và phát triển đến cực thịnh, rực rỡ của nhà Trần vẫn là một đề tài hấp dẫn mà những nhà nghiên cứu đam mê bí ẩn về phong thủy đang đi tìm lời giải đáp.

Lịch sử nhà Trần

Theo lịch sử ghi chép lại thì gốc tích xa xưa của họ Trần thuộc nhóm tộc người Bách Việt sống ở đất Mân (Phúc Kiến – Trung Hoa). Sau một thời gian dài phát triển và di cư đến Việt Nam thì đến thế kỷ thứ XIII nhà Trần bắt đầu xưng vương, dựng được cơ nghiệp lớn mạnh và trở thành một trong những triều đại phong kiến hùng mạnh của lịch sử Việt Nam với chiến tích 3 lần đánh bại quân Nguyên.

Tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề đánh cá từ đất Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh). Đến đời Trần Kình thì chuyển về Tức Mặc (tỉnh Nam Định) và qua đời ở đó. Con trai Trần Kình là Trần Hấp chuyển gia đình về sinh sống ở làng Thái Đường, Long Hưng (nay là làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) làm nghề đánh cá và làm ruộng. Theo truyền thuyết: Thời ấy, có một thầy địa lý (sử cũ chép là khách nhân) thường đi tìm thế đất. Rồi một lần ông đến hương Tỉnh Cương (Tam Đường ngày nay) thấy có một gò hỏa tinh nổi lên trên mặt nước, xung quanh có nhiều gò nhỏ, thầy thốt lên: Chỗ này không phải là hoang địa!

Rồi sau đó, thầy vào làng Tây Nha xem đất tìm mộ tổ cho một người họ Nguyễn. Công việc xong, người họ Nguyễn mở tiệc rượu mời thầy. Cơm rượu say, thừa lúc trời tối, người họ Nguyễn trói “thầy khách” đem quẳng xuống sông. Thật may, gặp lúc thủy triều xuống, thầy không chết. Trần Hấp lúc đó đánh cá ở gần, nghe tiếng kêu cứu liền bơi thuyền lại vớt lên, cởi trói và hỏi rõ chuyện xảy ra. Thầy kể lại sự tình, rồi nói: Xin đội ơn cứu mạng, già này xin được “biếu” một nơi cát địa để báo đền. Thế là theo chỉ dẫn của thầy khách, Trần Hấp chọn giờ lành và ngày tốt di dời mộ tổ từ Đông Triều về táng vào gò hỏa tinh.

Chuyện phong thủy tìm đất mộ tổ của Trần Hấp chỉ là truyền thuyết dân gian.

Tuy vậy, nó cũng gợi ý và lý giải phần nào nguyên nhân cụ Trần Kình và hai con là Trần Hấp và Trần Tự Duy dời chuyển gia đình từ Tức Mặc (Nam Định) sang định cư làm ăn ở đất Thái Đường - Lưu Xá (Thái Bình). Về sau, Trần Hấp sinh Trần Lý; Trần Lý sinh ra Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung và Trần Thừa; Trần Thừa sinh ra Trần Liễu, Trần Cảnh và Trần Nhật Hiệu (Hạo); Trần Tự Duy ở Lưu Xá sinh ra Trần Thủy Huy.

Đến đời Trần Lý, dòng họ Trần ở đây đã giàu có và nổi tiếng khắp vùng vì có đón Thái tử Sảm về sống ở Lưu Gia (Lưu Xá).

Theo Đại Việt sử ký toàn thư (biên niên về năm 1209): “Hoàng thái tử Sảm (Lý Sảm, bỏ kinh thành chạy loạn) đến thôn Lưu Gia ở Hải ấp, thấy người con gái của Trần Lý có nhan sắc, bèn lấy làm vợ”. Đến tháng Hai năm Tân Mùi (1211), Trần Thị Dung là Nguyên phi của Vua Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sảm lên ngôi vào cuối năm Canh Ngọ 1210).

Sau khi lấy Trần Thị Dung, Vua Lý Huệ Tông đã phong cho Trần Lý (bố vợ) tước Minh Tự và phong chức Tiền điện chỉ huy sứ cho cậu là Tô Trung Từ (vốn là võ quan của Triều Lý); từ đó họ Trần dốc lòng giúp vua Lý dẹp loạn: Quách Bốc, Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng… Và, Trần Thị Dung sinh Công chúa Chiêu Hoàng và Công chúa Thuận Thiên.

Lúc này, vua Lý Huệ Tông (theo đạo diễn của Trần Thủ Độ) đã truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi, rồi bỏ đi tu ở chùa Chân Giáo. Trong hoàn cảnh đó, Trần Thủ Độ đã thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh (ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu 1225).

Ngày 11 tháng 12 ăm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng cởi Hoàng bào mời Trần Cảnh (8 tuổi) là con Trần Thừa, lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng triều đại Nhà Trần từ đấy.

Trần Cảnh lên ngôi vua, các đảng loạn mượn cớ phù Lý chống Trần nổi lên càng nhiều. Trần Thủ Độ mời Trần Thừa làm Thượng hoàng lo giúp Thái Tông Trần Cảnh điều khiển triều đình, để Thủ Độ rảnh tay dẹp loạn. Không đầy một năm sau, Thủ Độ đã vừa đánh vừa thu phục được các đảng giặc.

Nhà Trần 8 đời với 12 vị làm vua, trải 175 năm (1225- 1400)…

  • 1. Trần Thái Tông (Trần Cảnh, trị vì từ 1225 – 1258)
  • 2. Trần Thánh Tông (1258 – 1272)
  • 3. Trần Nhân Tông (1279 – 1293)
  • 4. Trần Anh Tông (1293 – 1314)
  • 5. Trần Minh Tông (1314 – 1329)
  • 6. Trần Hiến Tông (1329 – 1341)
  • 7. Trần Dụ Tông (1314 – 1369)
  • 8. Trần Nghệ Tông (1370 – 1372)
  • 9. Trần Duệ Tông (1372 – 1377)
  • 10.Trần Phế Đế (1377 – 1388)
  • 11.Trần Thuận Tông (1388 – 1398)
  • 12.Trần Thiếu Đế ( 1398 – 1400)

Có thể nói rằng, dưới triều đại nhà Trần, Đại Việt thực sự trở thành một thế lực phong kiến hùng mạnh bậc nhất khu vực. Đây cũng là thời kỳ phòng kiến rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. Đất nước thái bình, thù trong và giặc ngoài được dẹp yên, bờ cõi được giữ vững. Kinh tế nông nghiệp được quan tâm, đê điều được chăm lo nên đời sống của nhân dân được ổn định, vua tôi đồng lòng sát cánh bảo vệ Tổ Quốc mà đỉnh cao là 3 lần giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Vì sao nhà Trần phát tích rực rỡ như thế?

Nhà Trần phát triển mạnh mẽ và đưa lịch sử phong kiến Việt Nam đến với những trang sử sáng chói như vậy bởi rất nhiều nguyên nhân. Từ việc nhà Trần luôn luôn biết dạy dỗ con cháu các thế hệ mai sau luôn luôn phải biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, phải biết cọi trọng sức dân và phải yêu lấy dân (nên là một triều đại hợp với lợi ích, nguyện vọng của nhân dân) cho đến việc biết sử dụng nhân tài trong công cuộc bảo vệ và xây dựng bờ cõi (nhà Trần sở hữu rất nhiều người tài đã vì đất nước mà phò vua đánh giữ nước, giúp dân, giúp đời).

Bên cạnh đó, nhà Trần đặc biệt coi trọng giáo dục con cháu, văn võ bá quan và nhân dân, đặc biệt là giáo dục truyền thống yêu nước và khích lệ tướng sĩ…

Tuy nhiên, chúng ta không thể không kể đến việc nhà Trần phất lên một phần chính là nhờ “mộ tổ” họ Trần được chôn cất đúng vào long mạch và kết phát mạnh mẽ nên con cháu họ Trần sau này đã hiển đạt, thăng quan tiến chức, đứng đầu thiên hạ trong một thời gian dài. Từ đó cho đến nay, tuy có những lúc thăng trầm khác nhau nhưng đời nào con cháu họ Trần cũng có hào kiệt đứng ra giúp đời, đó cũng là một phần ân đức to lớn mà tổ tiên họ Trần để lại cho con cháu.

Hai câu chuyện sắp kể dưới đây tuy hơi mang màu sắc huyền bí nhưng sẽ ít nhiều hé lộ về sự tích phát tích của họ Trần và phản ánh đúng với mong muốn của người đời về việc dạy dỗ con cháu về truyền thống tổ tiên.

Truyền thuyết 1: Thầy phong thủy Việt Nam chỉ nơi chôn cất ngôi mộ cho họ Trần:

Vùng đất phong thủy nói ở trên của nhà Trần thuộc lưu vực sông Phổ Đà (tức sông Luộc) và nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay). Truyền thuyết kể lại rằng vào thời điểm đó có hai dòng họ nổi tiếng nhất sinh sống ở đây là họ Lý và họ Tô, còn họ Trần mãi sau này mơi đến định cư và kết giao được với họ Tô thông qua đám cưới giữa Trần Lý với người con gái họ Tô.

Giai thoại dân gian truyền tai nhau rằng: Trần Lý có một người bạn vốn là một thầy địa lý rất giỏi, được dân chúng gọi là thầy Phùng. Vốn là một người sành sỏi trong nghề, lại thường xuyên đi khắp nơi tìm đất đặt mộ nên thầy Phùng biết ở thôn Lưu Gia này có ngôi huyệt quý. Ngôi huyệt quý đó được mô tả như sau:

“Tổ sơn bắt nguồn từ đoạn giao giữa ba ngọn núi chồng lên nhau, lấy Tam Đảo làm gốc rồi cùng với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị chụm lại. Long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng (hiện chưa rõ địa điểm này ở đâu) mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác. Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường (xã Thái Đường, huyện Hưng Hà, Thái Bình ngày nay) và kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có 3 gò lớn là Tam thai, phía sau có 7 gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.

Thầy Phùng vốn là một người am hiểu về phong thủy, địa lý và biết vận nhà Trần sắp tới nên nói cho Trần Lý biết chuyện này rồi khuyên Trần Lý nên dời mả tổ về chôn tại đây. Nghe theo lời thầy Phùng, vào một ngày lập thu, Trần Lý dời mộ tổ từ Tức Mặc (Nam Định) về táng tại gò Sao, công việc hoàn tất đúng chính giờ Hợi (tức 22h đêm). Xong xuôi, trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết.

Chính vì được mộ tổ họ Trần được chôn cất vào thế đất “hậu sinh phát đế” nên sau đó con cháu nhà Trần cứ thế phát vương và thay nhau nắm giữ thiên hạ hoặc làm quan trong triều.

Truyền thuyết thứ 2: Thầy địa lý Tàu chỉ nơi đặt huyệt cho họ Trần:

Chuyện kể rằng, ông tổ họ Trần là Trần Kinh đến hương Tức Mặc (Nam Định ngày nay) rất thạo sông nước, sống bằng nghề chài lưới. Sau cụ lấy người con gái ở hương ấy, sinh ra Trần Hấp.

Thuở ấy có một thầy địa lý Trung Quốc sang nước ta xem đất và thấy hướng long mạch chạy từ núi Tam Đảo đi xuống, qua Thăng Long rồi qua các xã Kệ Châu và Cao Xá (thuộc huyện Kim Động, Hưng Yên) có nhiều đống đất hoàn tụ. Thầy Tàu bèn cười nói rằng:

- Đây là chỗ đóng quân và nấu cơm, huyệt phát kết chắc cũng ở gần đây. Nói rồi ông tiếp tục đi theo đến gần huyện Ngự Thiên (nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình) thì không thấy dấu vết long mạch ấy nữa. Ngắm nghía hồi lâu, thầy Tàu nói: “Nước sông chảy mạnh, không lẽ huyệt lại ẩn tàng dưới đáy sông”.

Nói rồi ông bèn vượt qua sông, tìm đến chỗ phát tích tại xã Nhật Cảo và chỗ kết cục tại xã Thái Đường mới hạ la bàn để xem xét và cứ say mê quanh quẩn mãi ở đấy không đi được. Chợt có Nguyễn Cố – người xã bên đi đến đấy, thấy người lạ tay cầm la bàn cứ quanh quẩn không đi bèn hỏi nguyên do.

Thấy vậy, thầy Tàu bèn than thở:

- “Không ngờ ở nơi bình địa mà lại có đất đế vương. Đáng chê các thầy địa lý thời nay không có nhãn lực”.

Nghe vậy thì Nguyễn Cố liền năn nỉ:

- “Nếu quả là đất quý như vậy thì xin thầy cho tôi. Thầy muốn được tạ lễ bao nhiêu, tôi cũng xin nộp đủ”.

Thầy Tàu ra giá 100 quan tiền và đòi chia nửa nước nếu Nguyễn Cố lấy được. Hai bên cùng thỏa thuận rồi đem mộ tổ táng vào huyệt tốt mà người thầy Tàu đã mách.

Tuy nhiên do sợ Nguyễn Cố phản trắc nên Thầy dặn:

- “Sau khi táng xong tất có điềm lành. Nhưng trong hạn trăm ngày, thỉnh thoảng phải đến thăm nom. Nếu sau cơn mưa gió, sấm sét, mà phát hiện thấy có sự lạ, thì lành ít dữ nhiều, phải ngay lập tức táng đi chỗ khác”.

Sau khi táng xong mấy ngày, vào một đêm nọ bỗng có một tiếng sét rất to, làm kinh động nhân dân và súc vật ở vùng ấy. Ngay sáng hôm sau Nguyễn Cố đã đi xem thì thấy ở các xã Tây Vệ và Thái Đường có nhiều hòn đá nhô lên khỏi mặt đất, gọi là đá tai mèo, mọc khắp ao vườn, nơi nào cũng có nên biết là được đất rồi, Nguyễn Cố rất lấy làm mừng rỡ.

Thế nhưng, vợ Cố lại bảo rằng:

- “Ngôi đất ấy dầu cho là phát phúc, nhưng nay làm thế nào lo được 100 quan tiền”.

Hai vợ chồng định bụng không tạ lễ cho thầy Tàu nữa nên hẹn người này đến nhà rồi bắt trói lại. Đêm hôm đó, đem vứt thầy Tàu xuống sông cho chết.

Phúc nhà thầy Tàu còn lớn nên nơi vứt thầy Tàu vốn là một bãi phù sa, khi thủy triều rút xuống thì trơ lại một bãi đất khô, do đó thầy Tàu không bị chết. Cũng may thay ngay lúc đó, chiếc thuyền đánh cá của họ Trần đi ngang qua, nghe có tiếng người hô hoán, vội tới cứu đem lên thuyền, rồi hỏi duyên cớ.

Thầy Tàu bèn đem đầu đuôi sự việc thuật lại cho họ Trần nghe và nói thêm rằng:

- “Nhờ có ông mà tôi được sống lại. Tôi xin đem ngôi đất quý ấy biếu ông để tạ ơn cứu mạng của ông. Tôi biết vận nhà ông sắp tới, nếu sau này có thành công thì xin đừng quên tôi”.

Sau đó, người họ Trần thực hiện kế hoạch của thầy Tàu để chiếm lại ngôi huyệt đế vương đó và thành công. Sau khi táng mả được mấy chục năm, họ Trần quả nhiên lấy được nước và mở ra một vương triều rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.

Pháp tướng huyền cơ