04/06/2021 11:47 View: 2041

Đi lễ cầu xin linh ứng thì cái giá phải trả là gì?

Xin hỏi: "Việc người ta đi các chùa chiền đền miếu, nhà thờ cầu xin giàu có, nhà lầu xe hơi, tài lộc, danh vị, vợ chồng xinh đẹp, thi đậu kết quả cao, xinh đẹp... mà linh ứng thì là sao vậy ạ? Chẳng phải chúng ta phải đối diện với các khó khăn trong cuộc sống để tinh tấn hơn sao? Nếu là chư vị chứng giám thì cái giá phải trả là gì ạ?"

di le, linh ưng

Thực ra trong cuộc sống này, khi có cảm sẽ có ứng.

Còn ai giúp đỡ cho sự việc ấy linh ứng thì còn nhiều vấn đề mà không thể nói hết hay bàn hết trong một bài viết. Nhưng chắc chắn một điều rằng cái gì cũng có giá của nó cả.

Và chư vị cao trọng, các vị giáo chủ các tôn giáo dạy người làm lành lánh dữ chắc chắn sẽ không bao giờ linh ứng chứng giám cho những người sống sai lẽ Đạo, thiếu đạo đức mà cầu nguyện linh ứng những điều tốt lành.

Ví dụ như mỗi ngày sát sinh hại mạng chúng sinh, ăn thịt chúng sinh, sân si tranh giành với đời và đi chùa, nhà thờ cúng bái cầu xin chư vị ban cho sức khỏe tốt, giàu có xinh đẹp và địa vị cao quý giữa đời. Nếu điều cầu xin ấy linh ứng thì đảm bảo không phải do chư vị cao trọng chứng giám. Chỉ có tà thần tinh quái linh ứng cho những điều như thế với người có lối sống bất thiện như vậy.

Việc này, tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra nguy hiểm vô cùng.

Nó nằm ở mặt tâm linh, linh hồn của người cầu xin kia.

Khi người A cầu nguyện với một vị cao trọng B, nhưng vị B không chứng, mà là tà linh tinh quái C mượn danh vị B để chứng giám cho lời nguyện của người A. Từ đó A nợ ân tình của tà linh C, chịu dưới thần quyền của C.

Khi chết đi, A tiếp tục là một tín đồ chịu dưới quyền uy của tà linh C trong bộ dạng, dáng dấp của vị B, nhưng kì thực lại không phải vị B. Tất nhiên, chịu dưới tà quyền của tà linh tinh quái thì chẳng có lẽ nào hạnh phúc được, chỉ lẩn quẩn trong sự khổ não với các dục vọng khát khao muốn thỏa mãn mà không thỏa mãn được của mình. Bao giờ giải thoát đặng?

Đây chính là cái giá phải trả của cầu xin mà không hiểu rõ về vị mình tôn thờ, vị mình cầu xin và giá phải trả là gì với những gì mình vọng cầu đạt được.

Đừng mong cầu sự linh ứng khi đi lễ đền - chùa

Ngay trong đạo Phật: Kinh điển của Phật giáo khẳng định rằng Đức Phật không phải là thần linh, vì vậy ngài không ban phước hay giáng họa cho ai. Đi chùa để tu, tu là sửa mình, là hướng vào bên trong, là quay về với chính nội tâm của mỗi người. Đi chùa để “hiểu luật nhân quả của Phật giáo, làm việc tốt, sống đời sống chính mạng, chính nghiệp” (Công văn số 033/CV-HĐTS ngày 20-2-2019 của Ban Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam “về tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an cho Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới”).

Đi chùa để kính ngưỡng các vị Phật, để học hỏi, để sửa mình, để sống tốt hơn mới là đi chùa đúng nghĩa. 

Như vậy: 

  • Muốn xinh đẹp, hãy đẹp người đẹp nết từ nét đẹp tâm hồn bên trong, sẽ toát ra nét đẹp ngoài thân bằng sự bình yên, an lạc.
  • Muốn giàu có thì phải làm lụng vất vả, chẳng lí nào lười biếng mà mong được giàu sang
  • Muốn có địa vị cao quý, thì nên sống hợp lẽ Đạo tự nhiên, hòa ái với đời thì tự nhiên cao quý trong mắt thiên hạ vậy
  • Muốn học giỏi, siêng năng, bớt làm biếng thì chỉ có thể là phải chịu siêng, chịu khó, kiên trì bền chí với sự học vậy.

Tổng hợp