04/06/2021 11:33 View: 43268

Đi trả lễ cầu con như thế nào ?

Con cầu tự là do nghiệp dẫn, nhưng cần cái duyên xúc tác (thần thánh), nếu là ân thì đến trả nhưng nếu là nghiệp thì sẽ đến đòi. Vậy với những gia đình đi cầu xin con tại các đền, chùa, miếu mạo...khi đã được như ước nguyện rồi thì cần làm lễ tạ như thế nào? Không làm lễ tạ có sao không?

hiem muon, vo sinh. con cau tu, xin con tren chua

Sắm lễ đi cầu con: 

Trước khi thực hiện việc cầu tự các gia đình nên chuẩn bị các loại lễ vật dưới đây:

  • – 13 tờ tiền
  • – 13 loại quả khác nhau
  • – 13 đồ chơi trẻ em

Bài văn khấn khi cầu tự tại đền/chùa/miếu..

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy 9 phương trời, lạy mười phương Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Thiên Quan – Linh Thần nơi bản địa ở khu vực này.

Đệ tử con là ……………… sinh ngày…………………………….

Cùng chồng/vợ…………….sinh ngày……………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, khí tiết năm ……… bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng dâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/ con gái. Hạnh phúc xum vầy truyền vào hậu thế.

Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm – Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợ chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/ con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện. Con lạy quan Nàm tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú ngũ hành tinh quân.

Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Tảng đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quan âm bồ tát chí đức tôn linh hiển thành thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh, hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để ông Bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc.

Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.

Chúng con người trần nhục nhãn nan chi, việc trần thế chưa tường việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục mệnh bởi cung trời, cầu xin Thần Phật đức độ cao dầy, hạ trần giáng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế.

Gia đình chúng con bút son thêm số, sổ ngọc thêm năm vượng đinh vượng tài, thêm người thêm của. Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chảy đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin yết cáo tôn thần cùng dâng sớ trạng cầu tự xin tỏ tấc thành giáng ban trăm phúc.

Trăm lạy các tôn linh.

Cúi nhờ ơn đức.

Sở nguyện thành tâm.

Con xin cảm tạ.

Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dầy cho chúng con được toại nguyên đường con cái.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại họ ...... Thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, gia đạo hưng long, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tạ lễ 3 lễ – 5 lạy.

Các bạn có thể dùng bài khấn này hoặc khấn nôm theo ý nguyện của chính mình. Cũng không nhất thiết phải lên chùa dâng mâm cao cỗ đầy mới được mà chỉ cần thành tâm thắp hương gia tiên, hàng ngày thành tâm cầu nguyện, làm nhiều việc thiện, nếu có đi chùa thì cứ chùa nào có tượng Phật ngàn con thì cầu nguyện ở đó là được.

Sắm lễ tạ khi cầu được con rồi

Khi đã cầu được con rồi, các bạn nhớ đến nơi mình đã xin con để tạ lễ. Nhiều bạn hỏi nếu không tạ lễ thì có sao không? Điều này rất khó để trả lời vì không phải ai cũng giống ai, nhưng ngay cả trong tâm linh thì chúng ta cũng nên sống có trước có sau. Xin được rồi thì nên tạ lễ. 

Không cần mâm cao cỗ đầy, không cần quá cầu kỳ chuẩn bị, đôi khi chỉ cần một thẻ hương khấn nguyện với tấm lòng thành kính và cảm ơn là bạn cũng đã được bề trên công nhận rồi. 

Cẩn thận hơn, bạn có thể làm một lễ đơn giản gồm: 

  • - 10 bông hoa hồng, 5 thứ quả
  • - Đĩa xôi
  • - Khoanh giò (nếu ở đền, miếu)
  • - Lễ chay (hoặc mặn)
  • - Tiền trần 
  • - Tiền vàng 
  • - Thuốc lá, cau trầu
  • - Bia, rượu

Sau đó mang đến nơi bạn đã cầu con, sắp lễ lên và khấn nôm là được. 

Xem thêm: Những lưu ý với những đứa con cầu tự

Con cái cũng là nhân duyên

Dưới cái nhìn tôn giáo, Hòa thượng Thích Thanh Duệ (Phó trưởng ban Văn hóa - Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho biết: “Con cái cũng là một nhân duyên...”.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Duệ, những người đi theo đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng, người ta hay cầu tự. Các loại kinh thông thường của Phật giáo đều nói việc cầu tự tức là nói đến sự cầu mong của những người Phật tử muốn có con trai, muốn có con gái thì đều được.

Theo đó, muốn được Phật ban con thì Phật tử phải thuận thành, thiện mỹ, làm điều tốt với mọi người, hay nói cách khác là thành tâm hướng Phật. Chuyện cầu tự từ kinh sách phổ biến trong nhân dân nhưng có những biến thể và nhiều người đã hiểu sai đi mục đích tốt đẹp của nó.

Thực tế, bây giờ, những người đi cầu tự ở đình chùa, miếu mạo không xuất phát từ việc ăn ở hiền lành, làm phúc, làm thiện ngay từ đầu để cầu con cái mà chỉ khi nào thật sự hiếm muộn mới lên chùa cầu tự. Nhiều người không hiểu đạo Phật và không hiểu mục đích tốt đẹp được nói đến trong kinh sách về chuyện cầu tự. Nhiều người còn mang rất nhiều tiền của để làm lễ cầu tự, nhưng không hiểu bản chất tốt đẹp của việc này.

Với những người cầu tự thì việc có được con cái là do rất nhiều nguyên nhân.  Đó là phúc đức, nhân duyên của vợ, chồng, của tổ tiên ông bà để lại. Theo quan niệm của đạo Phật, một người con sinh ra có hai góc độ. 

  • Người con được sinh vào nhà để trả nợ cho bố mẹ thì họ sẽ suốt đời ngoan ngoãn, vâng lời, hiếu thuận.
  • Những người con được sinh vào nhà để đòi nợ bố mẹ thì từ lúc mang thai đã vất vả, đến khi sinh ra lại ốm đau, bệnh tật, phá phách.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ thành tâm hướng thiện, biết cách dạy dỗ con cái thì vẫn có thể thay đổi số phận. Chuyện đó cho thấy, quan niệm cho rằng, con cầu tự thường rất khó nuôi là không đúng và hoàn toàn sai lầm.

"Muốn con cầu tự nên người thì vẫn phải dạy dỗ"

Tamlinh.org