04/06/2021 11:33 View: 16912

Bị hiếm muộn có nên đi cầu con không?

Nhiều người hiểu rất sai về Cầu Tự! Đối với các đôi vợ chồng hiếm muộn thì chạy chữa y học không hiệu quả đa phần sẽ nghĩ đến tâm linh, cụ thể là đi lên đình, đền, chùa xin con Cầu Tự. Đây là niềm tin tâm thức và truyền thống lâu đời tương tự thờ cúng tổ tiên nhưng thực sự nhiều người không hiểu bản chất của việc này.

hiem muon co nen di le cau con

Thực ra để lý giải được các câu hỏi trong nhân gian, chỉ cần mọi người thấu hiểu nhân quả và chân lý vạn vật vũ trụ. 

Cầu con là gì?

Tâm lý của các cặp vợ chồng khi cưới nhau nhiều năm mà không có con là rất chán chường, mệt mỏi, lo lắng, áp lực, thậm chí người chồng hay người vợ sẽ quan hệ ngoài luồng, hay gia đình bố mẹ họ hàng hai bên gây áp lực bắt bỏ nhau khiến gia đình ly tán. Việc cầu con là sự cầu mong mình có con mà khả năng của vợ chồng không thể sinh con tự nhiên. Trong việc cầu con có mấy vấn đề cầu như sau:

  • - Cầu con ở cửa chùa hay cửa đền… để xin các bậc bề trên gia hộ cho có con
  • - Cầu con thể hiện ở việc đi chữa trị hay cấy ghép, điều này sẽ phải đánh đổi là mất nhiều tiền của.

Nguyên nhân các cặp vợ chồng không có con

Khi ta thấu hiểu luật nhân quả, chân lý vạn vật thì sẽ hiểu rõ có các căn nguyên sau:

  • - Kiếp trước nạo phá thai nhiều, không trân trọng mạng sống sắp hình thành
  • - Kiếp trước giết hại trẻ con hoặc con cái của chính mình
  • - Kiếp trước buôn bán trẻ em
  • - Kiếp trước không nuôi con mà bán hoặc bỏ con
  • - Kiếp trước vô tình làm con cái chết
  • - Kiếp trước miệt thị con gái chỉ coi trọng con trai (kiếp này sẽ không có con trai)
  • - Nguyên nhân do bệnh lý mà lượng tinh trùng của nam giới không có, hay nữ giới không có khả năng sinh con. Dù là nguyên nhân do bệnh lý thì căn nguyên là do nghiệp lực kiếp trước mà dẫn đến sinh ra và lớn lên ở kiếp này mang trong mình bệnh tật không thể có con.

Con cầu tự có tốt không?

Nhiều người hiểu rất sai về Cầu Tự! Đối với các đôi vợ chồng hiếm muộn thì chạy chữa y học không hiệu quả đa phần sẽ nghĩ đến tâm linh, cụ thể là đi lên đình, đền, chùa xin con Cầu Tự. Đây là niềm tin tâm thức và truyền thống lâu đời tương tự thờ cúng tổ tiên nhưng thực sự nhiều người không hiểu bản chất của việc này.

Trong những câu chuyện truyền khẩu về cầu tự, người ta thường kể lại rằng con cầu tự thường rất khó nuôi, và thường hay chết yểu khi mới lên năm, lên ba. Đó không phải con của Thần Thánh, Phật ban cho mà là con của lũ mẹ Ranh đầu thai vào, sau mấy năm chúng lại bắt về. Còn nếu đúng của Thần, Thánh, Phật cho thì đứa trẻ sẽ ở với cha mẹ trọn đời, và cha mẹ sẽ luôn chiều chuộng đứa trẻ dẫu cho có khi lớn cũng vậy. Hiểu như thế này cũng là chưa đúng. 

Mọi người nghĩ đứa trẻ Cầu Tự là ở đâu ra? Là thần thánh hiển linh hóa phép ban cho? Xin lỗi là không phải đâu. Khi mọi người Cầu Tự là phát tâm xin con cái nối dõi bất chấp mọi giá, đương nhiên là phải được Bề trên chấp thuận nhưng vấn đề là ai sẽ đầu thai vào bụng của người đi xin. Xin thưa toàn là vong linh có duyên có nợ với mấy vị chứ ai vào đây nữa!!!!

Đó là:

  • - Oan gia trái chủ, người có nợ duyên
  • - Yêu linh tu Đạo đã phát tâm quy về tọa hạ bề trên
  • - Một số rất ít là chuyển thế hoặc phân thân chuyển thể của các Bề trên thật nhưng hiếm.

Con cầu tự là do nghiệp dẫn, nhưng cần cái duyên xúc tác (thần thánh), nếu là ân thì đến trả nhưng đa phần sẽ mộ đạo thì việc đáng mừng cho cha mẹ cùng dòng tộc, phần còn lại trả hết nợ thời bỏ xác hết duyên (chết trẻ) nhưng vì thiện duyên có thể nương theo tộc họ cửu huyền tu đạo mà độ âm cho cha mẹ và gia đình.

Lại nói đến nghiệt duyên mà dân gian gọi là con ma con quỷ, phá gia chi tử thì cha mẹ nên uốn nắn từ nhỏ, dùng tâm tánh thiện nguyện của mình mà gỡ nghiệp, nên dùng mọi cách hướng đạo cho đứa con ắt có ngày toại nguyện (thần thánh không bao giờ hại chúng sinh). Còn cha mẹ không tự rèn đức thì có sinh con theo duyên lành cũng có ngày trả giá (cũng không có mấy người đức độ nào thiếu phúc mà đầu thai vào gia đình này).

Con cầu tự có khó nuôi thật không? 

Con Cầu Tự có 2 mốc phải cẩn thận đó là 13 tuổi (tuổi thiếu niên dậy thì) và 30 tuổi. Như đã nói ở trên: hết duyên hết nợ thì thường sẽ đi, một số có căn quả thật thì tự có người đưa đường chỉ lối về với Bề trên. Cái cần ở đây là tìm hiểu kỹ, cân bằng cuộc sống thực tại trước đã, nên nhớ duyên đến thì nhận duyên đi thì từ bỏ, cầm lên được thì phải chấp nhận có ngày buông tay rơi mất!

Những đôi vợ chồng xin con nếu được như nguyện ước thì nên đến nơi xin để làm lễ tạ ân trên. Nên nhớ đứa con đầu tiên mới là con cầu tự, đứa sau sẽ là tự nhiên và phải công bằng. Không ít con Cầu Tự bị nuông chiều quá mà sinh hư hỏng, thương con nhưng đừng làm hỏng con

Làm gì để không cần cầu mà vẫn có con?

Các vị Phật, Bồ tát, thánh thần không can thiệp được vào luật nhân quả, các vị ấy phải tuân thủ luật nhân quả nên chính các ngài đó không cho ai con cái nếu người đó không có khả năng sinh con. Họ chỉ gieo duyên cho những người có khả năng sinh con, nhưng đã và đang hành thiện, họ sẽ gặp được thuốc hay chữa trị thành công mà có con.

Khi thấu hiểu nhân quả và chân lý vạn vật, chỉ cần mỗi người hành thiện, nếu có bệnh lý thì chữa trị, rồi sẽ nhận được quả ngọt là con cái. Do đó không cầu mà vẫn có con. Còn nếu cầu thì sẽ phải đánh đổi, việc đánh đổi nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nghiệp lực kiếp trước hoặc đang tạo nghiệp của chúng ta hiện kiếp.

Làm thật nhiều việc thiện, trồng cây, hiến máu, cúng dường, phóng sinh, đắp đường, lan tỏa điều tốt... thay nhân sẽ thay quả

Tamlinh.org

Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn