04/06/2021 11:40 View: 19028

Vì sao không được gõ đũa vào chén bát trong bữa ăn?

Nhiều người có thắc mắc rằng: Tại sao khi ăn không được gõ đũa vào xoong chén, không khua khoắng bát đũa, có phải làm như thế sẽ chiêu cảm gọi ma đói khát lang thang hay gọi quỷ vào nhà hay không? 

nga quy, quy doi, khong go dua vao bat com khi an

Xem ngay: Những KIÊNG KỴ khi cho trẻ nhỏ đi đám ma, thăm/viếng mộ tổ tiên

Thực ra là không phải như vậy. Quy tắc không gõ vào chén đũa khi ăn liên quan đến sự tích của Phật giáo.

Nguyên bổn như thế này: Phật dạy rằng chúng sanh sau khi chết sẽ trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

Trong đó ba nẻo ác là Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.

Đặc điểm của Ngạ quỷ là bụng to như cái trống mà cổ họng nhỏ như lỗ kim, miệng nhả ra lửa, đó là do tâm tham lam bỏn sẻn của chúng sanh mà chiêu cảm thành. Bởi vì cổ họng nhỏ nên không thể ăn được gì, bụng to cộng với không được ăn cho nên lúc nào cũng bị đói, lại thêm mở miệng là khè ra lửa đốt cháy miệng nên Ngạ quỷ đau khổ muôn phần.

Lại nữa, trong bộ Luật Căn Bổn Của Người Xuất Gia, quyển trung, Sadi Luật Nghi Yếu Lược, giới thứ chín, Cửu viết: Bất phi thời thực (không ăn trái giờ), đức Phật có dạy:

"Chư Thiên tảo thực, Phật ngọ thực, súc sanh ngọ hậu thực."

Có nghĩa là Chư Thiên ăn buổi sáng, Phật ăn giờ ngọ, sau giờ ngọ là giờ của các loài súc sanh ăn, cho nên ngày xưa Đức Thế Tôn mới quy định rằng chư Tăng mỗi ngày đi khất thực đến giờ ngọ là phải quay trở về tịnh xá ăn, nếu quá ngọ thời không được ăn, và một ngày chỉ ăn một bữa là do đó.

Giờ chiều tới giờ của chúng sanh ăn (người thế gian ăn ngày 3 bữa), đồng thời cũng là giờ của Ngạ quỷ đói cồn cào. Mà con người khi ăn uống và ăn xong rửa chén,..cũng sẽ có nhiều lúc vô tình khua đũa va vào chén phát ra tiếng lanh canh, Ngạ quỷ họ nghe tiếng đó họ càng đói, mà lại không được ăn, họ sẽ nổi tâm sân hận, la hét, rồi cổ họng lại nổi lửa, lại đau khổ muôn phần,...

Vì thế, nếu con người làm như vậy sẽ gây thêm tổn hại cho Ngạ quỷ và chính con người đó cũng sẽ bị tổn phước theo.

Cho nên Phật mới cấm không cho khua đũa khi ăn và không cho ăn chiều.

Đến khi Phật giáo truyền cho nhơn gian, vì muốn thay đổi theo phong thổ và dễ truyền đạo, giáo hóa hơn nên chư Tổ sau này mới dựng một cái điện nhỏ thờ thập loại chúng đẳng để chư Tăng cúng thí thực (cháo loãng) cho các loài cô hồn chúng sanh để họ được no bụng trước rồi mới vào dùng cơm chiều.

Các Phật tử được giảng nguyên lí như vậy cho nên mới về nhà dạy bảo răn đe con cháu của mình không được khua chén đũa khi ăn và buổi tối ăn xong không được rửa chén.

Tuy nhiên, bởi vì truyền miệng, loan truyền nơi này sang nơi nọ, từ đời ông bà đến đời con cháu sau này nên bị mai một đi ý nghĩa chính của Phật răn dạy, mất chữ, mất ý nên đời sau không hiểu rõ vậy thôi.

Hiện nay, việc không rửa chén đũa (bát) ban đêm rất ít gia đình còn giữ, chỉ có các ông bà cụ già giữ nếp xưa mới còn nhớ đến ý nghĩa này và răn dạy con cháu thôi. Mà răn thì răn chứ con cháu có nghe và làm theo không lại là một chuyện.

Theo Cửu Thiên Toàn Chí mục Tam giới Toàn Thư 

Chú ý 50 nguyên tắc trên mâm cơm Việt: 

  • 1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
  • 2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
  • 3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
  • 4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
  • 5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
  • 6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
  • 7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
  • 8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
  • 9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
  • 10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
  • 11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
  • 12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
  • 13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
  • 14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
  • 15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
  • 16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
  • 17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
  • 18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
  • 19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.
  • 20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
  • 21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
  • 22. Không gõ đũa bát thìa.
  • 23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
  • 24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
  • 25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
  • 26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
  • 27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
  • 28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
  • 29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
  • 30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
  • 31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
  • 32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
  • 33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
  • 34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
  • 35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
  • 36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
  • 37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
  • 38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
  • 39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
  • 40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
  • 41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
  • 42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
  • 43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
  • 44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
  • 45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
  • 46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
  • 47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
  • 48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
  • 49. Không được phép quá chén.
  • 50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

​(Tổng hợp)