Dân gian có câu “lúc sống nằm trên chiếu, lúc chết nằm dưới chiếu”. Bạn có biết vì sao lại như vậy không? Nó không chỉ là phong tục mà còn liên quan đến khoa học nữa đấy!
Vì sao lại có tục đắp chiếu cho người chết?
Nhân gian ta có câu nói: “Người sống không ai đắp chiếu, người chết không ai đắp chăn” “lúc sống nằm trên chiếu, lúc chết nằm dưới chiếu”. Thật ra, chăn mền rất kín, có thể tồn giữ hơi tử thi, rất khó chịu, do vậy không ai sử dụng chăn mền để đắp cho người chết cả.
Sau khi chết, cơ thể sẽ thoát ra một số khí (dân gian còn gọi là âm khí) gọi là khí tử khí. Khí này bao gồm có cả các chất độc, rất có hai cho sức khỏe. Đặc biệt là trẻ em, phụ nữ, hoặc những người có sức khỏe kém. Khi hít phải khí này dễ nhiễm bệnh hoặc đơn giản thấy mệt mỏi.
Tục đắp chiếu là để cho khí này không bị phát tán. Vì sao lại đắp chiếu mà không đắp những cái khác. Đơn giản vì chiếu khá rẻ, vừa vặn với thân người, lại dễ phân hủy, không ảnh hưởng đến môi trường. Chính vì vậy người ta thường dùng chiếu đắp cho tử thi để có thể hút bớt đi những hơi tử thi.
Vì sao lại che mặt người chết?
Đơn giản là bởi vì yếu tố tâm linh và để cho người sống đỡ sợ.
Khi người mới tử vong, ý thức chưa hoàn toàn mất đi, một số cơ vẫn có thể cử đông nên một số người chết sẽ có những biểu hiện như há hốc miệng, cắn răng, le lưỡi, khóc ... Việc che mặt sẽ giúp người sống đỡ sợ hơn.
Còn lí giải về mặt tâm linh thì là do khi một người vừa tắc thở, họ vừa trải qua một giấc mộng. Và giấc mộng này cho biết đây là nghiệp cuối cùng của họ trong kiếp này chuyển sang kiếp mới. Giấc mộng này vừa tan thì thân tứ đại cũng vừa dừng hẳn, nghĩa là thân tứ đại này không còn phục hồi lại được nữa. Việc che mắt sẽ giúp linh hồn người đó được yên ổn mà sang thế giới bên kia, không còn lưu luyến gì với "thể xác" cũ này nữa.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng dùng vải trắng che mặt người chết là để phòng ngừa hiện tượng “chết giả”. Bởi lớp vải mỏng và màu trắng nên chỉ cần có hơi thở sẽ dễ dàng lay động, giúp thân nhân phán đoán được người đang nằm kia có khả năng sống lại hay không.
Trước đây, có một số trường hợp khi một người nhắm mắt xuôi tay, thân nhân cho rằng người này đã chết, bèn đem đi mai táng. Vài năm sau cải táng thì họ kinh ngạc phát hiện ra người nằm trong quan tài kia đã từng sống lại, bởi bộ xương không phải ở tư thế nằm ngửa, mà là nằm sấp xuống.
Hiện tượng “chết giả” là khi khí tức yếu ớt, tim đập không rõ, thân thể có biểu hiện như đã chết nhưng lại không phải chết thật. Chỉ cần dịch độc trong cơ thể tiêu mất hoặc vì một nguyên nhân nào đó, người này sẽ sống lại. Việc đắp khăn trắng lên mặt có mục đích là để dễ dàng phát hiện ra hơi thở của người chết giả.
Kết luận
Đắp chiếu hay che mặt cho người đã khuất chỉ là một trong số rất nhiều phong tục còn truyền thừa đến ngày nay. Đằng sau mỗi một tập tục, mỗi một lễ nghi ấy đều hàm chứa những ý nghĩa sâu xa, chỉ tiếc rằng con người hiện đại vì không thể lý giải nên mới quy chụp thành “cổ hủ”, “phong kiến”, “lạc hậu” mà thôi.
Nhưng dẫu vì cớ gì, thì đó đều là những sợi dây văn hóa mong manh còn sót lại, để chúng ta níu giữ được nét văn hóa truyền thống đang ngày càng mai một này…