Ăn chay có phải là tu không ? Tại sao ta nên ăn chay và ăn chay như thế nào cho đúng ? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu nhé.
Ăn chay không phải là tu, ăn chay là để lấy lu đựng tiền.
Ăn chay không phải là hiền, ăn chay là để đỡ tiền thịt heo.
Ăn chay không phải là keo, ăn chay là để đi theo Phật Đà.
Ăn chay không phải là già, ăn chay là để theo Bà Quan Âm.
Ăn chay không phải là câm, ăn chay là để 'dừng tâm' đó mà.
Đây là 4 câu thơ vui mà Tamlinh.org muốn gửi đến các bạn đang có ý định ăn chay hoặc đang thực hiện ăn chay trường để tu tập, giảm cân hoặc bất kỳ mục đích nào.
Ăn chay không phải là tu
Trước tiên phải khẳng định rằng: Ăn chay không phải là tu. Ăn chay là để cho thân thanh tịnh, đỡ dầu mỡ, nhẹ bụng, dễ tiêu hoá. Đặc biệt khi đi lễ, đi hầu hay làm bất cứ công việc gì, mùi người mùi mồ hôi sẽ thơm tho.
Tu là sự dưỡng của tâm tính, là sự tĩnh của linh hồn. Nên người có tu tập thì thường ăn chay vì thân nhẹ thì hồn mới dễ ngộ (ngộ Đạo), thân dầu mỡ thì hồn cũng khó ngộ hơn.
Nhưng người ăn chay chưa chắc đã là người có tu tập.
Ăn chay không phải là thước đo của sự tu tập
Ăn chay có hạn chế sát sinh - không sai - nhưng cỏ cây rau củ quả cơ bản cũng là sinh linh hệ thực vật. Vậy nên lấy việc ăn chay ra làm thước đo của sự tu tập là hoàn toàn không đúng. Ăn chay để giảm sát nghiệp.
Nếu bạn là người ăn chay trường và xem đó giống như một thành quả tu tập mà hề không quan tâm đến các pháp tu khác thì chắc chắn đó là một sai lầm nghiêm trọng.
Một người có thể ăn chay vài chục năm nhưng điều đó không nói lên được sự tiến bộ tâm linh trong tu tập.
Ăn chay cũng có thể là một bước tiến hay một thay đổi tốt trong sự tu tập nói chung của ta, nhưng nếu chỉ biết ăn chay thôi mà không biết hành trì bất kỳ một pháp môn nào khác cũng như không quan tâm đến việc tu dưỡng tâm tánh, thì chắc rằng sự ăn chay của bạn sẽ không hề mang lại bất cứ lợi ích nào.
Ăn chay nuôi dưỡng tâm từ bi, hướng thiện
Khi tin nhận và làm theo lời Phật dạy thì người Phật tử phải là người nuôi dưỡng lòng từ bi, hoặc ít nhất cũng là hoan hỷ tán trợ với sự tu tập từ bi của người khác. Đứng trên quan điểm này mà xét thì việc giết hại bất kỳ loài vật nào để ăn thịt, hoặc tán thành những sự giết hại ấy, đều là đi ngược lại với lòng từ bi, đi ngược lại với lời Phật dạy.
Vì vậy, ăn chay theo đạo Phật là để nuôi dưỡng Tâm từ bi. Nuôi dưỡng tính thiện lương, tâm thiện lương trong chính mỗi người.
Ngoài miệng thì niệm Phật lâm râm, nhưng bên trong tâm thì quá hung dữ. Thế nên, cho dù ăn chay nhiều hay thường xuyên niệm Phật mà bản thân không chịu thay đổi cho thiện thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.
Vì vậy, khi nói lời tu, người Phật tử phải nhớ thân miệng thì ý cũng phải phải thiện. Con người chân chính không đặt nặng việc đi chùa thường, tụng kinh giỏi hay ăn chay nhiều, mà phải biết tu ba nghiệp thân khẩu ý cho thiện. Tức là chuyển hóa ba nghiệp ác thành những nghiệp thiện, mỗi khi đi chùa niệm Phật ăn chay là phải nhớ từng hành động lời nói cũng như ý nghĩ luôn luôn phải thiện.
Như vậy, thì có lúc nào là không tu. Chẳng hạn thân cuốc cỏ khi xưa thấy rắn thì lấy cuốc đập chết, nay thấy rắn tránh đi không đập, đó đã là chuyển nghiệp thân ác thành thiện. Xưa khi bản thân tiếp xúc với bạn bè đôi lúc họ nói lời hung dữ làm mình tức giận bèn nói nặng lời cho đỡ ghét, nhưng nay nhớ mình là người tu không được lớn tiếng gây cãi nên cố gắng im lặng mà nhẫn nhịn.
Ðó chính là chuyển nghiệp khẩu ác thành thiện rồi.
Cảnh báo nguy cơ gãy xương khi ăn chay trường
Chuyên trang Medical News Today dẫn nghiên cứu mới đây của Đại học Oxford (Anh) cho hay những người ăn chay trường (thuần chay) có nguy cơ bị gãy xương cao hơn 43% so với những người ăn thịt.
Phân tích dữ liệu 17 năm của khoảng 55.000 tình nguyện viên có độ tuổi trung bình 45, nhóm khoa học gia thấy rằng những người ăn chay trường có lượng canxi và protein thấp hơn nhiều so với những người ăn thịt, dẫn đến nguy cơ xương dễ bị gãy, đặc biệt là các phần xương ở hông, chân, xương đòn, xương sườn và đốt sống.
Đại diện nhóm nghiên cứu - học giả Tammy Tong cho biết sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là phần xương hông.
Nhóm ăn chay sẽ có nguy cơ gãy xương hông cao gấp 2 - 3 lần so với nhóm người có bổ sung thịt trong chế độ ăn. Do đó, những người ăn chay trường cần chú ý cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vitamin D và canxi để ngăn ngừa gãy xương.
Cũng theo học giả Tammy Tong, đây là nghiên cứu toàn diện đầu tiên về nguy cơ gãy xương ở những người thuộc các nhóm chế độ ăn khác nhau. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành BMC Medicine.
Tamlinh.org