Những con gà công nghiệp, sinh trưởng thần tốc không thể đi lại, vui chơi như gà thường. Chỉ nằm một chỗ và ngơ ngơ ngác ngác, chạy một khúc sẽ bị gẫy xương. Dậy thì sớm ở trẻ nhỏ đang là hiện tượng đáng báo động mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Nói vô căn, là xét trên bình diện đời sống và văn hoá, giáo dục, xã hội không có các yếu tố thúc đẩy/nguy cơ rất cao. Còn ở nước ta, rõ ràng rất nhiều yếu tố tác động đến. Tỉ lệ dậy thì sớm cũng rạch ròi, rõ nét, riêng biệt ở môi trường sống. Cho nên, không khó để xác định nhóm yếu tố và/hoặc nguyên nhân.
Nguy hiểm từ dậy thì sớm
Về thể chất, một đứa bé chậm phát triển, sức khoẻ đương nhiên thua đứa phát triển bình thường. Nhưng một đứa bé phát triển nhanh (dậy thì sớm), đã không hơn đứa phát triển bình thường, lại còn kém hơn đứa chậm phát triển. Hệ luỵ về sau tất rất nhiều vấn đề và phức tạp, đặc biệt liên quan đến nội tiết, xương khớp, tinh thần, ý thức.
Những con gà công nghiệp, sinh trưởng thần tốc không thể đi lại, vui chơi như gà thường. Chỉ nằm một chỗ và ngơ ngơ ngác ngác, chạy một khúc sẽ bị gẫy xương.
Thể chất giống như phần cứng smatphone, tinh thần và ý thức giống phần mềm/ứng dụng. Phần cứng càng hiện đại, mà phần mềm èo uột, không tương thích, thì smatphone chỉ là vật trang trí, không hữu ích gì.
Hiện tại, BV Nhi Đồng 2 TP.HCM đang quản lí khoảng 500 trẻ dậy thì sớm. Nếu như những năm trước, mỗi tháng bệnh viện chỉ tiếp nhận khoảng 5 bệnh nhân mới có chỉ định điều trị, thì chỉ trong 10 tháng đầu năm 2019, bệnh viện có thêm gần 100 ca bệnh mới, làm tăng đột biến số lượng bệnh nhân cộng dồn hàng năm, gây khó khăn cho công tác điều trị…
Các biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ
Theo BSCK2. Hoàng Ngọc Quý - Trưởng khoa Thận – Nội tiết, BV Nhi Đồng 2, tuổi khởi phát dậy thì có khuynh hướng ngày càng sớm so với thế hệ ông bà, cha mẹ trước đây. Dậy thì sớm thường gặp ở bé gái hơn bé trai, gấp 5 lần. Thường gặp ở thành thị hơn nông thôn. Hiện tại, bệnh viện Nhi Đồng 2 đang quản lí khoảng 500 trẻ dậy thì sớm, trong 10 tháng đầu năm 2019, chúng tôi có thêm gần 100 ca bệnh mới, làm tăng đột biến số lượng bệnh nhân cộng dồn hàng năm, gây khó khăn cho công tác điều trị.
Theo BS. Quý, trẻ được xem là dậy thì sớm nếu xuất hiện đặc tính sinh dục thứ phát (vú, huyết trắng, kinh nguyệt, lông mu, lông nách, tinh hoàn, dương vật…) trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Từ lúc xuất hiện triệu chứng dậy thì cho đến lúc các đặc tính sinh dục thứ phát hiện diện đầy đủ, ở nữ là 10,5 - 11 tuổi, ở nam là 11,5 – 12 tuổi.
Dậy thì sớm thường gặp ở bé gái hơn bé trai, gấp 5 lần.
Dậy thì là quá trình phát triển tất yếu của con người. Tuy nhiên, nếu trẻ dậy thì sớm quá sẽ có những tác động, ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý và thể chất của trẻ và gia đình.
Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tuổi khởi phát dậy thì, mức độ phát triển các cơ quan sinh dục thứ phát (kích thước, kinh nguyệt…), tùy điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội, môi trường sống của trẻ và gia đình...
Bé gái dậy thì sớm dễ bị lạm dụng tình dục do trẻ chưa có khả năng nhận thức những hành vi lạm dụng và tự bảo vệ mình - BS Quý phân tích.
Dậy thì sớm được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1 là dậy thì sớm trung ương - đây là nhóm thường gặp nhất. Nguyên nhân dậy thì sớm của nhóm này đa số lại là vô căn (nhất là bé gái), tức là không có nguyên nhân thực thể gây ra dậy thì sớm. Nhóm này được điều trị bằng thuốc Triptoreline để ngăn sự phát triển nhanh các cơ quan sinh dục thứ phát.
- Nhóm thứ 2, là nhóm dậy thì sớm ngoại vi, dạng này ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Thường liên quan đến bướu buồng trứng, tinh hoàn, thượng thận… Nhóm nay không dùng Triptoreline để điều trị.
- Nhóm 3 là dậy thì sớm không hoàn toàn, phát triển sớm, đơn độc, một đặc tính sinh dục thứ phát (ví dụ tăng sinh tuyến vú đơn độc).
Tuy nhiên, theo BS. Quý, không phải tất cả các trường hợp dậy thì sớm trung ương đều cần điều trị, chỉ có chỉ định điều trị với thuốc Triptoreline khi dậy thì tiến triển nhanh và/hoặc rối loạn tâm lý xã hội đáng kể. Quyết định điều trị còn tuỳ thuộc vào tuổi, tốc độ tiến triển dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao và ước lượng chiều cao cuối cùng.
Vì đa số nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái là nguyên nhân trung ương và vô căn, nên không ít trường hợp chính gia đình quyết định không can thiệp điều trị (sau khi được bác sĩ tư vấn đầy đủ), muốn để trẻ phát triển (tự nhiên) mà không có sự can thiệp bằng thuốc từ bên ngoài đưa vào cơ thể (đơn thuần là cha mẹ chỉ muốn biết cơ thể con họ có bị (bệnh) không), không có nhu cầu làm chậm quá trình dậy thì sớm của trẻ.
Chính vì vậy, khi trẻ có biểu hiện dậy thì sớm cha mẹ hãy đưa bé tới cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể - BS. Quý khuyến cáo.
Tamlinh.org (Tổng hợp)