Lâu nay mọi người thường hay thắc mắc về Phật bản mệnh, nay Tamlinh.org sẽ tổng hợp thông tin để nói rõ hơn về 8 vị Phật bản mệnh tương ứng với 12 con giápvà chú ý khi đeo dây mặt Phật.
Ý nghĩa của Phật bản mệnh?
Theo như kinh pháp nhà Phật, quyển Pháp Uyển Châu Lâm có viết: “ Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển có 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát phân nhiệm vụ những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…” Chính vì vậy mà chia ra thành 12 con Giáp tương ứng với năm sinh của mỗi người.
Trong số 12 con giáp đó thì mỗi con lại được một vị Phật quản lý và độ mệnh. Những vị Phật này sẽ mang lại sự bình an, may mắn cho con giáp đó. Như vậy, Phật bản mệnh chính là những vị Phật phù hộ độ trì cho con giáp mà vị Phật đó quản lý.
Phật bản mệnh gồm có 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và năm yếu tố cơ bản là đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp. Mật tông thường gọi là 8 thần hộ thân, 8 Phật độ mạng. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các Bản tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng dường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, chuyển hung thành cát, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc, có sức khỏe, tránh mọi bệnh tật.
Người sinh năm Tý - Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát
Thiên Thủ Thiên Nhãn Phật hay còn gọi là Thiên Thủ Thiên Thãn Quán Thế Âm, đứng bên trái A Di Đà Phật, cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát được xưng “Tây Phương Tam Thánh”. Thiên Thủ Thiên Nhãn Phật với nghìn tay biểu tượng đại từ bi quảng đại đến vô lượng, có thể ôm trọn thế gian. Nghìn mắt có thể nhìn khắp thế gian, biểu tượng trí tuệ viên mãn của ngài.
Hình tượng: Thiên Thủ Thiên Nhãn Phật được miêu tả với rất nhiều cánh tay, mỗi cánh tay nâng 1 loại pháp khí. Những cánh tay của Ngài tỏa ra 4 phương 8 hướng, phổ độ chúng sinh.
Người sinh năm Sửu và Dần - Hư Không Tạng Bồ tát
Hư Không Tạng Bồ Tát có công đức cuồn cuộn tràn ngập hư không, trí tuệ vô biên hằng sa khó tả, tâm tính như viên kim cương, tinh tấn thì như bão táp. Trong các Bồ Tát thì Hư Không Tạng Bồ Tát chủ cung cho thế gian về trí tuệ, công đức cùng tài phú.
Hình tượng: Hư Không Tạng Bồ Tát ngài ngồi trên Bảo liên hoa, đầu đội Ngũ phật quan, tay phải cầm thanh kiếm với ngọn lửa cháy, tay trái bên eo, nâng lên nhánh hoa sen, trên hoa sen có gắn Như ý bảo châu. Bảo châu và kiếm tượng trưng cho phúc và trí.
Người sinh năm Mão - Văn Thù Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát đứng bên trái Thích Ca Mâu Ni, là đại đệ tử Của Thích Ca Mâu Ni, cùng với Phổ Hiền Bồ Tát được xưng “Hoa Nghiêm Tam Thánh”. Văn Thù Bồ Tát có tài hùng biện, trí năng số 1, đừng đầu chư Bồ Tát, được xưng là “Đại Trí”.
Hình tượng: Văn Thù Bồ Tát có nét mặt thông thái, tay phải cẩm Kim Cương Bảo Kiếm, có thể chém hết thảy quần ma, chặt đứt hết buồn phiền. Vật cưỡi của ngài là 1 con sư tử, tượng trưng cho sự dũng mãnh của trí tuệ.
Người sinh năm Thìn và Tỵ - Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát đứng bên bên phải Thích Ca Mâu Ni, cùng Văn Thù Bồ Tát xưng “Hoa Nghiêm Tam Thánh”. Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho công đức vô song. Phồ Hiền Bồ Tát còn được xưng Thập Đại Nguyện Vương. Pháp Hoa Kinh viết rằng: “Chỉ cần thành kính thời phụng, Phổ Hiền Bồ tát cùng chư Phật sẽ phù độ thân chủ yên ổn, không bị buồn phiền vướng bận”.
Hình tượng: Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi trên lưng voi, 1 tay nâng lên nhánh hoa sen, 1 tay nâng Ngọc Như Ý tượng trưng cho công đức vô lượng của Ngài.
Người sinh năm Ngọ - Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát hay còn gọi là Đại Tinh Tiến Bồ Tát, Ngài đứng bên phải A Di Đà Phật, cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát xưng “Tây Phương Tam Thánh”. Quan Vô Lượng Thọ Kinh ghi chép: “Đại Thế Chí Bồ Tát lấy ánh sáng trí tuệ soi sáng khắp thế gian, giúp chúng sinh thoát khỏi huyết quang tai ương, bảo vệ chúng sinh khỏi tà ma xâm hại”.
Hình tượng: Đại Thế Chí Bồ Tát tay nâng 1 nhánh hoa sen, đầu đội Thiên Quan, Thiên Quan bên trong có 1 bảo bình. Bảo bình tượng trưng cho trí tuệ quang minh của Ngài.
Người sinh năm Mùi và Thân - Như Lai Đại Nhật
Như Lai Đại Phật có địa vị trí cao trong Phật giáo Mật tông. Ngài tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ và niềm tin. Đại Nhật Kinh Sơ có viết: “Ánh sáng của Như Lai chiếu khắp pháp giới, có thể khai phá thiện căn của chúng sinh…”.
Hình tượng: Như Lai Đại Phật đầu đội Ngũ Trí Bảo Quan, tay kết Trí Quyền Ấn (có thể tiêu hết buồn phiền, đạt tới tuệ giác).
Người sinh năm Dậu - Bất Động Minh Vương
Bất Động Minh Vương hay còn gọi Bất Động Tôn, là chủ tọa của Ngũ Đại Minh Vương. “Bất Động” chỉ lòng từ bi kiên cố, không thể lay động. Bất Động Minh Vương thể hiện sự phẫn nộ trên gương mặt, khiến cho những tà ma quấy nhiễu chúng sinh sợ hãi rút lui, để chúng sinh tránh bị cám dỗ, tâm trí không dao động, kiên trì có 1 viên Bồ đề tâm. Có thể nói, sự phẫn nỗ của Bất Động Minh Vương là biểu hiện cho đại từ bi vậy.
Hình tượng: Ngài có khuôn mặt tức giận, mắt mở to trừng trừng nhìn thẳng, tay phải cầm Trí Tuệ Kiếm, có thể chặt hết thảy căn nguyên buồn phiền, tay trái nắm Đề Quyên Tác, dùng để buộc chặt tất cả tà ma.
Người sinh năm Tuất và Hợi - Phật A Di Đà
A Di Đà Phật, hay còn gọi là Vô Lượng Thọ Phật hay Vô Lượng Quang Phật, là người đứng đầu trong “Tây Phương Tam Thánh”, là giáo chủ của Cực Lạc Tịnh Thổ. A Di Đà Phật tượng trưng cho vô lượng áng sáng, vô lượng tuổi thọ, cung cấp cho chúng sinh trí tuệ, từ bi.
Hình tượng: A Di Đà Phật có những xoắn ốc tóc, mặt hiền hòa, ngực có chữ “Vạn”, tay trái kết Vô Úy Ấn, có thể bảo hộ chúng sinh khỏi sợ hãi và nguy hiểm, tay trái nâng 1 cái bát, tượng trưng cho Giáo chủ cõi Tây Thiên.
Kiêng kỵ khi đeo Phật bản mệnh:
- - Thứ nhất: đeo Phật bản mệnh thì phải tôn kính Đức Phật, tuyệt đối không được kinh nhờn, chơi đùa.
- - Thứ hai: không nên để Phật dính bẩn, hãy luôn giữ mặt Phật sạch sẽ.
- - Thứ ba: không để Phật nơi ô uế, bẩn thỉu.
- - Thứ tư: không nên để người khác dễ dàng chạm vào Phật bản mệnh của mình.
- - Thứ năm: khi quan hệ khác giới thì nên cất Phật bản mệnh đi, không đeo lên người.
Khi đeo Phật trên người nên trì chú khai quang để phát huy tác dụng tốt hơn.