04/06/2021 11:35 View: 18843

Cách khai mở các huyệt luân xa (Phần 4)

Người mới luyện tập nên nhớ các luân xa của mình hoạt động vẫn chưa hoàn hảo. Nếu cảm giác thấy hiện tượng lạ thoáng xuất hiện hoặc thấy trong giấc mơ cũng đừng đem ra phô trương, khoe khoang với người thân, bạn bè chung quanh, nếu không cái “tôi” trỗi dậy mạnh mẽ làm tính ngạo mạn bùng phát thiêu đốt mọi thành quả ban đầu

luan xa, cac huyet luan xa, tap ngoi thien mo luan xa

Luân xa 7: Thanh khí

Có 1.000 vòng quay, phát ra ánh sáng màu lục sáng bao bọc thân thể, là vòng hào quang thứ bảy. Nó có chức năng quản lý điều hành và quyết định xử lý mọi tín hiệu về hệ thần kinh, đầu não, cột sống cổ và lưng, tay chân, các bộ phận cơ thể, các cơ quan tạng phủ, v.v...

Luân xa 7 là trung tâm tri giác và hiểu biết, nó là nơi hợp nhất giữa vật chất và tâm linh.

Những người bẩm sinh có luân xa 7 khai mở cao là người có năng lực tâm linh, ít nói và thích lắng nghe, tính tình trầm lắng, gan dạ, là nhà lãnh đạo tài giỏi, dễ thu phục nhân tâm.

Một người có luân xa 7 kém hoạt động thì không chỉ thiếu năng lượng điều hành cơ thể mà khả năng liên kết trong con người về thể chất lẫn tinh thần và tâm linh cũng không có. Đêm ngủ hay mộng du hoặc có nhiều giấc mơ kỳ quái, khi tỉnh dậy thì trong đầu không còn nhớ một điều gì.

Những người luân xa 7 hoạt động không bình thường thì rất say mê đồng bóng bỏ hết việc nhà cửa, hoặc giả danh đồng cốt cầu thần nhập xác để mê hoặc người khác, hoặc sử dụng năng lực tâm linh (phù chú) sai đạo đức, v.v… Đó là những việc làm của người không hiểu biết đạo lý, không nhìn thấy chính mình.

Đạo sĩ Kim Kang Ta nói:

“Người không biết mình là ai hay làm những điều bất chánh mà cho là đúng, là cao siêu, thường bày ra những điều gian dối lừa gạt mọi người mà lại cho mình làm việc phúc thiện, có công giúp đời…”

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 7 có tên “Thanh khí” đặc trưng cho sự dẫn truyền âm thanh hay sóng có mang thông tin. Luyện tập khi luân xa 7 bắt đầu khai mở cao cảm giác đầu, cổ gáy nặng nề rất khó chịu, hoặc đỉnh đầu như đang chẻ ra như hình chữ V, hoặc cảm giác trên đầu mát lạnh, hoặc có nhiều hơi bốc lên như khói tỏa, như cuộn tơ, như hình lốc xoáy…

Khi luân xa 7 khai mở cao hơn nữa có nhiều lúc trong đầu nghe tiếng mưa, tiếng nhạc, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng gió rít, gió giông hay tiếng nổ thật to như tiếng sấm và âm vang kéo dài ngang trời. Tiếp tục luyện tập, khi luân xa 7 khai mở hoàn hảo thì trên đỉnh đầu có khối u cao (nhục kế), hoặc chứng pháp Thiên nhĩ thông: nghe mọi tiếng nói khắp nơi, như Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là người đã sở đắc tối thượng, Ngài nghe rõ tất cả ý niệm của mọi loài chúng sinh ở những cõi giới khác nhau trong vũ trụ.

Nếu giữ tâm ý tĩnh lặng tuyệt đối - dù chỉ trong giây phút thì luân xa 7 khai mở cao tác động tới thính lực của hành giả, tai nghe rất rõ những âm thanh cực nhỏ phát ra từ nơi rất xa. Khi đó hành giả có thể dùng pháp Truyền âm nhập mật để trao đổi thông tin cho nhau những bí pháp mà người khác không thể nghe được, và còn nghe rõ lời thầm khấn vái, cầu xin của người khác, tiếng kêu la của các loài ác quỷ, cả những vong hồn đang khóc than hay oán trách.

Khi hành giả ngủ hoặc thiền tịnh thường được nghe các chân sư dạy đạo, các bậc tiên thánh truyền trao cho những bí pháp hay chỉ dẫn vài phương thuốc “thần” để cứu dân, giúp đời. Thực sự đó không phải sóng âm từ bên ngoài và nghe được bằng tai thường, mà là diệu âm từ vô thức sâu thẳm truyền đến qua hệ thần kinh của não vừa được kích hoạt. Cổ nhân xưa kia chưa có đủ điều kiện nghiên cứu nên cho đó là lời chỉ dẫn, truyền dạy của tiên thánh.

Luân xa 8: Sắc khí

Có 02 vòng quay, phát ra ánh sáng màu ngọc lam bao bọc thân thể, là vòng hào quang thứ tám. Nó có chức năng quản lý về tư duy, sáng tạo, và điều hành tiêu hoá, huyết mạch, thị giác... Nếu luân xa 8 hoạt động không bình thường thì các cơ quan nói trên bị bệnh rất lâu dài.

Luân xa 8 là trung tâm cảm nhận sự liên kết của con người với vũ trụ bằng ánh sáng tràn ngập, nó cùng với luân xa 4 chuyển hóa tình yêu thương vô điều kiện thành lòng từ bi, bác ái. Những người bẩm sinh có luân xa 8 khai mở cao sẽ trở thành nhà hiền triết, các triết gia có tài, nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc nhà chiêm tinh xuất sắc.

Người bị yếu luân xa 8 thì ý chí không vững, khả năng lao động bị suy giảm do tính nhút nhát và tinh thần không tập trung, đêm ngủ hay bị giật mình hoặc nói mê liên tục. Luân xa 8 hoạt động không bình thường làm cho con người thiếu đức tin, nhìn không sâu xa, không lắng nghe sự thật, nếu luân xa 8 và 4 cùng hoạt động thấp kém thì người đam mê vật chất, có túi tham không đáy, là kẻ “buôn thần bán thánh”, độc ác, dã man…

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 8 có tên “Sắc khí”, đặc trưng cho việc dẫn truyền màu sắc, hình ảnh và cảnh vật. Luân xa 8 là nơi cõi tịnh cao nhất nên khi khai mở cao không có hiện tượng và hình ảnh xuất hiện nhiều như các luân xa khác. Luân xa 8 khai mở cao ta có cảm giác trước trán trống rỗng, ta cũng thấy được màu sắc của các luân xa đang quay hoặc mây ngũ sắc sáng chói.

Người luyện tập luân xa 8 khai mở cao có thể nói người đó như được sinh ra lần thứ hai với thể chất và trí tuệ cao hơn hẳn con người cũ trước kia. Khi luân xa 8 khai mở hoàn hảo, đặc biệt nơi huyệt ấn đường có mọc sợi lông màu trắng bạc rất nhỏ, mềm, dài và xoắn tròn lại như cái nút áo và chiếu ra năm màu sắc rất sáng chói, thật lạ kỳ, và chứng pháp Thiên nhãn thông: thấy rõ mọi vật trong vũ trụ.

Người tu luyện Sắc khí sẽ khai mở thần nhãn, mỗi trường phái có phương pháp luyện tập khác nhau như nhìn vào một điểm, mặt trời buổi sáng, ngọn hương (nhang) đang cháy, mặt trăng, ngôi sao, bông hoa đẹp, mây bay hay nước trôi lững lờ. Thần nhãn và Miêu công có phần giống nhau trong cách luyện tập nhưng công dụng thì khác nhau.

Miêu công thuộc về võ thuật, là mắt kẻ sát thủ, khiến đối phương rối loạn tinh thần tự vệ, mất hết dũng khí chiến đấu. Còn thần nhãn thuộc về y thuật, là luyện mắt để chữa bệnh, giúp người hạnh phúc. Người có thần nhãn thì có khả năng điều khiển sóng não của người khác làm thay đổi tư tưởng của họ, khiến kẻ ác phải nhận tội và thay đổi tính xấu, họ có thể làm hàng phục các thú dữ, có khả năng chữa bệnh bằng thôi miên, nhãn phù đạo, quang phổ, v.v…

Một số người cho rằng thần nhãn là của phương Tây và miêu công là của phương Đông. Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là do tư tưởng phát lệnh khác nhau tùy thuộc vào từng mục đích ứng dụng khác nhau, còn về bản chất thì chúng chỉ là một.

Cũng cần hiểu rõ, những người có huệ nhãn (mắt thứ ba) do luyện tập luân xa 6 khai mở cao hoặc có các chân linh, phần hồn nhập xác. Nhà ngoại cảm dùng huệ nhãn từ luân xa 6 để tìm thấy những điều muốn biết bằng cách nhắm mắt hoặc ít nhất cũng phải qua một lần chớp mắt. Nhà thôi miên khi dùng thần nhãn từ luân xa 8 thì phải mở mắt, thậm chí mắt mở rất to. Người có thiên nhãn thông là do luân xa 8 khai mở hoàn hảo. Những bậc tu hành chân chính khi tám luân xa đều khai mở hoàn hảo thì chứng pháp Lậu tận thông: Trong sạch hoàn toàn, nhà đạo dứt bỏ hết các tríu mến, chấp trước, không còn chấp pháp, không còn chấp ngã.

Người mới luyện tập nên nhớ các luân xa của mình hoạt động vẫn chưa hoàn hảo

Nếu cảm giác thấy hiện tượng lạ thoáng xuất hiện hoặc thấy trong giấc mơ cũng đừng đem ra phô trương, khoe khoang với người thân, bạn bè chung quanh, nếu không cái “tôi” trỗi dậy mạnh mẽ làm tính ngạo mạn bùng phát thiêu đốt mọi thành quả ban đầu, hãy như mũi tên đã bay đúng hướng rồi thì phải tiếp tục đến đích một mình mà không thể tìm bạn để nói chuyện.

Khi nhân duyên đầy đủ thì tám luân xa đạt chuẩn về tốc độ và mầu sắc, hành giả sẽ trở thành một người mới cả về thân xác lẫn tâm thức, phẩm chất cuộc sống vượt lên ở một cấp độ cao hơn trong một không gian mới mà chỉ có thể trải nghiệm qua cảm nhận chứ không thể mô tả bằng lời.

Đó là hành trình nội tâm để ngộ ra chính mình và có được mọi thông thái, đó cũng là bước đường tâm linh vượt qua mọi giới hạn của thể xác và tâm trí nhị nguyên để trở về bản tính nguyên thủy của mình. Huyền năng phi phàm thu được lúc này chỉ có ý nghĩa như một dấu ấn tự nhiên trong tu luyện, và các bậc chân sư xem huyền năng là một phương tiện chứ không phải đấy là mục đích cuối cùng. (Seven Chakras in body)

Hệ thống cơ thể vi tế:

Luân xa

Trong Ấn Độ giáo và một số nền văn hóa châu Á, một chakra (Devanagari: चक्र) được cho là một nexus của năng lượng tâm linh hay/và sinh lý ẩn trong cơ thể con người. Luân xa tiếng Phạn là chakra, nghĩa là bánh xe hay vòng tròn xoay quanh trục của nó. Luân xa là những nhà máy thâu và phát năng lượng (centrale d’énergie). Trong Yoga của Ấn Ðộ Giáo nói chung có bốn loại:

1. Karma Yoga. 2. Bhakti Yoga. 3. Jnana Yoga. 4. Raja Yoga.

Yoga có nghĩa là trở về hợp nhất với một đối tượng.

  • Trong Ấn Giáo, hành giả Yogi tìm sự hợp nhất với Brahma (Phạm thiên) hay Thượng Ðế. Trong Karma Yoga, hành giả làm tất cả hành động bất vụ lợi, đây là con đường của phục vụ và xả thí nhằm trừ bỏ tiểu ngã hay phàm ngã để trở về với Ðại ngã hay Chân ngã.
  • Trong Bhakti Yoga, hành giả hướng hết tâm trí về Thượng Ðế qua sự sùng kính lễ bái, tụng niệm kinh chú. Qua sự tín tâm như vậy họ mong nhập một với Thượng Ðế. (ảnh bên : Vị trí hệ thống 7 luân xa)
  • Trong Jnana Yoga, hành giả tìm sự giải thoát qua trí huệ, qua sự nghiên cứ kinh điển Veda, suy tư quán chiếu về tự tánh.
  • Trong Raja Yoga, hành giả tập làm chủ cả thân và tâm qua sự tu tập tám bộ môn hay tám nhánh: yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana và samadhi.

Ngày nay ở Âu Châu, người ta hay tập Hatha Yoga, môn này là một phần nhỏ của Raja Yoga, nó bao gồm hai nhánh: Asana là những tư thế luyện thân và Pranayama là phép luyện Hơi Thở để thanh lọc các đường Kinh (nadi) để bảo vệ sức khỏe, trong đó có ba kinh quan trọng (đã nói ở trước).

Trong Phật Giáo cũng chia hành giả làm ba loại:

  • 1. Trí huệ Bồ Tát (pannadhika, pali). Vị này chú trọng phát triển trí huệ và thực hành thiền định nhiều hơn là nhiệt thành với những hình thức lễ bái cúng dường bề ngoài.
  • 2. Tín đức Bồ Tát (saddhadhika). Vị này đặt trọn niềm tin nơi hiệu lực của tâm thành. Tất cả những hình thức lễ bái thờ phượng là sở trường của ngài.
  • 3. Tinh tấn Bồ Tát (Viriyadhika). Vị này luôn luôn tìm cơ hội để phục vụ kẻ khác. Không có gì làm cho Tinh tấn Bồ Tát hoan hỷ bằng tích cực phục vụ. Ðối với ngài, làm việc là hạnh phúc, hạnh phúc là làm việc.

Qua hai sự xếp loại trên, ta thấy có sự tương đồng giữa:

  • * Trí huệ Bồ Tát và hành giả Jnana (Jnana Yogi)
  • * Tín đức Bồ Tát và hành giả Bhakti (Bhakti Yogi)
  • * Tinh tấn Bồ Tát và hành giả Karma (Karma Yogi).

Có nhiều Phật tử quan niệm rằng Yoga là ngoại đạo, không nên pha lẫn với Phật Giáo. Theo tôi Yoga là một môn khoa học như toán, lý hóa, điện tử, v. v. . . nó không phải là một tôn giáo, không phải là sở hữu của Ấn Giáo, ai cũng có thể tập được hết.

Võ Thiếu Lâm đức Phật đâu có dạy, sao các Sư chùa Thiếu Lâm lại tập?

Máy vi tính đâu phải là phát minh của Phật Giáo, sao ngày nay chùa viện nào ở Âu Mỹ cũng dùng?

Trong Anuttara-Yoga-Tantra của Mật Giáo Tây Tạng cũng nói nhiều về ba kinh (Sushumna, Ida, Pingala) và luân xa (chakras), nhưng chỉ đề cập tới bốn thay vì bảy luân xa.

Sơ lược về bảy luân xa trên cơ thể

Xin kể sơ lược về bảy luân xa, sau này nếu có dịp tôi sẽ viết nhiều hơn về chi tiết.

Có bảy luân xa chính nằm dọc theo đường kinh trung ương Sushumna từ dưới xương cùng lên tới đỉnh đầu.

Khu vực màu năng lượng trên cơ thể

1. Luân xa thứ Nhất:

Muladhara chakra (sanskrit). Vị trí nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, tương đương với huyệt Hội Âm của châm cứu học. Nó được biểu hiện bằng một bông sen bốn cánh màu đỏ, chủng tự tiếng sanskrit của nó là LAM. Luồng hỏa hầu Kundalini nằm phục ở đây.

Hành giả Yogi khi thành tựu phép quán tưởng luân xa này, sẽ làm chủ được địa đại, tiêu trừ nghiệp quá khứ, biết được ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, thọ hưởng niềm hoan lạc tự nhiên.

2. Luân xa thứ Hai:

Svadhisthana chakra. Vị trí nằm dưới rốn chừng bốn ngón tay, tương đương với huyệt Quan nguyên, biểu hiện bằng bông sen sáu cánh màu cam, chủng tự là VAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này sẽ làm chủ được thủy đại và các giác quan, biết được cảnh Trung giới (monde astral).

Tham ái, giận hờn, ngã mạn, ganh tỵ và các phiền não khác đều được tiêu trừ. Vượt thoát tử thần.

3. Luân xa thứ Ba:

Manipura chakra. Vị trí ở giữa rốn và xương ức (sternum), tương đương với huyệt Trung quản. Biểu hiện bằng bông sen mười cánh màu vàng, chủng tự là RAM. Người Yogi thành tựu phép quán luân xa này sẽ làm chủ hỏa đại, không còn sợ lửa thiêu đốt, hoàn toàn thoát khỏi bệnh tật.

4. Luân xa thứ Tư:

Anahata chakra. Vị trí ở giữa ngực, tương đương với huyệt Ðản trung. Biểu hiện bằng bông sen mười hai cánh màu xanh lá cây, chủng tự là YAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này, làm chủ phong đại, tùy ý bay lượn trong không gian hoặc chui nhập vào thân người khác, đầy đủ đức tính của chư thiên và tình thương vũ trụ.

5. Luân xa thứ Năm:

Visuddha chakra. Vị trí ở ngay dưới cổ, tương đương với huyệt Thiên đột. Biểu hiện bằng bông sen mười sáu cánh màu xanh da trời. Chủng tự là HAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này sẽ làm chủ không đại, thân thể không bao giờ tàn hoại, ngay cả khi thế gian bị tiêu diệt, đạt được trí huệ thông suốt bốn kinh Veda và ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.

6. Luân xa thứ Sáu:

Ajna chakra. Vị trí ở giữa hai chân mày nơi mà huyền môn thường gọi là con mắt thứ ba, tương đương với huyệt Ấn đường. Biểu hiện là bông sen hai cánh màu xanh nước biển, chủng tự là A. Thành tựu phép quán luân xa này, người Yogi tận trừ nghiệp quá khứ, trở thành người hoàn toàn giải thoát ngay trong hiện đời, đạt được tám phép thần thông (siddhi) và ba mươi hai phép phụ.

7. Luân xa thứ Bảy:

Sahasrara chakra. Vị trí ngay trên đỉnh đầu, tương đương với huyệt Bách hội. Biểu hiện bằng bông sen ngàn cánh màu tím, trắng, vàng. Chủng tự là OM. Khi luồng hoả hầu Kundalini chạy lên tới đây, hành giả Yogi nhập một với Thượng Ðế, trở thành một bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Thâu hút năng lượng trong vũ trụ thiên nhiên rồi phát ra nuôi dưỡng các thân (thô và tế). Nơi người khỏe mạnh bình thường, bảy luân xa này đều hoạt động đúng mức, không nhanh không chậm, không nghẽn tắc.

Nhưng khi bị xúc động mạnh về tình cảm hoặc uất ức đè nén cảm xúc, hoặc bị tai nạn xúc chạm mạnh nơi thân thì các luân xa có thể bị tổn thương, hoạt động bất thường, chiều quay lệch lạc.

Từ đó cơ thể mất dần năng lượng, Ðông-Y gọi giai đoạn này là khí huyết không thông.

Ta có thể đi châm cứu, uống thuốc bổ, nhưng đó chỉ là cách gỡ gạc một phần nào thôi, vì nó không thể tái lập quân bình hoàn toàn được, vì vết thương nằm sâu nơi luân xa. Lý thuyết Âm Dương, ngũ hành, kinh mạch của Ðông-Y đã được du nhập Phật Giáo, trong giới Tăng sĩ đã có những danh y như Tuệ Tĩnh thiền sư (thế kỷ 14) và gần đây là Thượng Tọa Thích Tâm Ấn.

Trên đây chỉ là sơ lược về bảy luân xa chính, trong cơ thể con người còn nhiều luân xa phụ khác ở các khớp tay và chân. Ngoài luân xa, con người còn có hào quang (aura) và bảy thể xác vi tế bao quanh thân tứ đại.

Giáo lý Thông Thiên Học (Théosophie) có nói đến những điều này nhưng trước kia tôi xem Thông Thiên Học như một trường ngoại đạo nên không để ý. Gần đây từ năm 95 tôi có dịp quen biết vài bạn hữu Âu Tây, trong số đó người thấy được hào quang.

Ở Paris có vài nơi chụp hình hào quang qua kỹ thuật của Kirlian và tôi cũng đã tò mò đi chụp thử rồi kiểm chứng lại với bạn hữu. Từ đầu năm 1996 tới nay, qua sự học hỏi và tập luyện nhằm mục đích chữa bệnh cho mình và cho người, tôi đã sờ mó được các luân xa và bốn thể vi tế trên con người.

Riêng hào quang thì tôi chưa thấy được nhưng tôi có quen một anh bạn tên Martin người Canada ở Québec, là một họa sĩ và thợ uốn tóc, anh có khả năng thiên phú thấy được hào quang từ lúc còn nhỏ. Nhờ Martin mà tôi học được nhiều điều cũ lạ.

Tại sao cũ lạ? Cũ là vì giáo lý về luân xa, hào quang tôi đã biết rồi nhưng chưa hề kinh nghiệm được, lạ là vì Martin thấy được và nói cho tôi nghe. Bình thường hào quang của tôi màu vàng cam, khi tôi bắt đầu tụng chú Om Mani Padme Hum thì Martin cho hay là hào quang quanh đầu tôi chuyển thành màu xanh da trời. Khi tôi tụng một bài chú khác thì hào quang cũng đổi màu. Mỗi khi tôi bắt ấn (mudra) khác nhau thì hào quang quanh tay cũng đổi màu tùy theo ấn thủ. Không những hào quang thay đổi mà luân xa liên quan đến thủ ấn cũng bị ảnh hưởng.

Qua những kinh nghiệm hợp tác với Martin và vài bạn hữu khác, vấn đề luân xa, hào quang, thể xác vi tế đối với tôi không còn là những giáo lý huyền bí hay ngoại đạo nữa mà là một chuyện hiển nhiên như việc tay tôi sờ thấy cái bàn cái ghế vậy. Người tu Mật Tông Việt Nam tụng chú theo kiểu phát âm chữ Hán.

Quý Thầy dạy tụng chú dù phát âm không đúng với tiếng Sanskrit nhưng nếu thành tâm tin tưởng vẫn có hiệu nghiệm. Sự hiệu nghiệm ở đây phần lớn là do lòng tin mà ra. Theo Mantra-Yoga thì sự phát âm đúng theo tiếng Phạn (Sanskrit) rất quan trọng.

Tiếng Phạn, còn gọi là Phạm âm tức ngôn ngữ của Chư Thiên, Phạm Thiên, không phải là âm thanh thường, mỗi chữ đều có hiệu lực rung động riêng.

Khi phát âm trúng, một Mantra (mật chú) có công năng nâng tâm thức lên bình diện cao hơn, vượt khỏi ý thức nhị biên, thể nhập vào những tầng tâm thức vi tế và từ đó tự chứng nghiệm được chân lý tuyệt đối. Ðây là một loại khoa học về âm thanh, mục đích chứng đạt chân lý, phát triển tâm linh, chứ không phải để sai khiến quỷ thần hay những quyền năng như cầu đảo mưa gió.

PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG CON NGƯỜI BẰNG ÂM THANH “AUM”

MANTRA hay mật chú là âm tiết hoặc một chuỗi âm tiết mang năng lượng. Âm thanh là một dạng năng lượng gồm những rung động hoặc những làn sóng có khả năng trị bệnh và giúp cho ta hòa nhập vào sự rung động vi diệu tự nhiên của vũ trụ. Những MANTRA như âm “AUM” chẳng hạn, tạo ra những rung động và giúp hướng năng lượng tích cực vào trong tâm thức của ta, chính vì thế mà việc phát âm ĐÚNG MANTRA LÀ ĐIỀU HẾT SỨC QUAN TRỌNG.

Trong âm nhạc có 7 nốt và 3 cao độ: Âm trầm, âm trung, âm cao.

  • Âm trầm gồm có: mì, fà, sòl, là, sì, đồ, rề.
  • Âm trung gồm có: mi, fa, sol, la, si, đô, rê.
  • Âm cao gổm có: mí, fá, sól, lá, sí, đố, rế.

Khi phát âm “AUM” phải đúng với nốt nhạc nào? Âm trầm, âm trung, hay âm cao? Để biến âm thanh thành chìa khóa mở vào cánh cửa tâm thức. Đây là điều bí mật mà các đạo sư điều nhấn mạnh, là khi PHÁT ÂM PHẢI ĐÚNG MANTRA, được như vậy mới có hiệu quả. Và ngay cả các câu niệm chú, niệm phật cũng không ngoại lệ [ĐÂY LÀ CHỔ TÔI ĐÃ CHỨNG NGHIỆM ĐƯỢC].

Trong tất cả các MANTRA, âm AUM là quan trọng nhất, vì AUM là MANTRA nguyên thủy, là nguồn gốc của mọi âm thanh, từ ngữ và các câu thần chú. NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ HÌNH DUNG ĐƯỢC, KHÔNG THỂ ĐÁP ĐƯỢC THÌ ÂM “AUM”GIÚP CHO TA KHAI MỞ. Sự phát âm chú ngữ AUM trong một thời gian dài, sẽ cộng hưởng trong tâm ta và đến một lúc nào đó ta không cần phát âm, mà âm thanh đó sẽ tự động vang lên trong đầu và chỉ có mình ta nghe được. Và nói theo lời của đạo sư RINPOCHE, kỹ thuật phát âm AUM có 2 lợi ích.

  • Thứ nhất: Giúp ta tập trung tâm trí và đánh thức nội tâm.
  • Thứ hai: Những rung động của AUM cộng dồn lại vang dội trong tâm sẽ tác động đến những trung tâm vi diệu của cơ thể.

ÂM AUM TRONG GIAO TIẾP.

Âm AUM là khởi nguồn của mọi suy nghĩ và ý tưởng. Âm AUM thường sử dụng trong lúc trao đổi thông tin, hoặc để trả lời trước câu hỏi khó. Thông thường trong lúc nói chuyện khỏang 50 đến 100 từ, thì âm AUM xuất hiện, và âm này sau khi xuất hiện một cách vô thức thì sự hoạt động của não bộ có vẽ linh hoạt hơn. Đây là sự minh chứng rằng âm AUM là nguồn năng lượng tiếp sức cho trí não phát triển.

VD

  • Những game show như là chung sức, ai là triệu phú. Khi người dẫn chương trình đặt ra câu hỏi, thì người trả lời thường hay nói âm ơ…âm ờ…hoặc âm um… âm ùm… trước khi trả lời câu hỏi.
  • Những buổi nói chuyện như là diễn đàn, thảo luận, thuyết trình… rất thường hay xuất hiện những âm này. Theo sự nghiên cứu và theo dõi của tôi, tôi thường thấy những người làm chính trị, giáo dục, khoa học thường sử dụng âm ơ… hoặc âm ờ… trong giao tiếp. Những người làm nghệ thuật thường sử dụng âm um… hay âm ùm… trong giao tiếp. Cũng cần nói rõ thêm đây là một dạng âm mà tất cả loài người trên trái đất này đều sử dụng khi giao tiếp.

ÂM THANH CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH

Âm thanh Mantra AUM có tần số rung động tùy theo tính chất tiết tấu uyển chuyển, dịu dàng và cường độ của âm thanh sẽ giúp cho não bộ nhận được những năng lượng thông tin và nó sẽ giúp kích hoạt hệ thần kinh thực vật, hệ nội tiết và hệ miễn dịch tăng cường độ hoạt động đúng chức năng.

Theo tiến sĩ sinh học VALERI ILICHEV và ONGA SILAEVA. Âm thanh của rừng tốt hơn bất kỳ một loại thuốc nào và có tác dụng làm giảm áp lực máu của những người cao huyết áp.

  • – Nốt FA có tác dụng chữa bệnh đường ruột và dạ dày.
  • – Nốt ĐÔ có tác dụng chữa các chứng rối loạn thần kinh.
  • – Kết hợp các nốt nhạc SI, SOL, ĐÔ có tác dụng hiệu quả đối với các bệnh nhân có khối u.

Theo nhận xét của giáo sư LIUĐMILA BOLOTOVA viện hàn lâm khoa học NGA: Phương pháp chữa bệnh bằng âm thanh có khả năng phát triển rất lớn trong thời gian tới [tôi đồng ý với quan điểm này]. Và mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nghe nhạc MOZART có tác dụng chữa bệnh giảm STRESS, tăng cường trí thông minh, ổn định nhịp tim, điều trị chứng động kinh, suy giảm trí nhớ v.v…

Ở Việt Nam ta những năm 1970, Viện Quân y 103 lần đầu tiên dùng âm nhạc chữa bệnh kết hợp với hệ thống cửa mở cho các bệnh nhân thần kinh tâm thần phân liệt đạt kết quả tốt. Khoa tâm thần bệnh viện Bạch Mai cũng đã điều trị bệnh tâm thần bằng âm nhạc kết hợp với thôi miên ám thị.

Khi viết đến đây, tôi bỗng có một ý nghĩ rằng: RẤT MUỐN HỢP TÁC VỚI NHẠC SĨ “TÂM LINH” NÀO Ở TRONG NƯỚC HOĂC NƯỚC NGOÀI CÓ KHẢ NĂNG PHỐI ÂM, PHỐI KHÍ THẬT TỐT. HIỆN NAY KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA TÔI LÀ PHÁT RA ĐƯỢC NHỬNG DẠNG ÂM THANH ĐỂ TRỊ NHIỀU LOẠI BỆNH KHÁC NHAU.

CHÂN NGÔN [CHÚ NGỮ]. OM MANI PADME HUM.

OM MANI PADME HUM là một câu chân ngôn tiếng PHẠN, được xem là câu chú cầu QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Còn được mệnh danh là LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÂN NGÔN. Theo phiên âm tiếng hán- việt. Câu này được đọc là ÚM MA NI BÁT NI HỒNG hay ÁN MA NI BÁT MÊ HỒNG và khi viết tới đây, tôi chợt nhớ đến câu chú NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, và vấn đề được đặt ra là…

  • – Câu chú này [nam mô a di đà phật] có phải là câu chân ngôn hoặc chủ ngữ?
  • – Câu chú này có phải là tên của một vị PHẬT A DI ĐÀ, nói theo cách lý giải của phật giáo.
  • – Có sự tương quan nào giữa câu chú OM MA NI PADME HUM và NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Thông thường người ta không giải thích câu thần chú, bởi vì thần chú quan trọng nơi “ÂM THANH” chứ không phải nơi ý nghĩa. Khi dịch ra ngôn ngữ khác thì thần chú không còn tác dụng nữa. Trong kinh UPANISHADS có nói rằng: Thần chú có những âm thanh riêng biệt và có tác dụng bí ẩn tùy theo cách trình bày của người phát âm [tôi rất đồng ý với quan điểm trên].

PHƯƠNG PHÁP TẬP ÂM THANH “AUM” GỒM 9 BƯỚC

– Lợi ích bài tập: Tác động vào hệ thống thần kinh trung ương, nhằm khám phá khả năng đặc biệt của con người.

Tư thế chuẩn bị: Ngồi bán già hoặc kiết già. Đầu, cổ và lưng thẳng. Hai bàn tay mở ngửa để trên đầu gối, ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào nhau.

– BƯỚC 1: Tập trung vào giữa ngực, luân xa 4 [ANAHATA].

Phát âm “A”. Tập 5 lần…

Lợi ích:

Nó có chức năng quản lý điều hành tim mạch, tâm bào, ruột non, lưỡi, vùng giữa ngực, bụng trên, cột sống lưng từ huyệt Thần đạo xuống đến huyệt Hội âm, hai mông và cả hai chân. (Anahata Chakra (Heart Chakra))

Luân xa 4 là trung tâm tình cảm của con người, những người bẩm sinh có luân xa 4 khai mở cao thì từ bé đã có tính hay đa cảm, trọng lễ nghĩa, thủy chung, có lòng hiếu kính, từ bi bác ái với đồng loại và muôn loài.

Nếu người có luân xa 4 hoạt động không bình thường thì thể xác và tinh thần không ổn định, rối loạn cảm xúc. Luân xa 4 khai mở tốt làm người ta thay đổi trong nội tâm, từ bản tính nóng giận, hung dữ, ích kỷ, độc ác hóa ra tính hòa thuận, hiền lương, nhân đức, từ kẻ lười nhác, kiêu ngạo, thành người thích lắng nghe, học hỏi, trong giấc ngủ hay mơ thấy ca, múa và lễ hội, v.v…

Đặc biệt, khi luân xa 4 khai mở cao có cảm giác niềm vui vô hạn trong lòng, mà không phải vì lý do hoặc tác động nào từ bên ngoài. Tu luyện luân xa 4 khai mở hoàn hảo liền chứng pháp Tha tâm thông: đoán biết trong tâm người khác, gần sông biết tính cá, gần núi hiểu tiếng chim (cận thủy tri ngư tính; cận sơn thức điểu âm).

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 4 mang tên “Hòa khí”, có ý nghĩa là hành giả luyện tập luôn giữ tâm trong sáng và hoà đồng với mọi người. Người có tính hòa khí thì huệ tâm khai mở, đi đến nơi nào cũng được nhiều người quí mến và cầm thú đều tỏ vẻ muốn gần gũi…

Muốn luân xa 4 khai mở cao phải gạt bỏ tính tham lam, nóng giận, mê muội, ích kỷ, cố chấp, độc ác, thay vào đó là luôn giữ nụ cười nhẹ trên môi, nét mặt với ánh mắt ngời sáng đầy thiện cảm, lời lẽ từ tốn, chan chứa tình thương yêu với chúng sinh và thiên nhiên.

Từ đó tâm hồn con người trở nên cao thượng, biết nhẫn nhục, hỷ xả, có lòng từ bi và phát tâm bố thí vô điều kiện. Chính những đức tính cao cả vô biên đó, là chiếc chìa khoá hóa giải đầy quyền năng dùng khai mở luân xa 1 hoàn hảo.

– BƯỚC 2: Tập trung vào giữa cổ, luân xa 5 [VISHUDDHA}.

Phát âm “Ô”. Tập 5 lần…

Lợi ích:

Nó có chức năng quản lý điều hành phổi bên trái, cổ gáy bên trái, vùng ngực lưng sườn bên trái, vai và cánh tay bên trái, nửa thân trên bên trái, vú bên trái, ruột già (đại tràng). (Vishuddha Chakra (Throat Chakra))

Luân xa 5 điều hành khả năng nghe – nói, nghe rõ do thận tốt, nói to tiếng và dài hơi do phế tốt, và xác lập vai trò vị trí của cá thể trong cộng đồng, đại diện cho tính tự tin của người trưởng thành.

Những người bẩm sinh có luân xa 5 khai mở cao như được trời phú cho giọng ca truyền cảm, lời nói thuyết phục, năng khiếu hùng biện, tác phong nhạy bén và giỏi lý luận. Luân xa 5 hoạt động không bình thường thì con người nhu nhược, né tránh tiếp xúc vì luôn có mặc cảm tự ti. Luân xa 5 khai mở trung bình thì người có sức khỏe tốt, ăn nói lưu loát, trong giấc ngủ rất ít mơ, hoặc chỉ mơ thấy công việc hay học tập.

Khi luân xa 5 khai mở cao hơn nữa thì cơ thể hòa hợp với thiên nhiên bệnh đau không đến, cảm giác cơ thể nhẹ nhàng, thanh thản, hơi thở êm dịu giống như đang ngồi trên tòa tháp cao thưởng thức gió thu nhẹ thổi, trong cổ họng luôn có vị ngọt và mát của nước cam lồ, tinh thần sảng khoái, tâm hồn tràn đầy phúc lạc, nên thường muốn truyền đạt hay thuyết giảng những hiểu biết của mình về chân lý, những điều kỳ diệu đã trải nghiệm và ghi nhận trong trạng thái đặc biệt lúc luyện tập đã thành công. Khi luân xa 5 khai mở cao hoàn hảo tâm tính cốt cách siêu phàm thoát tục, có nhiều pháp thần thông và những quyền năng mầu nhiệm sẵn lòng cứu nhân giúp đời… chứng quả vị Thần tiên vào hàng thượng giới.

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 5 mang tên “Nhu khí”, có ý nghĩa là người luyện tập phải lấy sự nhẫn nhục làm trọng, luôn biểu hiện tính bình tĩnh, chậm rãi, nhẹ nhàng và mềm mại.

Việc tập luyện luân xa 5 khai mở cao là một trở ngại lớn hơn đối với ai còn tính tham lam, nóng giận, ích kỷ và cố chấp… vì nó đòi hỏi người ta sự kiềm chế khi gặp mọi điều xảy ra với mình.

Đặc biệt khi luân xa 5 khai mở cao, họ phải đối diện với các chuyện xảy ra như có người bôi xấu danh tiếng, bày trò so tài cao thấp, hay bị kẻ tiểu nhân gây ra chuyện thị phi, đặt điều gian xảo làm mất danh phẩm, v.v…

Hãy xem đó là những thử thách mà người tu luyện cần bỏ qua để gặt hái kết quả tốt đẹp hơn.

Người tu luyện luân xa 5 cần tập sao cho hơi thở thật chậm, thật nhẹ và thật đều. Nếu đặt sợi tóc trước lỗ mũi và hít thở mà không lay động thì mới thành công.

Khi đó chỉ còn cảm nhận sự tĩnh lặng đến mức tuyệt đối, đó cũng là lúc tinh – khí – thần trong cơ thể hoà nhập cùng với khí vũ trụ bên ngoài gọi là “thiên nhân hợp nhất khí”, cơ thể lúc này như ngôi nhà trống tạo điều kiện cho năng lượng giao hòa nên thích nghi với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt về thời tiết và môi trường, làm tăng khả năng linh cảm đến mức khi nghĩ đến người thân sẽ biết hiện giờ họ gặp phải điều gì, lành hay dữ hoặc người hiện ở kề bên mình đang mắc chứng bệnh gì, đau nhức tại đâu, từ đó nói ra lời chẩn đoán bệnh rất chính xác. …

– BƯỚC 3: Tập trung vào giửa 2 đầu chân mày, luân xa 6 [AJNA].

Phát âm “OM”. Tập 5 lần…

Lợi ích:

Nó có chức năng quản lý điều hành sự tập trung ý thức, vùng đại – tiểu não, hai bán cầu não trái – phải, hai mắt, vỏ não, răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng, các xoang, cổ gáy bên phải, phổi bên phải, vùng ngực lưng sườn bên phải, vai và cánh tay bên phải, nửa thân trên bên phải, vú bên phải, da, tóc, râu và lông. (Ajna Chakra (Third Eye))

Luân xa 6 là trung tâm đại diện cho ý chí và hiểu biết của con người bằng hình ảnh về thực tại và về vũ trụ.

Những người bẩm sinh có luân xa 6 khai mở cao thì chỉ số thông minh cao, từ nhỏ đã khôn khéo, ý tứ, ứng xử nhanh và rất hay, hoặc là thần đồng, thiên tài, có những trẻ em từ 3 – 12 tuổi xuất hiện khả năng thần giao cách cảm (đồng tử hay linh đồng), khi những đứa trẻ này có tính tham lam, tranh đua hay bộ phận sinh dục phát triển sớm thì khả năng linh ứng kém dần hoặc không còn nữa.

Khi Luân xa 6 khai mở trung bình thì người có thị lực tốt, thính giác cao, lúc ngủ hay mơ bay lên không trung, đứng trên mây, thấy màu sắc cầu vòng, chư Phật, Bồ tát, thần tiên hoặc các vong linh…

Luân xa 6 khai mở cao người ta có trực giác rất tốt, có nhiều sáng tạo mới lạ, có đầu óc thẩm mỹ và năng động, kết hợp thành công giữa ý chí và hành động thực tiễn.

Khi luân xa 6 khai mở cao hơn nữa thì có huệ nhãn, khả năng khám phá sự bí ẩn, có năng lực thu hút tinh thần người khác, đặc biệt có khả năng nghe và nói được tiếng lạ (tiếng âm), chuyển những thông tin cần thiết của người cõi âm đến người cõi dương. Người có luân xa 6 khai mở hoàn hảo chứng pháp Thần túc thông: phép đi khắp nơi trong nháy mắt, có phép biến hóa thần kỳ muốn như thế nào tùy ý.

– BƯỚC 4: Tập trung vào giửa ngực phát âm “A”, chuyển ý từ từ lên đến giữa cổ phát âm “Ô”, tiếp tục chuyển ý từ từ đến giữa chân mày phát âm “OM”. Tập 5 lần…

Bài tập này rất diệu kỳ trên lĩnh vực tâm linh, sẽ phát ra những tiếng nói lạ, còn được gọi là tiếng PHẠN hay tiếng nói của các CHƯ THIÊN. Tiếng nói này sẽ giải mã những bí ẩn mà trước nay mình chưa biết, hoặc chưa thông. Tôi thường sử dụng tiếng nói này để trao đổi thông tin với nhà ngoại cảm ĐÒAN VIỆT TIẾN. Ở lớp học câu lạc bộ ứng dụng tiềm năng con người thành phố HỒ CHÍ MINH do tôi hướng dẫn, có một học viên tên là CHÂU[nữ] chỉ sau 3 buổi học phát âm , kết hợp với Thiền Năng Lượng, cô CHÂU đã nói được tiếng PHẠN, tuy rằng hiện bây giờ cô chưa hiểu ý nghĩa tiếng nói đó, nhưng tôi tin rằng sau một thời gian dài tập luyện siêng năng, cô sẽ tiến rất xa trên lĩnh vực tâm linh.

– BƯỚC 5: Hai ngón trỏ bịt vào 2 lỗ tai [bịt nhẹ thôi]. Hàm răng không chạm vào nhau.

Tập trung vào giữa 2 chân mày, luân xa 6 [AJNA]

Phát âm “OM”. Tập 5 lần…

– BƯỚC 6: Hai ngón trỏ bịt vào 2 lỗ tai [bịt nhẹ thôi]. Hàm răng không chạm vào nhau.

Phát âm “OM” và đưa càm qua trái, phải. Tập 5 lần…
Chú ý: Khi đưa càm qua trái, phải. HAI HÀM RĂNG KHÔNG ĐƯỢC CHẠM VÀO NHAU.
Lợi ích: Tạo ra năng lượng vào bán cầu não trái, phải một cách hiệu quả nhất.

– BƯỚC 7: Các ngón tay ấn vào các vị trí sau:

  • – Ngón trỏ: Bịt vào lỗ tai.
  • – Ngón giữa: Vùng thái dương.
  • – Ngón áp út: Đuôi mí mắt.
  • – Ngón út: Dưới gò má.
  • – Ngón cái: Đàng sau dái tai.

Phát âm “OM” và điều chỉnh càm vào vị trí cân bằng 2 bên, để lắng nghe âm thanh vào đúng chính giữa đỉnh đầu. Luân xa 7 [SAHASRARA] Tập 5 lần…

Lợi ích:

Nó có chức năng quản lý điều hành và quyết định xử lý mọi tín hiệu về hệ thần kinh, đầu não, cột sống cổ và lưng, tay chân, các bộ phận cơ thể, các cơ quan tạng phủ, v.v… (Sahasrara Chakra (Crown Chakra))

Luân xa 7 là trung tâm tri giác và hiểu biết, nó là nơi hợp nhất giữa vật chất và tâm linh. Những người bẩm sinh có luân xa 7 khai mở cao là người có năng lực tâm linh, ít nói và thích lắng nghe, tính tình trầm lắng, gan dạ, là nhà lãnh đạo tài giỏi, dễ thu phục nhân tâm.

Một người có luân xa 7 kém hoạt động thì không chỉ thiếu năng lượng điều hành cơ thể mà khả năng liên kết trong con người về thể chất lẫn tinh thần và tâm linh cũng không có. Đêm ngủ hay mộng du hoặc có nhiều giấc mơ kỳ quái, khi tỉnh dậy thì trong đầu không còn nhớ một điều gì.

Những người luân xa 7 hoạt động không bình thường thì rất say mê đồng bóng bỏ hết việc nhà cửa, hoặc giả danh đồng cốt cầu thần nhập xác để mê hoặc người khác, hoặc sử dụng năng lực tâm linh (phù chú) sai đạo đức, v.v…

Đó là những việc làm của người không hiểu biết đạo lý, không nhìn thấy chính mình. Đạo sĩ Kim Kang Ta nói:

“Người không biết mình là ai hay làm những điều bất chánh mà cho là đúng, là cao siêu, thường bày ra những điều gian dối lừa gạt mọi người mà lại cho mình làm việc phúc thiện, có công giúp đời…”

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 7 có tên “Thanh khí” đặc trưng cho sự dẫn truyền âm thanh hay sóng có mang thông tin. Luyện tập khi luân xa 7 bắt đầu khai mở cao cảm giác đầu, cổ gáy nặng nề rất khó chịu, hoặc đỉnh đầu như đang chẻ ra như hình chữ V, hoặc cảm giác trên đầu mát lạnh, hoặc có nhiều hơi bốc lên như khói tỏa, như cuộn tơ, như hình lốc xoáy…

Khi luân xa 7 khai mở cao hơn nữa có nhiều lúc trong đầu nghe tiếng mưa, tiếng nhạc, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng gió rít, gió giông hay tiếng nổ thật to như tiếng sấm và âm vang kéo dài ngang trời.

Tiếp tục luyện tập, khi luân xa 7 khai mở hoàn hảo thì trên đỉnh đầu có khối u cao (nhục kế), hoặc chứng pháp Thiên nhĩ thông: nghe mọi tiếng nói khắp nơi, như Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là người đã sở đắc tối thượng, Ngài nghe rõ tất cả ý niệm của mọi loài chúng sinh ở những cõi giới khác nhau trong vũ trụ.

Nếu giữ tâm ý tĩnh lặng tuyệt đối – dù chỉ trong giây phút thì luân xa 7 khai mở cao tác động tới thính lực của hành giả, tai nghe rất rõ những âm thanh cực nhỏ phát ra từ nơi rất xa.

Khi đó hành giả có thể dùng pháp Truyền âm nhập mật để trao đổi thông tin cho nhau những bí pháp mà người khác không thể nghe được, và còn nghe rõ lời thầm khấn vái, cầu xin của người khác, tiếng kêu la của các loài ác quỷ, cả những vong hồn đang khóc than hay oán trách.

Khi hành giả ngủ hoặc thiền tịnh thường được nghe các chân sư dạy đạo, các bậc tiên thánh truyền trao cho những bí pháp hay chỉ dẫn vài phương thuốc “thần” để cứu dân, giúp đời. Thực sự đó không phải sóng âm từ bên ngoài và nghe được bằng tai thường, mà là diệu âm từ vô thức sâu thẳm truyền đến qua hệ thần kinh của não vừa được kích hoạt.

Có tác dụng nâng cao trình độ tâm thức, luôn là biểu tượng quyền năng của con người trong thế giới siêu nhiên.

– BƯỚC 8: Trở về tư thế chuẩn bị: Ngồi bán già hoặc kiết già.

Đầu, cổ và lưng thẳng. Hai bàn tay mở ngửa để trên đầu gối, ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào nhau.

  • Tập trung vào giữa 2 chân mày. Luân xa 6 [AJNA]
  • Niệm thầm âm “OM” [niệm không ra tiếng].
  • Thời gian: từ 3 đến 5 phút.

– BƯỚC 9: Ngồi bán già hoặc kiết già.

Đầu, cổ và lưng thẳng. Miệng khép, lưỡi để tự nhiên. Hai bàn tay đặt chồng lên nhau, ngón cái chạm nhẹ vào nhau để ở vùng bụng dưới. Luân xa 3 [MANIPURA].

– Cảm nhận phồng xẹp của bụng thông qua hơi thở. Không tạo áp lực vào hơi thở.
Thời gian: Từ 3 đến 5 phút.
Kết thúc buổi tập: MÁTXA mặt.

ĐỌC TRỌN BỘ KHAI MỞ LUÂN XA

Đừng tự tập, có thể bị điên đấy các bạn nhé

Bài tham khảo và kinh nghiệm trong tập luyện của Mai Văn Như Yoga

Tamlinh.org (tổng hợp)