04/06/2021 11:33 View: 2043

Một vị VUA nguyện không ăn thịt chúng sinh

Từ một kiếp xa xôi vô hạn khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tiền thân là một con Nai, ngài là Nai chúa trong một đàn Nai gồm 500 con

mot vi vua nguyen khong an thit chung sinh

Chính Đề Bà Đạt Đa lúc ấy cũng là một con Nai chúa với 500 Nai trong đàn.

Mười kiếp sau Phật đã thành chánh giác, Đề Bà Đạt Đa là em họ của đức Phật, ghen tỵ với đức Phật luôn tìm cách hãm hại ngài. Nhưng vào khi xa xưa cả hai đều là Nai chúa. 

Có một vị Vua của loài người thích dùng quyền lực và phương tiện sẵn có để dồn các loài vật sống hoang dã vào một vùng nhất định, vị vua ấy dự định lập thành một nơi có rất nhiều động vật hoang dã cho dễ săn bắt chúng, thế nên đức Phật Thích Ca Mâu Ni dưới hình tướng Nai chúa, đến gặp Nai chúa kia là Đề Bà Đạt Đa, họ bàn bạc với nhau rằng: 

Chúng ta phải tìm cách để bảo về dòng giống của mình, không thể nào để cho nhà vua giết sạch, chúng ta phải có cách để tự bảo vệ cho mình, chúng ta hãy đến chỗ nhà vua và thỉnh cầu vua đừng tàn sát chúng ta nữa...mặc dù họ là Nai nhưng nói được tiếng người. 

Hai nai chúa đi gặp nhà vua, khi họ gặp lính gác ở cổng thành, họ nói như ra lệnh '' chúng tôi muốn gặp nhà vua, ông báo tin giúp''. 

Lính gác nghe Nai nói được tiếng người liền vào tâu ngay với nhà vua, nhà vua cũng lấy làm lạ vì nghe Nai nói được tiếng người, vua đồng ý cho họ tiếp kiến, họ được đưa ra lời thỉnh cầu. Hai nai chúa đến trước nhà vua nói: 

Chúng tôi là Nai! Mỗi ngày nhà vua giết đến bẩy-tám đồng loại của chúng tôi nhiều hơn số lượng thịt nhà vua cần dùng một ngày, những thứ ăn không hết thì bỏ lại cho thúi rữa. 

Nếu chúng ta thỏa thuận theo cách này có lẽ tốt hơn chăng: Hàng ngày chúng tôi sẽ thay phiên nhau cung cấp cho nhà vua một con Nai, như vậy ngày nào nhà vua cũng có được thịt Nai tươi để ăn mà không cần phải tàn sát dòng dõi chúng tôi, nếu nhà vua đồng ý phương thức này thì nguồn cung cấp thịt cho vua sẽ không bao giờ cạn, từ nay đến vài trăm năm sau vẫn còn thịt để ăn. 

Nhà vua thấy được sự thành khẩn của hai Nai chúa trong lời thỉnh cầu và cũng vì nghe Nai nói được tiếng người nên vua cảm động, thỏa mãn lời thỉnh cầu của hai Nai chúa. 

Từ đó hai Nai chúa thay phiên nhau gửi đến nhà vua một con Nai trong đàn của mình. 

Cho đến một hôm đến phiên một con Nai mẹ đang mang thai trong đàn của Nai chúa Đề Bà Đạt Đa phải hiến mạng cho vua. Cái thai con trong bụng đã quá nặng nề chưa biết sẽ sinh trong ngày nay hay mai nên nai mẹ năn nỉ Nai chúa Đề Bà Đạt Đa: Ngài có thể gửi vị khác đi thay thế cho tôi ngày hôm nay chăng? Hôm sau Nai con được sinh xong tôi sẽ đến nộp mạng cho nhà vua. 

Đề Bà Đạt Đa đáp: Không thể được, đã đến phiên của mày, mày phải đi…không có chần chừ gì trong chuyện này cả. 
Mày không muốn chết vậy ai sẽ chết thay cho mày? Không ai muốn đi đến chỗ chết cả, mày muốn sống thêm vài ngày trong khi đã đến phiên của mày phải chết…chuyện ấy không thể được. 

Mắt của Nai mẹ đang mang thai đầm đìa nước mắt…nó tìm đến Nai chúa là tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mặc dù nó không ở trong đàn này nhưng nó đến năn nỉ Nai chúa Thích Ca xin một giải pháp tạm thời thay thế Nai khác, cho nó được sống thêm vài ngày để sinh Nai con. 

Sau khi nghe lời thỉnh cầu, Nai chúa Thích Ca biết rằng 500 con Nai trong đàn của mình sẽ không có con nào muốn thế mạng cho Nai mẹ kia…tuy nhiên Nai chúa Thích Ca vẫn nói với Nai mẹ: Được rồi! Con hãy ở lại trong đàn của ta, khỏi phải đi đâu cả. 

Rồi Nai chúa Thích Ca tự mình đi nạp mạng thay cho Nai mẹ. Nhà vua hỏi Nai chúa: Ông có việc gì đến đây, phải chăng Nai trong đàn của ông đã bị ăn thịt hết rồi chăng, tại sao ông phải đến? 

Vì có thể nói được tiếng người, Nai chúa Thích Ca đáp: 

Hỡi nhà vua! Ông không thể nào ăn hết được đàn Nai của tôi đâu, ngược lại đàn Nai của tôi đang phát triển mạnh, càng ngày càng đông dần. 
Ông chỉ ăn được một ngày một con, nhưng mỗi ngày đàn Nai của tôi đẻ thêm rất nhiều con. 

Nhà vua hỏi: Thế tại sao đến phiên ông phải đến đây? 

Nai chúa Thích Ca giải thích: Vì có một con Nai mẹ mang thai đến ngày nay hay mai sẽ đẻ. Nhưng hôm nay phải đến phiên Nai mẹ đến nạp mạng, bởi vì Nai mẹ muốn đợi đến khi đẻ xong rồi mới đến nộp mạng cho nhà vua. 
Nai mẹ đến gặp tôi nài nỉ xin cử Nai khác tạm thời thay thế cho nó. Tôi thông cảm lời thỉnh cầu này, nhưng biết là không có Nai nào chịu chết trước khi đến phiên của mình cả, thế nên tự tôi đến đây nộp mạng thế cho Nai mẹ. 

Khi nhà vua nghe như vậy ông xúc động vô cùng và nói: Từ nay đừng gửi một con Nai nào đến đây nữa cả. 

Rồi nhà vua nói kệ: 

Nhữ thị lộc đầu nhân
Ngã thị nhân đầu lộc
Ngã tùng kim nhật hậu
Bất thực chúng sinh nhục

Nghĩa là: Mặc dù ông mang thân xác của loài Nai, nhưng ông có tấm lòng của con người. Còn tôi tuy mang thân người nhưng có lòng dạ của loài Nai. Từ đây về sau tôi nguyện sẽ không ăn thịt của chúng sinh nữa.

--------------------------

A MI ĐÀ PHẬT. NAM MÔ THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT 

Nhờ câu chuyện này ta mới thấy được, một người dù tu không tốt mà họ có thể ăn chay được thì đó cũng là một vị Bồ Tát đáng để chúng ta kính lễ bởi họ đã khởi được tâm từ bi bất sát không ăn thịt chúng sinh.

Đến ngay cả cha mẹ chúng ta dù có khuyên ngăn đừng giết hại sinh mạng để thỏa mãn lòng dục ăn uống của họ cũng chẳng được. 
Nên một người có thể ăn chay được dù ăn với mục đích gì thì cũng rất đáng để ta kính lễ vị đó.

NAM MÔ THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT

Tamlinh.org

Chép lại từ bài giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm của HT. Tuyên Hóa