04/06/2021 11:41 View: 17740

Chúa Sơn Trang là ai? Mẫu là ai?

Mẫu sơn Trang, Chúa sơn trang, Tam vị chúa mường, Tam Tòa chúa bói, Tam tòa tổ bói ...là ai? Tại sao lại có nhiều tên và khác nhau dẫn đến hiểu lầm về danh xưng của chư Thánh? Thậm chí có nhiều thủ nhang đồng đền đồng thầy còn không biết chúa sơn trang là ai?

Chua son trang la ai, mau la ai, dao mau

Đồng thày Tự Tuệ Trần hầu Chúa 

Nhạc phủ - Tam phủ: Tín ngưỡng thờ cúng nào có trước?

Sơn Lâm Sơn Trang hiểu cho đúng nghĩa: Dân tộc này có miền rừng núi (nhạc Phủ). Miền này gắn liền với lịch sử tín ngưỡng văn hóa của dân tộc Việt Nam hơn tất cả các miền khác, Phủ khác. Mọi người cứ nghĩ là tam phủ có trước nhưng thực tế Nhạc Phủ sơn lâm sơn trang mới có trước. Vì sao vậy?

  • Thứ nhất là cách đây mấy ngàn năm đồng bằng bắc bộ là khu đầm lầy rất ít người ở và khai phá.
  • Thứ hai là lúc đó với đời sống trên cao của dân tộc Việt nam này, nguồn sống chủ yếu săn bắt hái lượm khai thác lâm sản.....
  • Thứ ba là mọi người chết thời kỳ đó đều mang lên rừng chôn cất.

Ma rừng ma núi rừng thiêng nước độc. Nói chung là mọi việc về cuộc sống đều gắn liền với rừng núi , bản làng sơn trại … Vậy nên tục thờ miền rừng núi bao gồm thiêng độc, huyền bí qua các thời kỳ luôn luôn tồn tại.

Trước đây quan niệm về âm phủ bị phán xét đầu thai là không tồn tại mà chỉ tồn tại tại thế giới bên kia cõi của các vong hồn người chết. Các con ma vẫn ở mồ mả nhà ma nhà rông sườn núi ... hang ma với mộ chum mộ thuyền thiên táng nhạc táng địa táng. Miền nhạc phủ gần như kiêm luôn chức năng miền âm phủ bây giờ (nên nhớ âm phủ chứ không phải địa phủ, miền đất bị đánh đồng hiện nay với âm phủ).

Như vậy, sơn trang là phủ của người Việt Nam của dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam, không giống thiên phủ dương phủ và âm phủ của Trung Quốc.

Tục thờ thiên địa thoải nhạc chưa bao giờ bị tách khỏi nhau, chỉ bị sao lãng bởi chiến tranh và khi giao thoa với văn hóa Á Đông khác. Nhưng chính vì thời gian rồi hợp đạo hợp giáo giao thoa đôi khi thiếu chọn lọc lên có những sự hiểu lầm chếch lệch.

Vậy chúa sơn trang là ai mẫu là ai?

  • Tại sao lại có nhiều tên và khác nhau dẫn đến hiểu lầm về danh xưng của chư Thánh?
  • Thậm chí có nhiều thủ nhang đồng đền đồng thầy còn không biết chúa sơn trang là ai?​

Cái thứ nhất xưa kia các cụ đồng cổ đều gọi Tất cả các nữ Thần là “Mẫu:

Mẫu hòa bình (Chúa Thác), Mẫu Tam Cờ (bao gồm cả Mẫu Thoải và hai vị công chúa con vua Hùng và chầu Thoải Phủ), Mẫu Quỳnh Hoa (Chầu Quỳnh), Mẫu Quế Hoa (Chầu Quế), Mẫu Chiêu Dung (Chầu đệ tứ), Mẫu Tuần Quán (Chúa sơn trang ), Mẫu .... Tất cả các nữ thần các cụ đều gọi là Mẫu dù các vị là Chầu hay Chúa và đi kèm vào đó cũng có rất nhiều sắc phong các chúa các chầu đều là được phong Thánh Mẫu.

Vậy nên từ “Mẫu” và từ “Chúa” với “Chầu” cũng không ảnh hưởng lắm.

Nhưng muốn tách bạch phân biệt đâu là Mẫu sơn trang, đâu là Chúa .... thì cũng không khó.

Một vị Thánh Mẫu cai quản một phủ có nhiều hóa thân, có nhiều lần giáng sinh là bình thường. Nhưng nhắc đến Mẫu Sơn Trang ai cũng phải nhắc đến Đền Đông Cuông và Chúa Đông Cuông.

Vậy Mẫu Sơn Trang thì ai cũng biết vì Vua Lê Thái tổ phong Thánh Mẫu Lê Mại Đại Vương quản trưởng sơn lâm sơn trang cai quản toàn bộ rừng núi.

hau dong, chua son trang

Văn thỉnh mời Mẫu

Thỉnh mời Đệ Nhị Chúa Tiên
Nguyên xưa Mẫu ngự trên đền Đông Cuông
Hình dong nhan sắc khác thường
Giá danh đòi một hoa thơm vẹn mười
(Biết đâu lá thắm thơ bài
Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân )
Hiển thánh tích lưu truyền vạn đại
Sắc tặng phong Lê Mại Đại Vương
Thông minh chính trực khác thường
Ra tay sát quỷ bốn phương thái hoà
Khắp trong nước trẻ già trai gái
Đội ơn bà mạnh khoẻ sống lâu
Muôn dân lễ bái kêu cầu
Sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm

(Đoạn văn thỉnh Mẫu Thượng Ngàn)

Nếu xét theo truyền thuyết:

Truyền thuyết thứ nhất:

Mẫu thượng ngàn bà Thanh Sơn được thờ ở Tam Đảo, một trong những địa linh của đất nước. Mẫu xuất hiện ở thời Vua Hùng.Theo truyền thuyết Truyện Kinh Đô Bạch Hạc bị giặc vây hãm vào thế khốn cùng bỗng đâu xuất hiện một người con gái từ trên núi Tam Đảo cùng 3 nghìn quân Mường kéo xuống giải vây cho kinh đô. Giặc tan người con gái ấy cùng quân lui về núi Tam Đảo. Triều Đình nhân dân nhớ ơn lập miếu thờ ở chân núi Tam Đảo, đền thờ ở Tam Đảo trải qua các đời kể cả thời bắc thuộc. Đền là 1 trong những Long mạch thần khí của đất nước.

Đến đời Trần cho sửa sang lại đền phong Sắc Đại Vương.

Rồi thế kỷ này lại có thêm truyền thuyết hiệu viết: Chúa Mường Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa.

Đến đời hậu Lê phong Lê Mại Đại Vương: Diệu Tín Thiền Sư Cao sơn Thần Nữ cai Quản Thượng Ngàn Sơn Lâm Sơn Trang.

Như vậy trong tam thập lục động:Thánh Mẫu Thanh Sơn đứng thứ nhất. “ sự tích này không khác sự tích có thật kể về chúa bà Quách A nương thờ tại đền tam giang bạch hạc “

Truyền thuyết thứ hai:

Theo các tài liệu xưa ghi chép lại, đền Suối Mỡ thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn từng được sắc phong: “Thần thông quảng đại càn, thập nhị tôn nàng Vực Mỡ”. Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở Suối Mỡ là Mỵ Nương Quế Hoa, con Vua Hùng Định Vương và Hoàng hậu An Nương. Hoàng hậu sinh ra nàng bên gốc quế rồi mất.

Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm dấu vết người mẹ hiền. Tới khu thung lũng là xã Nghĩa Phương ngày nay, vùng đất phẳng phiu rộng rãi nhưng cây cỏ héo tàn, xơ xác do thường xuyên hạn hán, Quế Hoa nghĩ rằng phải tìm nước về cho người dân
Sau nhiều ngày đường vất vả, công chúa bắt gặp hồ nước mênh mông, đang băn khoăn tìm cách mở đường đưa dòng nước mát về nơi khô hạn, thì được một cụ già râu tóc bạc phơ cho quyển sách luyện phép lạ cứu đời. Quế Mỵ Nương bèn lập một hành cung làm nơi tu luyện và đã thành công. Nàng xoè năm ngón tay ấn xuống tạo thành sức mạnh kỳ lạ khiến núi nứt ra, đá ầm ầm xô chuyển, nước từ các khe ào ào dốc xuống vùng đất thấp rồi chảy thành dòng êm ả.

Sau đó Thánh hóa về trời cùng các cô hầu cận.

Truyền thuyết thứ ba:

La Bình công chúa là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và Mỵ Nương. Tức La Bình là cháu ngoại của Vua Hùng. Lúc còn nhỏ, La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng để dậy dân săn bắn, chăn nuôi, trồng cây, cấy lúa, làm nhà, làm thuốc chữa bệnh... Đó luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.

Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.

Thực ra còn có truyền thuyết về mẹ nuôi sơn Thánh vừa là thầy truyền đạo ch sơn Thánh còn gọi là Ma Bà về trời rồi đầu thai lại vào nhà Sơn Thánh.

Mẫu Thượng Ngàn cai quản tam thập lục động, thập nhị tiên nàng, bát bộ sơn trang. Trong tòa Sơn trang chia ra làm 12 chốn Mán, 12 chốn Mường, 12 chốn man di Thổ tộc cho nên mới gọi là tam thập lục động sơn lâm sơn trang, và 82 cửa rừng, 72 cửa biển, bát bộ sơn trang (8 tướng trai), thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái).

Còn lịch sử thì ghi lại: trước khi tiến quân đánh đuổi giặc Minh, Lê lợi Và Nguyễn Trãi đã lập đàn tế Thượng Ngàn Công Chúa La Bình xin được phù hộ đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Nhất là hai lần ứng báo cho Vua Lê: Một lần khi Vua Lê bị giặc Minh vây bắt tại vùng Hòa Bình giáp Thanh Hóa, lần ứng báo bày kế chém Liễu Thăng tại Chi Lăng nên được vua phong là Diệu tín Thuyền sư Lê Mại Đại Vương Bạch Anh công chúa.

Ba truyền thuyết kể trên:

  • Về truyền thuyết thứ nhất gần giống chúa Tây Thiên lại giống với truyền thuyết chúa Quách A tại Bạch Hạc.
  • Về truyền thuyết thứ hai thì rất giống với Chầu Quỳnh đều được các sắc phong là Quỳnh Hoa Thánh Mẫu ở nhiều nơi và Chầu Quế cũng được sắc phong Quế Hoa Thánh Mẫu ở nhiều nơi.
  • Về truyền thuyết thứ ba thì mười cụ đồng cổ cả mười đều công nhận đó là Thánh Mẫu Thượng Ngàn đại diện cho Sơn Thánh.

Còn các truyền thuyết kể trên có thể là hóa thân của Thánh hoặc nhân dân tôn xưng nhầm lẫn (đặc biệt vua Lê Thái Tổ tế Thánh khi đuổi quân Minh).

Theo tương truyền dòng Lạng Sơn Mẫu Thượng Ngàn lấy ông họ Đỗ ở Đồng Đăng, hạ sinh được ông Đỗ Đống, Ông Đỗ Đống lấy bà Đặng Thị Tươi sinh ra 8 tướng phù giúp An Dương Vương, sau này hiển linh phù giúp Hai Bà Trưng và các đời Lý, Trần, Lê. Nhân dân ta gọi là 8 tướng sơn trang, cai quản các Lũng, các Nương Núi Rừng, gồm: Đỗ Trinh, Đỗ Triệu, Đỗ Hiệu, Đỗ Trung, Đỗ Bích, Đỗ Trương, Đỗ Cường, Đỗ Dũng.
Còn về chúa Sơn Trang có hai vị dưới Mẫu trước đây các cụ vẫn truyền miệng nhau rằng vua Lê phong cho Mẫu Lê Mại quản trưởng trên sơn trang nên hai bà vốn là Mẫu lại xuống thành chúa.

(Vua Phong Mẫu quản Sơn Trang).

Hai Mẫu xuống hàng gọi chúa xưng danh:

Một bà Chúa Đông Cuông (trước đó là ngôi miếu nhỏ).

Trong “Đại Nam nhất thống chí”:

Đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, huý là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hoá thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân.

- “Trong Kiến Văn Tiểu Lục quyển X mục “Linh tích” thời hậu Lê, cụ Lê Quý Đôn viết:

“Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba (nay thuộc địa phận Lâm Thao- Phú Thọ) là học trò Hiệu như Nguyễn Đình Kính. Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720 – 1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái) bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa vẫn nổi tiếng anh linh. Tục truyền Công Chúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao).
Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng: “Khi thuyền nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về báo để đại vương biết”. Nói xong liền biến mất. Đường thuỷ mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sáng sớm mà đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm) Văn Châu theo lời thầy dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi”.

- Thần Tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền và tế tự chép:

Đông Quang Công Chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc, Hà Bổng (Trại chủ Quy Hoá) bị hy sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên. Ông bà sinh hạ được một con trai. Khi ông tạ thế, bà Kiểm và con trai ở lại Đông Cuông rồi mất tại đấy. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bà bên tả ngạn, đối diện với miếu”.

- Trong nhân dân hai xã Đông Cuông và Ngòi A lưu truyền một huyền thoại:

Ở xóm Đá Ôm, thôn Đồng Dẹt, xã Đông Cuông có một giếng nước sâu trong vắt. Giếng ở chân gò, nơi chúa họ Cầm ở (tù trưởng bộ tộc Tày). Một hôm, con gái tù trưởng là Cầm Thị Lả (Cầm Thị Lê) ra giếng gội đầu. Lỡ tay đánh rơi lược xuống giếng, nàng vội nhào theo vớt lược. Lược chẳng thấy chỉ thấy đáy giếng lộ ra một con đường rộng, sâu hút. Nàng theo đường ấy, đi mãi đến Thuỷ Cung rồi gặp Long Vương lấy làm chồng và sinh hạ được một con trai. Nhớ nhà, nàng bế con trở lại dương thế và hứa với Long Vương hàng năm sẽ xuống thăm chồng một lần và chỉ đi một mình không đem con đi cùng. Giếng Đồng Dẹt trở thành giếng thần. Tháng Giêng ngày mão, xã chọn thanh niên chưa vợ đi tát sạch giếng để lọc lấy nước trong thanh khiết cúng lễ.

Lễ hội đền Đông Cuông được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và tháng Chín (Âm lịch), vật tế là trâu trắng (tháng Giêng) và trâu đen (tháng Chín). Đồng bào người Tày Khao ở Đông Cuông và các vùng lân cận quan niệm Lễ hội đền Đông Cuông chính là “lễ cưới lại” của Mẫu (chúa Sơn trang Đệ Nhị ) và Đức Ông. Ngoài phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như múa dân gian, hát chèo, diễn tích, ném còn, đánh vật ... với ước vọng cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình an.

Đền Đông Cuông còn thờ thần Vệ quốc - các vị thần người bản địa có công trong kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên: Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng…Theo thần tích của dòng họ Hà, tổ phụ của dòng họ từng lãnh đạo nhân dân chống giặc Mông – Nguyên, bị tử trận. Để ghi nhớ công trạng của ông, nhân dân Đông Cuông đã lập miếu thờ. Vợ cùng con trai ông khi mất cũng được thờ ở đây, ít lâu sau ban thờ của mẹ con bà được di chuyển sang đền Đông Cuông. Một số người địa phương thuộc nghĩa quân Tày, Nùng, Dao khởi nghĩa chống Pháp thất bại.
Vậy Chúa Sơn Trang (tàng hình Sơn Trang Đông Cuông công chúa) ta đã biết là ai: chúa Đệ Nhị Sơn Trang Lê Thị Kiểm hay hóa thân là bà Cầm Thị Lả trước khi Vua Lê phong Mẫu Lê Mại Đại Vương lên cai quản toàn bộ Sơn Trang thượng ngàn.

Vị chúa Đông cuông, Chúa Sơn Trang cũng được gọi là Thánh Mẫu

Chúa Sơn Trang có hai vị, một vị nữa là: Bách Lẫm Phu Nhân (Bà lớn Tuần Quán).

Theo sách Hưng Hoá Phong Thổ Lục triều Lê và Đại Nam Nhất thống chí triều Nguyễn thì Đền Tuần Quán có tên gọi "Đền thần Diệp Phu Nhân Bách Lẫm". Trong sắc phong được các quan và nho sĩ sử dụng là "Đền Quốc Mẫu Thánh ân Bách Lẫm". Trước thế kỷ 19, dân gian thường gọi "Miếu Quán Tuần". Từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, đền chính thức có tên là "Đền Tuần Quán".

Năm Lê Cảnh Hưng thứ 44 (năm dương lịch là 1784) ngày 26 tháng 7, Thánh Mẫu Quán Tuần được gia phong "Đức chúa Quốc Mẫu”, “Hoàng Ân Phương Dung"; là phong sắc đầu tiên ban cấp cho nhân dân xã Bạch Bẩm (sau đổi thành Bách Lẫm) huyện Trấn Yên, phủ Quy Hoá, Trấn Hưng Hoá được treo trước phụng thờ Mẫu và chăm nom linh từ.

Cung văn, thủ nhang và thiện nam tín nữ thường quan niệm vị nữ thần này là "Đức Quốc Mẫu Phủ Giầy", còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh nhưng không có căn cứ. Hiện nay Thánh Mẫu thờ cung trong cùng với Chầu Quỳnh Chầu Quế.

Năm Thành Thái Nguyên niên (năm dương lịch là 1888) ngày 18 tháng 11, Phu nhân Quế Anh có công "bảo vệ tổ quốc che chở nhân dân", thờ ở xã Bách Lẫm huyện Trấn Yên - Hưng Hoá được phong "Nhàn Uyển Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần".

Cùng ngày tháng và niên hiệu trên, Phu nhân Quỳnh Anh có công "bảo vệ tổ quốc che chở nhân dân" thờ ở xã Bách Lẫm huyện Trấn Yên - Hưng Hoá được phong " Nhần Uyển Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần".

Năm Khải Định thứ hai (năm dương lịch là 1917) ngày 18 tháng 3, Mẫu Liễu Hạnh "có công bảo vệ Tổ quốc che chở nhân dân" thờ ở xã Bách Lẫm huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái được phong "Thượng Đẳng Thần".

Ngày 25 tháng 7, triều Khải Định thứ 9 (năm 1924) tiếp phong "Thượng Đẳng Thần "cho Mẫu Liễu và cùng gia tặng cấp "Thượng Đẳng Thần" cho hai nữ thần Quỳnh, Quế.

Việc này là sự kết hợp do:

Nguyễn phong làm Phòng ngự sứ Thuỷ Vỹ - nhân về thăm Tuần ải quan Bách Lẫm - muốn rằng việc lễ bái của quân lính mình được thuận tiện bèn cho rước tượng Mẫu Liễu từ Văn Phú lên gần địa điểm cũ ở gò mả Tây và dựng lại miếu ở đây, tức là phối thờ.

Hội Mộc Ân thờ phụng đền Tuần Quán sau này thường nhắc lại một câu chuyện xưa: Chiếm xong thành Sơn Tây, quân Pháp thường cho ca nô ngược Sông Thao thám thính. Tướng Lưu chốt quân ở Quán Tuần. Ông nằm mơ thấy “Mẫu Tuần" đánh thức ông dậy để phòng vệ, chủ động chặn giặc. Biết tin, địch rút lui ngay. Để trả ơn, tướng Lưu sai quân sĩ xây miếu to đẹp hơn trước.

Trước năm 1990, hậu cung tôn tượng Mẫu Liễu Hạnh và hai tượng hầu: bà Quỳnh, bà Quế. Bên hữu thờ bà Khâm Tức Lẫm Sơn Công chúa Khâm Sai, tả cung vọng Bà Đông, còn gọi bà Đông Cuông Công chúa. (hai vị chúa Sơn Trang).

Cung trung thờ Tam Phủ: Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Thuỷ Cung. Cung ngoài, cung giữa thờ Ngũ vị Tôn ông; bên phải bày tượng ông Hoàng Sáu trên treo hoành phi "Đức Hợp Vô Cương" bên trái đặt tượng ông Hoàng Mười với bức "Vạn Cổ Anh Phong".

Ở Cung Công Đồng, vị nhân thần "Lẫm Sơn Công Chúa Khâm Sai" (chúa sơn trang) nguyên là trưởng nữ Tri phủ Quy Hoá Nguyễn Công được triều vua Khải Định phong tặng Trung Đẳng Thần và giao sứ mệnh trấn giữ cả vùng Bảo Hà (Lào Cai), lúc đầu thờ ở miếu Văn Phú, sau hiển linh được tôn vinh tại đền Tuần Quán. Lẫm Sơn Công chúa Khâm Sai còn được tôn tụng là Bà Lớn Tuần.

Trong Ngũ vị Tôn Ông có Ông Lớn Tuần Tranh cũng là nhân thần, sinh thời làm Đốc Tuần ở Tuần Quán có công dẹp yên giặc giã, bảo vệ nhân dân Bách Lẫm.

Đền còn thờ hai ái nữ của quan tri huyện Trấn Yên Nguyễn Đình: một chết đuối tại sông gần cửa đền năm lên 6 tuổi và một tắm sông bị cảm chết năm 18 tuổi lúc đó chưa lập gia đình.

Sau năm 1990, ngoài chư thần kể trên đền Tuần Quán thờ thêm: Đại vương Trần Hưng Đạo, Ông Hoàng Bảy và các Cô - Cậu Sơn Trang.

Vậy ta đã biết vị Chúa Sơn Trang thứ hai là : Khâm Tức Lẫm Sơn Công chúa Tả Khâm Sai còn được tôn tụng là Bà Lớn Tuần.( Phương Dung Thánh Mẫu - Bách Lẫm phu nhân).

Được kết hợp với Tảng Hình Sơn Trang Đông Cuông công chúa hữu khâm sai.

Là hai vị Thánh Mẫu Thượng ngàn sau khi Mẫu Lê Mại Đại Vương Được phong thì được gọi lại là Chúa Sơn Trang.

Vậy Tam Vị Mẫu và Chúa Sơn Trang đã đủ.

Còn Tam vị Chúa Mường là ai ?

Theo dòng Đông Sơn hoà bình thì:

  • - Chúa Đệ Nhất Lê Mại Đại Vương Bạch Anh công chúa (lúc đó chưa được Vua Lê phong là Thánh Mẫu cai quản Sơn Lâm sơn trang) chưa được tôn xưng Mẫu Đệ Nhị trong Đạo Mẫu.
  • - Chúa đệ nhị Diệu Tín Chân như
  • - Chúa đệ tam Diệu Nghĩa Thiền Lâm

Thực ra theo đồng cổ các cụ tên như này theo dòng đông sơn mới chuẩn nhưng thôi tùy phương cải hiệu. Theo dòng Mường lại khác:

  • - Chúa Đệ Nhất Lê Mại Đại Vương bạch anh công chúa (lúc đó chưa được Vua Lê phong là Thánh Mẫu cai quản Sơn Lâm sơn trang) chưa được tôn xưng Mẫu Đệ Nhị trong Đạo Mẫu.
  • - Chúa đệ nhị: Bạch Hạc Xuân Nương công chúa, ( Quách A Thánh tướng Long giao Động chủ..... ), bà Quách A là tướng của Hai Bà Trưng là người Mường khởi nghĩa vùng Bạch Hạc.
  • - Chúa đệ tam tên uý là Đinh Thị Vân, Thác Bờ Công Chúa hay Miếng công chúa. Chúa có công nuôi dưỡng vua Lê Thái Tổ và nghĩa quân. Chúa thác hoá ở Thác Bờ ngày nay, vua phong làm chúa đất Hoà Bình Sơn La Lai Châu Điện Biên anh Linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang. Ngài là chúa bản cảnh đất Hoà Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung trong tam thập lục động.

Xưa có hầu chúa thì chỉ hầu chúa Đông Quông, chúa Tuần Quán chỉ hầu khi ở Đền Tuần Quán. Khi thỉnh Mẫu xe giá, may ra hầu chúa và bà lớn (còn gọi là hầu đón khách) khi tại nơi Thờ chính cung, còn ở nơi khác tất cả đều không hầu mà hầu 5 quan lớn xong hầu chầu bà…

  • Còn hầu bóc én kén làng hay khai phiến xoay tòa thì thường hầu tam tòa chúa mường đông sơn hay tam tòa tổ bói rồi hầu chầu nhất phê sớ và phó úy bóc én khai phiến hầu cô chín nhận lễ khai phiến tùy dòng đồng và căn cơ con đồng .
  • Còn sơn trang dòng Tuyên Quang lại có tích chúa núi Dùm chúa Cấm sơn và Mẫu Tam Cờ mẫu Ỷ La là ba chị em nhà Thánh Mẫu Ngọc Lân Công Chúa.

Dòng sơn Trang Lạng sơn ngoài sự tích đã kể trên có Mẫu họ đặng tên Thị tươi lấy chồng là Đỗ đống sinh tám tướng sơn Trang hay tích suối mỡ kể trên hay câu truyện Mẫu Bạch Anh bầy kế vua Lê đánh ải chi lăng .

Nói tóm lại là Sơn Trang Chư Vị Thánh Mẫu Tiên Chúa ta cứ phải nhớ câu văn Tùy phương cải hiệu nhưng có một điều rằng không lẫn lộn quá nhiều.

Văn thỉnh và hầu tam vị Chúa Mường bói toán không phải là các vị mà nhân gian đang lầm tưởng. Nên nhớ:

  • 1. Bà Tây Thiên là ái phi quốc mẫu Năng thị Tiêu không đứng trong tứ phủ là chúa bản cảnh.
  • 2. Bà Nguyệt Hồ là vợ hai của ông Đề Thám là chúa bản cảnh ai hợp và ăn lộc thì hầu.
  • 3. Bà Lâm Thao Nguyệt Cư công chúa là con gái hai Vua Hùng là thứchúa bản tỉnh hầu cũng được nhưng không có bói toán gì đâu.

Một vị dân tộc Sán Dìu, môt vị dân tộc Nùng, môt vị dân tộc Kinh. Còn tam vị của Chúa Mường như trên đã giảng.

Tam tổ bói Tứ phủ cổ:

  • Đệ Nhất tổ bói Chúa Bà Đá Nhân
  • Đệ nhị Tổ Bói là Bà Đông Cuông
  • Đệ Tam Tổ bói Chúa Bà Vân Phong (Già Long).

THANH SƠN NHẤT PHÁI VẠN CỔ TRƯỜNG LƯU.

Biên chép theo lời giảng của Đồng thầy Trần Thêm – Tự Tuệ Trần.