04/06/2021 11:39 View: 3984

Đi lễ chùa dịp đầu năm như thế nào cho đúng?

Hàng năm, cứ hết 3 ngày chính Tết là mọi người đi lễ Chùa gần nhà hoặc chùa ở khắp mọi nơi. Người ta thường nói "Đức Phật Từ Bi Sẽ Không Chấp Trước" - nhưng không có nghĩa đi lễ Chùa muốn lễ thế nào cũng được. Bất cứ cửa tâm linh nào cũng có những "Giới Luật" riêng, bài viết này Tamlinh.org xin nêu ra vài vấn đề mà mọi người cần tránh để đi lễ chùa cho đúng. 

di chua dau nam, le chua dau nam

1. KHÔNG đặt tiền công đức lên tượng Phật

Đức Phật không cần đến tiền của người trần tục, tiền công đức để các sư trụ trì tu sửa Chùa và phục vụ đèn nhang cho khách thập phương đến Chùa. Việc công đức nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tâm và điều kiện hoàn cảnh mỗi người, nhưng tuyệt đối không được ném tiền lên BAN TAM BẢO, càng không được gài tiền vào tay Phật - áo Phật - hay lót dưới chân Phật .... !!!! 

Hãy nhớ rằng: TIỀN CÔNG ĐỨC PHẢI ĐỂ VÀO HÒM CÔNG ĐỨC, không được dúi tận tay Phật để Phật thấy tiền thì chứng cho người lễ. Đức Phật không cần tiền của người trần tục. 

2. KHÔNG dâng cỗ mặn

Theo Thuyết của đạo Phật, nhất là dòng Đại Thừa thì vào Chùa chỉ được cúng đồ chay. Nhưng  rất nhiều người lại cho rằng: càng dâng lên mâm cúng thịnh soạn càng tỏ lòng kính Phật, bởi thế họ dâng Giò - Gà - thậm chí nguyên cả con lợn quay ...

ĐÂY LÀ ĐIỀU ĐẠI KỴ. Để bày tỏ lòng kính Phật, đem dao giết mổ một con vật rồi đem chính con vật ấy dâng lên Phật hòng cầu xin được "chứng", đây là điều hoàn toàn không đúng. 

Trên ban thờ Phật chỉ nên để những gì thanh tịnh nhất như Hương - Hoa - Oản - Quả ..... Tuyệt đối không để những đồ có liên quan đến mắm, muối, thịt cá... Chúng ta cần nhớ rằng: 

"Tầng cảnh giới của Phật là tầng cảnh giới cao nhất, tinh khiết nhất, toàn vẹn nhất nên chỉ được phép dâng cúng những thứ thanh tịnh nhất. Lễ cúng nhà Phật không như bên nhà Thánh, vì tầng cảnh giới của Thánh thần gần với con người nên các ngài cũng mang đầy đủ đặc tính như con người: có yêu thương, có ghét bỏ chấp trước, có nâng đỡ, có đầy đoạ... Nên có thể dâng đồ mặn để cúng Thánh thần - Nhưng nhà Phật thì không."

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.

3. KHÔNG chụp ảnh thẳng mặt tượng Phật 

Đây là điều kiêng kỵ vô cùng. Chụp thẳng mặt tượng Phật hay tượng của bất kỳ vị thánh thần nào cũng là nhạo báng, xem thường. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đi lễ giơ điện thoại lên nhằm thẳng mặt các ngài bấm chụp choen choét.  

Ánh sáng Flash hắt ra vào toàn bộ khuôn mặt các ngài, đây là điều đại kỵ. Bất kính hơn khi các bạn chụp ảnh check in trên đền chùa mà chụp cả ảnh các ngài lọt vào trong bức ảnh như bạn bè đồng trang lứa. Tuyệt đối, hãy trán điều này. 

4. Hạn chế chụp ảnh nơi chùa chiền miếu mạo

Ngoài ra, ở các nơi thờ Thánh như đền, điện, miếu... phần lớn đều SÁT TÀ vô cùng. Nhất là nơi nào có thờ Đức Thánh Trần Triều (vị Thánh uy lực trừ tà nhất trong hệ thống thờ Thánh) thì các vong thường không dám bén mảng đến. Nhưng ở Chùa thì khác. 

Chùa chiền có thể là nơi lui đến của các linh hồn cơ nhỡ, các sư trụ trì thường cúng chúng sinh cho các vong đói khát, mời họ vào Chùa để hưởng đồ cúng lễ. Đức Phật Từ Bi không ra tay với các vong khốn khổ, không làm hại con người, rất nhiều gia đình "Gửi vong người thân lên Chùa"...  bởi thế rất nhiều oan hồn không thể siêu thoát cũng về Chùa để hưởng hương khói ngày lễ Tết. 

Thông thường, vong trong Chùa dưới Pháp Lực của Phật sẽ không dám làm gì trái với đạo lý, tuy nhiên khi chụp ảnh nếu các vong lúc đó không ở trạng thái tĩnh mà chuyển sang trạng thái động thì chắc chắn ống kính máy ảnh sẽ bắt được hình ảnh của họ. Theo đặc tính của vong, có thể họ sẽ theo chân người chụp về nhà, và khi ra đến cửa Tam Quan - ai biết được họ nghĩ gì và sẽ làm gì với người vừa chụp ảnh họ .........!!

5. Đi lễ chùa có nên lấy lộc về?

Khi đi lễ chùa, nếu ai phát tâm cúng Phật thì hãy nhờ các sư hay người quản chùa sắp xếp dâng lên. Còn Lễ vật khi chúng ta cúng thì đó là của thường trụ, sẽ do chư tăng quản lý. Tuyệt đối không tự ý lấy xuống và xin lộc mang về nhà. Các cụ xưa cho rằng: tội đó được khép vào tội ăn trộm của tam bảo, quả báo rất nặng.

Vì vậy khi đi lễ chùa không nên lấy lộc mình đã dâng mang về, chỉ lấy khi chư tăng phát lộc.

6. Đi lễ chùa cần chuẩn bị những gì? 

Như trên đã nói, lễ Phật thì trọng ở lòng thành. Đến chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạc thì có hay không cũng không quan trọng. Người xưa vẫn nói “ăn hương ăn hoa”, hàm ý rằng, lễ chùa, thắp nhang, khấn Phật chỉ là những hành động mang tính biểu tượng. Thắp một nén nhang với tất cả lòng thành thì gọi đó là “tâm nhang/tâm hương”. 

Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

  • Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm,…Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,...
  • Không mang đồ ăn mặn như: Thịt lợn, thịt trâu, giò, chả,...
  • Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
  • Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.
  • Hoa tươi lễ phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại,...
  • Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,…

Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

  • Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.
  • Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.
  • Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
  • Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).
  • Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Cách bày lễ ở các ban trên chùa

Ở chùa thì ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa. Nhà chính là ban Tam Bảo thờ Phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường chư Phật thì đầy đủ nhất phải gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả - nước. Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng dường chư Phật bằng tấm lòng thành chân thật. 

Các ban khác trong chùa thì thường còn có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…tùy mỗi chùa mà có sắp xếp khác nhau, thường có biển ghi đặt ở trước từng ban, bạn có thể quan sát trước khi khấn.

Cách thắp hương trên chùa

Về thắp hương thì bạn có thể thắp 3 nén, nhưng thường giờ không cho thắp bên trong chùa vì lí do an toàn, nên bạn cứ thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó đi từng ban khấn. Cũng không quá quan trọng thắp nhiều hương hay ít hương, nhiều khi kể cả 1 nén cũng không sao cả.

Chỉ cần chú ý ban Tam Bảo thờ Phật bao giờ cũng là to nhất nên nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Thậm chí, nếu không muốn cầu kỳ bạn cũng có thế chỉ cần sắp một đĩa hương hoa quả để duy nhất ở ban Tam Bảo là đủ.

Về khấn thì khi đi lễ chùa thường chú trọng sám hối, sau đó nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cho người thân, người mất được siêu sinh Tây phương cực lạc, người sống được mạnh khỏe, an lạc, biết đến phật pháp tăng, tin sâu Phật pháp.

Tâm linh tức là từ tâm mà linh ứng.

Dù lễ ở đền chùa miếu mạo hay lễ ở nhà thì chúng ta cũng cần nhớ: cốt của lễ lạc là ở chữ thành tâm. Không phải ở thủ tục bày vẽ, không phải ở 1000 tiểu tiết hay cỗ đầy xa hoa.

Lại nói xếp trước cầu cúng, là cách sống và nhân quả. Sống đủ thiện, tâm đủ kính cẩn, thì thắp một nén tâm hương cũng đủ rúng động quỷ thần, để kinh cõi thần minh. Được Phật Thánh hàng lâm mà chấm công chấm tội.

Sống thừa ác, tâm toàn tham sân hận. Thì lễ có chỉn chu hào nhoáng đến mấy, cũng chỉ gọi ma quỷ về chơi, cũng chỉ rước thêm hoạ hại vào người.

Một đứa trẻ con đến nhà bạn chơi, nó chưa hiểu chuyện, lề lối không tỏ tường ? Bạn có vì thế mà mắng chửi mà đánh đập hay ghét bỏ nó hay không ? Lẽ tất yếu của thường nhân, không ai chấp nhặt trẻ con cả.

Với Phật Thánh và các bậc thần minh thì chúng ta cũng như trẻ con vô tri thiếu hiểu biết đó. Thế nên đừng lo bị trách cứ vì đôi điều phàm tính chưa được khai thông, nhưng nếu biết rồi thì nên tránh. 

Ta không mang tâm hời hợt, nhưng ta không cần làm quá theo kiểu cực hạn mê tín. Lo trước sợ sau, tâm không an thì đâu ra cát lành giáng ?

Sống ở đời, có tín ngưỡng, có tín tâm, hiểu nhân quả, biết sám hối, biết thiện nguyện, biết cho đi, biết bao dung, biết buông bỏ, thấu nghiệp quả, giảm sân si.

Chỉ cần như thế, thì thêm biết chắp tay, cùng cúi đầu kính cẩn là vạn sự sẽ được các bậc bề trên phù thân gia hộ.

  • Hãy đi chùa lễ Phật, đi đền, miếu lễ Thánh thần vì bạn muốn lễ - đừng lễ vì bạn nghĩ PHẢI LỄ MỚI TỐT
  • Lễ vì bạn muốn tâm bình yên, muốn thân an lạc, ngã vô vi, trí vô lo, hồn vô tư lự.

Lễ như vậy mới là đúng. Còn lễ vì muốn giàu, vì muốn giải hạn, vì cưỡng ép bản thân thì không cần cố lễ làm gì.

Thiện tâm thì thiên duyên hữu
Phàm tâm thì bình lạc sân si.

Xem thêm: 

Tamlinh.org (tổng hợp)