04/06/2021 11:39 View: 3368

Kinh nghiệm bao sái ban thờ để thần linh, tổ tiên ăn Tết

Sau cúng Ông Công Ông Táo, trước khi trang hoàng nhà cửa có một việc quan trọng khác phải làm đó là bao sái ban thờ. Nói một cách nôm na là vệ sinh ban thờ sạch sẽ để các quan thần linh cùng tổ tiên ăn Tết.

bao sai ban tho de than linh, to tien an tet, tia chan nhang sau 23 tet

Đây là việc phải làm thật cẩn thận chứ không thể ào ào cho xong. Ba năm nay việc này do con trai làm là chính, mình chỉ đóng vai trò giám sát và phụ việc

Công việc này thường được hai mẹ con làm vào buổi chiều sau giờ làm việc

Sau khi tắm rửa sạch sẽ, đặt một lễ mặn nhỏ cùng trầu, cau, rượu, thuốc mình thắp hương xin phép thần linh và tổ tiên được bao sái ban thờ.

Dưới đây là những việc sẽ tiến hành

chuan bị nuoc thom lau ban tho

* Việc đầu tiên là đun nước thơm: cho hoa hồi, quế, gừng vào nồi nước to, đun sôi kỹ rồi để nguội nước còn âm ấm là được.

* Các bát hương được nhắc xuống khỏi ban thờ để bao sái ! Nhớ đánh dấu vị trí bát hương để đảm bảm sau khi bao sái bát hương sẽ được để lại chính xác vào chỗ cũ.. Việc bao sái bát hương phải làm thật từ tốn, thư thái. Phải rút từng chân hương chứ không phải túm cả bó chân hương rút ra, các cụ gọi là tỉa chân hương. 

Tuy nhiên, có rất nhiều nơi kiêng kị không xê dịch bát hương mà giữ nguyên vị trí, lau rượu gừng xung quanh rồi rút và để lại 3,5 hoặc 7 chân hương. Vì khi lập bát hương còn làm lễ yên vị và tạ lễ! Có nhiều nhà cẩn thận còn gắn keo xuống để tránh xê dịch, mọi người quan niệm đó là chỗ để thờ cúng nên phải để yên như mồ mả cũng tránh động đến! Tục này mỗi nơi mỗi khác, tín ngưỡng và cách thực thi mỗi vùng miền, mỗi gia đình có khác nhau nên các bạn có thể thể tuỳ theo vùng miền của mình để làm.

* Mỗi bát hương chỉ để lại 7/9/13 chân hương cũ, tro của bát hương nếu đầy thì lấy bớt ra, sau đó vun và lắc nhẹ cho bằng mặt, mịn màng

lau don bat huong

 Các đế bát hương được lau chùi sạch sẽ bằng nước thơm.

* Lấy một chiếc khăn mặt sạch nhúng vào nước thơm, lau từng bát hương thật cẩn thận.

* Dùng rượu trắng rưới nhẹ một chút lên mặt bát hương để tro trong bát hương mát mẻ

* Các đế bát hương được lau chùi sạch sẽ bằng nước thơm.

lau don ban tho, tia bat huong

* Nhớ đánh dấu kỹ để không nhầm đế nọ sang đế kia, bát hương cũng vậy, bát nào đế ấy

* Dùng khăn nhúng nước thơm lau ban thờ cho thật sạch bóng, thơm tho. Các đồ trên ban thờ như lọ hoa, khung ảnh, cốc chén...cũng vậy.

* Sau khi đã bao sái bát hương và ban thờ xong phải đặt bát hương tại vị trí cố định như cũ trên ban thờ và không được xê dịch bát hương nữa.

ban tho sau khi lau don don tet, rut tia chan nhang

* Ngắm lại lần nữa cho chắc chắn rồi thắp hương xin yên vị chân hương, ngọn khói và án thờ.

* Công việc cuối cùng: Hóa toàn bộ vàng cũ, chân hương. Hóa xong rưới rượu.

* Nước thơm còn lại lấy ra lau bếp cũng rất tuyệt.

Không hiểu mọi người thế nào chứ mình thấy lúc bao sái ban thờ có một cảm giác rất khó tả. Nó như có cầu nối giữa người sống và người đã khuất, cảm giác như quanh mình đang có nhiều đôi mắt của tổ tiên, của các quan thần linh nhìn vào. 

Bao sái xong ngắm ban thờ sạch sẽ như lau như li, hoa đào hồng thắm, hương trầm thơm ngát, khói trầm nhẹ bay, bảng lảng, vấn vít tự dưng thấy lòng bỗng dưng thật an yên, tự tại... Dường như mùa xuân đã nhẹ bước bên thềm nhà.

Chia sẻ từ Vĩnh Quyên