04/06/2021 11:41 View: 6754

Làm lãnh đạo: Đừng bao giờ quỵt lương nhân viên

Tình trạng giám đốc quỵt lương nhân viên, cấp trên ăn chặn tiền cấp dưới, bị công ty nợ lương không chịu trả...hiện nay xảy ra nhan nhản khắp nơi. Họ để cho nhân viên đòi chán chê, bao giờ không đòi được thì tự bỏ đi, thậm chí lãnh đạo ăn chặn tiền lương mà nhân viên không biết.. Những người lãnh đạo này có thể hả hê nhưng không hề biết rằng "quả đắng" đang đợi mình, thậm chí cả con cháu mình  - ngay trước mắt.

lanh dao

Không tử tế, dù hiện tại có thế nào thì kết quả cũng tả tơi

Khi làm chủ thì phải cố gắng trả lương cho nhân viên sớm nhất có thể (nếu tìm hiểu và biết được nhân viên thật sự khó khăn). Người đàng hoàng nhất định sẽ không mở miệng xin ứng trước khi chưa tới tháng lãnh lương... Biết được họ khó khăn, thấy họ chăm chỉ làm việc và người lãnh đạo có tâm sẽ tự ý mở lời cho nhân viên mượn trước!!!

Gặp kẻ không đàng hoàng mà chủ dễ dãi sẽ sinh phiền và mang họa. Phải thật khó nhưng cũng thật dễ nhân viên mới thương và sợ!!!

Tuyệt đối đừng bao giờ quỵt tiền hay bòn công của nhân viên. Nếu bạn làm ăn như thế, dù hiện tại có như thế nào kết quả cũng tả tơi...

Đó là chưa nói có những công ty lừa đảo, tuyển nhân viên vào thì hứa hẹn, nhân viên làm ngày làm đêm nhưng mấy tháng trời không chịu trả lương. Thử hỏi nhân viên lấy gì ăn để sống??? Người tốt hẳn sẽ không làm như thế. Không bao giờ phải để nhân viên hỏi tiền lương, trừ khi kinh doanh quá khó khăn, không xoay được tiền trả lương nhân viên thì có thể khất nợ để trả vào tháng sau.

Thậm chí có lãnh đạo công ty dù thiếu thốn nhưng vẫn tìm mọi cách bảo vệ nhân viên, đến khi không có tiền trả lương, Giám đốc công ty sẵn sàng cắm nhà, vay lãi ngày để nhân viên nhận lương đúng ngày đúng tháng. 

Vì họ hiểu rằng:

Người sống và làm ăn đạo đức thì đời này không thể nghèo, đời sau luôn có nhân viên tốt giúp đỡ!!!

Những người sống có trước có sau khi ra kinh doanh:

  • Hễ chuẩn bị làm gì thì lập tức có người có khả năng đến tự nguyện gánh vác cho.
  • Hoặc khi muốn làm gì mà chưa biết thì liền có người biết đến chỉ cho, hoặc tự đâu tìm đến để làm...

Có thể người đó sẽ nghĩ mình may mắn, nhưng không phải vậy. Là do họ tử tế và đạo đức nên họ xứng đáng được hưởng những điều tử tế từ cuộc sống. 

Quy luật NHÂN - QUẢ trong tâm linh vận hành chúng ta, chúng ta không thể vận hành quy luật - thứ gì trái với quy luật sẽ bị quy luật nắn chỉnh lại cho vừa với cơ chế vận hành. Trong dân gian người xưa gọi điều này ngắn gọn xúc tích là THUẬN THIÊN GIẢ TỒN - NGHỊCH THIÊN GIẢ VONG - đây hoàn toàn là quy luật của trời đất, không một đấng nào có thể điều khiển.

Nếu lãnh đạo ăn quỵt lương nhân viên, giật nợ lương nhân viên, ăn chặn lương nhân viên mà nghĩ mình tài, rồi đi cúng bái cầu xin ở đền to phủ lớn, ở chùa nọ chùa kia thì cũng là vô nghĩa.

Cúng lễ làm cho con người có thể giàu lên nhanh chóng thì cúng lễ là 1 KÊNH ĐẦU TƯ phát tài hơn cả chứng khoán, cúng lễ cho các đấng tối cao có giúp được gì cho chúng ta không ???? Trong nhiều trường hợp câu trả lời là CÓ, có làm cho chúng ta giàu lên không? Câu trả lời vẫn là CÓ - nhưng với điều kiện: NGƯỜI ĐÓ PHẢI TỰ ĐI. 

Có nghĩa là bản thân người đó phải là người tử tế, đạo đức, làm việc thiện không ngưng nghỉ. 

Nếu không tử tế, không làm việc thiện thì PHƯỚC BÁU KHÔNG THỂ TĂNG - PHƯỚC BÁU KHÔNG TĂNG THÌ ĐỪNG MONG VINH HIỂN PHÚ QUÝ hay KINH DOANH THUẬN LỢI. Phước mỏng nội tâm con người tự yếu hèn, chí lực tự cùn mòn, bối cảnh khó khăn ngày càng siết chặt......

Muốn biết đời trước mình sống sao nhìn cuộc đời đời hiện tại thì biết. Muốn biết cuối đời này hay đời sau mình ra sao, cứ nhìn cách sống hiện tại thì biết. Nhân Quả không sai một ly!!! Nhưng ngàn năm sau gặp lại 2 tháng lương có khi trả lãi thành 2 năm hoặc 20 năm làm không công đấy. Chẳng phải đùa đâu.

Chớ bao giờ giật tiền hay quyt công của người ta!!!

Đó là lý do tại sao người xưa nói:

"THÔNG MINH BẤT NĂNG ĐỊCH NGHIỆP"

Ý chỉ: người dẫu thông minh mưu mẹo thế nào cũng không thể thắng được "nghiệp lực chi phối", và đó cũng là lý do tại sao trong tử vi cung phúc đức là cung quan trọng nhất ...... Nợ/quỵt lương nhân viên không trả - nghiệp vận vào thân. Điều này nghe có vẻ mê tín nhưng lại hoàn toàn có thật.

Chưa cần bố thí, chưa cần hỉ xả, chưa cần làm việc thiện... ngay cả việc trả công cho người làm việc sát cánh bên mình, giúp mình xây dựng tương lai, hay nói đúng hơn là người nuôi mình - nuôi tổ chức mà lãnh đạo cũng không làm được công bằng, thì tự họ đang hất đổ đi bát cơm của chính mình. 

quyt luong

Không bao giờ được ăn của ai dưới mình - dù chỉ một xu

Chia sẻ từ bạn Lê Mai Phương

"Nhớ ngày trước bố mình cũng làm giám đốc công ty, ông luôn nói:

- Làm giám đốc tuyệt đối không bao giờ được ăn của công nhân một xu, vì đó là tiền mồ hôi nước mắt của họ. Mình mà ăn chặn của họ sẽ có ngày họ móc họng mình ra.

Đến lúc ông ốm, lên nhà con gái cho gần bệnh viện chữa, chiều ông đi dạo quanh khu nhà con ở thấy có người đuổi theo ông đưa một hộp sữa Ensua dành cho người già, một bọc hoa quả và một phong bì 2 triệu. Người này nói là nhân viên cũ của ông cách mấy chục năm, hỏi ông thì ông không nhớ vì dưới ông có đến nghìn người.

Hôm sau đi đón con thi mình mới gặp môt anh đi đón con học cùng lớp với con gái, nghe anh ta kể mới biết anh ta ngày xưa vào làm công ty bố mình, hết tháng lĩnh lương mang quà biếu bố. Bố mình không nhận nói các cháu ra trường nghèo lắm chú không nhận.

Còn một hôm khác, chồng đi làm về đưa cho vợ mảnh vải gấm Thái Tuấn, hỏi thì nói của môt anh đến chữa xe. Biết chồng mình là con rể bố mình nên gửi tặng vợ mảnh vải. Anh ta nói ngày xưa không có nhà, công ty có phân cho anh ta một căn nhà cấp 4. Ngày nhận nhà mang tút thuốc 555 đến biếu bố mình. Ông nhận một bao và nói: "Tút thuốc này rất giá trị với vợ con cháu, chú không nhận cháu áy náy, vậy chú xin một bao, còn 9 bao cháu mang về, coi như chú đã nhận quà cháu." Việc này anh ta nhớ suốt mấy chục năm rồi tìm mình trả ơn, tuy nhỏ nhưng anh ta chỉ muốn nói anh ta không quên ơn bố mình. Những việc này là bài học cho mình vào đời, không bao giờ được ăn của ai dưới mình dù môt xu."

Chia sẻ từ bạn Hạnh Nguyên: 

Giám đốc bên mình cũng vậy, mình vào làm khi công ty đã đỡ khó khăn rồi, nghe các anh chị kể lại: công ty phải đi vay nợ khắp nơi để xoay tiền hàng, người đến đòi nợ cũng nhiều, anh GĐ phải khất nợ, xin giãn nợ triền miên nhưng chưa bao giờ nợ lương hay chậm lương nhân viên. Có câu chuyện bi hài mọi người kể mà mình cứ nhớ mãi, năm ấy người ta đến đòi nợ mà khất nợ nhiều nên kế toán phải nói dối là sếp đi chăm vợ đẻ. Nhiều lần quá họ chửi luôn: 

- Đẻ *éo gì mà đẻ lắm thế, tháng nào cũng đẻ à"

Tất nhiên, làm ăn thì phải đi vay và nợ nần cũng là chuyện bình thường. Nhưng lúc người ta nói vậy, bằng ấy nhân viên đúng kiểu nhìn nhau vừa ngại vừa thương sếp. Có năm chuyển hướng kinh doanh, sát Tết rồi cũng chưa có tiền để nhân viên ăn Tết, sếp bên mình phải đi vay lãi ngày để trả lương và thưởng. Cả công ty không một ai ngoài GĐ và KT biết chuyện này. Mãi mấy năm sau khi công ty đã vững, ngồi nói chuyện trong buổi liên hoan đầu năm tại nhà một anh làm IT kỳ cựu sếp mình mới kể ra, anh bảo: "Làm cả năm, ai cũng ngóng vào Tết, anh không thể để nhân viên của mình thất vọng hay cảm thấy thua thiệt". 

Hiện tại thì bên mình phát triển hơn nhiều rồi, từ 1 mình sếp khởi nghiệp giờ đã lên hơn 60 người =)) Có lẽ cũng vì vậy mà các thành viên công ty cực kỳ gắn bó, nhiều người giỏi nhưng cũng không bỏ sếp để ra ngoài vì mức lương hậu hĩnh hơn. Sếp mình hay nói "anh cảm thấy quá may mắn vì có được những nhân viên như các em, đi đâu anh cũng rất tự hào vì có đội ngũ này" nhưng mình nghĩ chính bọn mình mới là may mắn. Đi làm, đâu có dễ tìm được công ty và BLĐ giỏi lại có tâm như thế. À, mình làm ở Thadaco nhé. 

Kết luận: 

Thế mới nói

  • Tài khố có mở rộng được không ?????
  • Phước báu có tăng trưởng được không ?????
  • Cuộc đời có cải tạo được không??????

Câu trả lời là: HOÀN TOÀN CÓ !

"Dẫu lòng không từ bi cũng hãy cứ bố thí, dẫu không hỉ xả cũng hãy cứ làm việc thiện" Chỉ cần tử tế ngay với gia đình, ngay với những người kề vai sát cánh bên mình và làm được hai điều trên, phước báu ngày một tăng thì tự nhiên kinh doanh cũng trở nên thuận lợi. 

Luật nhân quả có những lúc biểu hiện ra không hề rõ ràng, khiến người đời khó lòng phát hiện. Nhưng mà trong thực tế, quy luật ấy đích thực là có tồn tại, cho dù là nó không báo ứng ngay tại đời này thì cũng báo ứng trong đời khác. 

Vậy nên, con người chớ vội vàng quy kết ‘không thấy thì không thể tin’. Bởi có những điều mắt của chúng ta không nhìn thấy, nhưng không phải là chúng không tồn tại.

Làm gì khi bị công ty nợ lương không trả? 

Kể từ thời điểm giữa bạn và  công ty bắt đầu có sự tranh chấp về tiền lương nợ, phía bạn không chấp nhận sự gia hạn thanh toán lương từ phía công ty tính đến thời điểm mà dưới 1 năm thì có thể yêu cầu Tòa Án giải quyết tranh chấp. Bạn cần tuân theo trình tự sau:

  • - Bạn làm đơn khiếu nại trực tiếp lên Ban Giám Đốc công ty để yêu cầu thanh toán lương.
  • - Nếu công ty không giải quyết quyền lợi về tiền lương cho bạn thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về tiền lương lên Sở Lao động thương binh xã hội để được hòa giải.
  • - Trường hợp hòa giải không thành, hoặc phía công ty vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình sau phiên hòa giải này thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết.

Tamlinh.org

Sao chép, trích dẫn, diễn đọc phải dẫn link từ web