04/06/2021 11:38 View: 4984

Làm thế nào để sinh con thông minh, hiếu thảo?

Bất kỳ ai cũng muốn sinh ra những đứa con thông minh, hiếu thảo, nhưng không dễ để có được phước báu này. Trong bài viết hôm nay, Tamlinh.org sẽ giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi tưởng như rất vô lý nhưng không phải không có câu trả lời thoả đáng, đó chính là:  

Làm thế nào để sinh ra những đứa con thông minh, hiếu thảo?

Lam the nao de sinh ra nhung dua con thong minh hieu thao, tam linh, sinh con 2020

Bài chia sẻ từ thầy Tuệ Minh - Quy luật tam giới

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu ba vấn đề trọng yếu có liên quan:

- Thứ nhất: Đó chính là con đường luân hồi của một thần thức (vong linh). Phần nhiều chúng ta luân hồi theo nghiệp lực chiêu cảm, ngoài những người cực thiện, cực ác ra thì gần như tất thẩy đều như vậy!

- Thứ nhì: Cõi trung giới là ở đâu?

Theo như Phật thuyết thì sau khi con người chết đi thần thức sẽ biến thành thân trung ấm và ở trong cõi trung giới để chờ cơ hội đầu thai (tất nhiên đây là những trường hợp đầu thai theo nghiệp lực thông thường), vậy thì Trung Giới là cõi nào? Ở đâu?

Không có một kinh điển nào nói rõ vấn đề này cả. Nhưng trong quá trình tu học và nghiên cứu thầy có đưa ra một kết luận được gọi là thuyết luân hồi phạm vi (chu luân) để bổ khuyết vấn đề này!

Trung giới - là một cõi giới Trung gian nằm ngay trên đầu người, sau khi chết thì thần thức của một người sẽ đi vào trung giới và lơ lững trong đó chờ đợi nhân duyên.

Một vấn đề nữa là một linh hồn (thần thức) chỉ quanh quẩn ở một phạm vi nhất định chứ không phải tập trung về một chỗ hay đi lang bạc bốn phương!

- Thứ ba: Đó chính là sự chiêu cảm của nghiệp và vòng dây của nhân duyên - đây là điều kiện để linh hồn nhập thai!

Thầy tạm nói sơ lược qua ba vấn đề kể trên để trở lại phần trọng yếu của câu trả lời - đó chính là làm thế nào để có đứa con hiếu thảo, thông minh!?

Trước hơn hết đó chính là (tạo nghiệp duyên tương ứng).

Nghiệp duyên tương ứng này như một mảnh đất màu mỡ sẵn sàng mọi điều kiện cho hạt tốt đâm chồi, nảy lộc vậy!

Ta không phải là người hiếu thuận với cha mẹ ông bà thì thân nghiệp nào đâu phải là thuận duyên cho những linh hồn thuận hiếu luân hồi mà ta mong cầu, nguyện ước?

Ta muốn con mình thông minh mà ta lười biếng, không chịu học hành, tìm hiểu, nghiên cứu thì thân nghiệp của ta đã khác biệt quá lớn so với thần thức sắp luân hồi rồi!

Cái này khoa học gọi là gen di truyền, nhưng đối với tâm linh thì nó là (thân nghiệp thuận duyên hay nghịch duyên).

Vậy thì điều kiện tiên quyết là ta phải tạo ra thuận duyên cho thần thức tương ứng luân hồi, tức là ta phải là người thuận hiếu, phải là người chịu khó học hỏi, rèn luyện, tìm tòi, nghiên cứu...

Nhưng đó mới chỉ là điều kiện ban đầu mà thôi!

Đến điều kiện tiếp theo tức là phải có thần thức tương hợp!

Đây là điều mà thầy muốn nói đến! Là thuyết luân hồi phạm vi (chu luân)!

Đa phần người sanh sống ở Châu Phi, khi chết đi sẽ quanh quẩn trong phạm vi đó (nếu không phải là cực thiện cực ác)

Đa phần người chết đi sẽ quanh quẩn trong một phạm vi tương đối của linh hồn đó, (mà thông thường là phạm vi vùng miền, dân tộc, quốc gia)

Bởi vì những thứ đó đã là tiềm thức, đi vào a lại da thức của người mất, cho nên không dễ thay đổi.

Vậy thì muốn sanh ra đứa con như thế nào ngoài việc thân nghiệp phải tương ứng còn cần đến (linh hồn tương ứng), bởi luân hồi bản chất là sự tiếp nối chứ không phải mất đi!

Vậy thì khi ta đến những nơi có nhiều bậc vĩ nhân sanh sống trước khi mất sẽ nhiều phần cơ hội sanh ra những bậc vĩ nhân!

Điều đó luận giải vì sao có những nơi nhiều đời tập trung những bậc kỳ tài, danh tiếng, có những vùng đất được gọi là đất học, đất thiêng! Mà cũng có những nơi nhiều năm, nhiều đời không sanh ra một nhân tài nào cả!

Hoàn toàn không có chuyện phân bố đều, mỗi nơi một người, mỗi đời một chỗ.  

Vậy thì khi lập gia đình, quý vị ngoài việc phải tu chỉnh bản thân để tương hợp với linh hồn tốt thì nên thường lui tới những nơi thuận hợp (như là những vùng đất, những danh thắng có nhiều đời sanh ra nhiều bậc vĩ nhân, thiện lành)

Ngược lại, nên tránh xa những nơi có nhiều người xấu, kẻ ác.

Đặc biệt hơn hết là những bậc cha mẹ đương có ý định sanh con phải tránh thật xa các vụ án giết người, các vụ giải phẫu tử thi, trục tùm xác chết.... Đừng vì hiếu kỳ mà tự mình gây oan trái. Bởi các vong linh đó, một khi luân hồi vào thai lớn lên sẽ có lòng thù hận cao ngất (bởi họ bị bức hại, giết chết), tánh ương bướng khó dạy bảo.

Vậy cho nên, mọi người chớ giữ lòng hiếu kỳ, hay tập trung quanh quẩn ở các hiện trường vụ án, các chỗ có xác chết, hay tai nạn có người chết!

Nếu là người thuần thiện thì không sao, nhưng nếu là người phàm bất phân thiện ác thì đó là nơi các vong linh ứng chuyển luân hồi!

Tất nhiên, đó chỉ là phần lớn, nhưng sẽ có những trường hợp ngoại lệ vì vong linh có nhiều mối duyên nợ với cha mẹ qua nhiều đời khác nhau sẽ không theo chu luân này mà thuận theo nghiệp chiêu cảm quá lớn!

Phần nhiều: Vong linh là nam sẽ khế nhập bào thai nam (bào thai định tính trước khi thai nhập), vong nữ nhi sẽ khế nhập bào thai nữ. Nhưng cũng có ngoại lệ ngược lại, đó là bởi vì sao?

Đó là vì hai nguyên do:

  • Nghiệp chiêu cảm của người nhập thai - là thân nam, nhưng mang theo mầm ác nghiệp miệt thị, khinh chê người lưỡng tính, gây hại cho người lưỡng tính, nên không thể nhập thân nam (dù là vong nam) chỉ có thể nhập vào thân nữ để sanh ra bất định!
  • Nguyên do nữa đó chính là sự nóng vội, cố ép mình vào thân khác giới để sớm có thân người, dù hiếm hoi nhưng vẫn xảy ra!

Sẽ có người hỏi là: Liệu khi chết đi sẽ có người sang Pháp, Mỹ đầu thai không? Và ngược lại?

Trường hợp này tất nhiên vẫn có, nhưng đó phải là theo chánh nghiệp (cực thiện, cực ác) mới đủ để chiêu cảm đi xa hơn. Vì vậy cho nên thầy khuyên rằng: Dù sanh sống bất kỳ đâu trên thế giới khi về già hoặc sắp mất thì nên trở lại quê hương!

Điều này bởi hai nguyên do:

  • - Thứ nhất là sẽ giúp vong linh ấy nhanh chóng luân hồi nhập thế, (vì sẽ dễ dàng tìm sự tương ứng hội duyên)
  • - Thứ nhì: sẽ không sanh ra ở một nơi dị biệt! Sẽ mất rất nhiều công sức, thời gian để thích ứng ở kiếp tái sanh!

Tamlinh.org (từ chia sẻ từ thầy Tuệ Minh)