04/06/2021 11:35 View: 6579

Nhận biết tà giáo và các tôn giáo, chính giáo

Ngày nay, ai ai cũng luôn lo sợ và phẫn nộ trước những thông tin về tà giáo hay thầy tà đạo làm hại người. Từ đạo Phật, đạo Tin lành, đạo Mẫu ..hay bất kỳ dòng đạo nào trên thế giới. Vậy đâu là tà đạo, đâu là chính đạo? Hiểu như thế nào cho đúng và niềm tin tôn giáo có thật sự quan trọng?
 

nhan biet ta dao, ta giao, chinh giao

Không thể phủ nhận rằng xã hội này ai cũng có nhu cầu về tâm linh, và luôn muốn có một chỗ để cậy nhờ về vấn đề tâm linh khi cần thiết. 

Bản thân các tín ngưỡng thờ cúng nói chung và tín ngưỡng Đạo Mẫu nói riêng là để nuôi dưỡng tâm hồn, nhưng cũng có thể hủy diệt tâm hồn nếu ta hiểu sai về nó.

Đạo thật không có tà hay chánh chỉ có người hành đạo tà hay chánh

Đặc biệt với người có căn quả càng muốn tìm một người Thầy để nương bóng học Đạo, khi theo vào hầu nhà Thánh. Ai cũng có nhu cầu nhưng khi không biệt được chính tà, việc đánh đồng và ác cảm với mọi tín ngưỡng tâm linh đôi khi lại dẫn chúng ta tới sự vô minh cũng nguy hiểm không kém.

Xã hội càng phát triển thì càng phức tạp. Phức tạp bởi chính khi tưởng rằng phát triển lên, giao thoa với thế giới thu nhận những tư tưởng của các tôn giáo của các dân tộc khác ...con người lại càng xa rời tín ngưỡng chân chính, là bản ngã của mình.

Và khi đã xa rời, không quan tâm đến nguồn gốc sẽ sinh ra vong bản, họ không còn phân biệt được chính tà. Vô minh khiến người ta hình thành tư thế bản thân, tránh xa, thậm chí ruồng rẫy cả những giá trị tốt đẹp. Họ không nhìn nhận những gì của cha ông để lại mà lại chỉ muốn những thứ lạ lẫm ngoại lai hoành tráng....

Hoặc giới chức sắc tôn giáo cổ hủ, những người tu Đạo có quyền cực đoan, chỉ muốn Đạo mình theo độc tôn Thống trị ...

Xét về lịch sử: Nhiều nhà nước và cá nhân từ cổ đại tới hiện đại đã thực hành việc đàn áp tôn giáo hoặc vu oan, tuyên truyền một chiều sai lệch các chính giáo và tín ngưỡng thiện lương. Thậm chí đánh đồng chính giáo và tà giáo để người dân có góc nhìn không thiện cảm. Hoặc hạ Thấp giá trị tôn giáo tín ngưỡng khác để giữ thế độc quyền, hoặc bài xích chia rẽ....

Tất cả đều dẫn đến:

  • Người dân hình thành tâm lý đề phòng mà quy chụp mọi loại tôn giáo, tín ngưỡng, mà những người có quyền thế mong muốn vùi dập .... Tôn giáo tín ngưỡng đó bị hiểu thành mê tín, u muội.
  • Nhưng những người tin như thế, vô tình, họ đang biến mình thành người vô Đạo, vô Thần. Vô Đạo đã là thiếu đi sợi dây ước thúc đạo đức, mà còn phỉ báng hiểu sai chính Pháp, chính Đạo, quên đi tín ngưỡng bản gốc của dân tộc.

Nguy hiểm hơn nữa, rất nhiều người hiện nay không ngừng khuyên can, ngăn cấm người khác vì ý nghĩ chủ quan của mình ... không được theo vào một tín ngưỡng tôn giáo nào đó mà họ cho rằng đó là tà giáo ....

Những người như vậy. Họ đã phạm tội mất rồi.

Họ cũng đang khởi tác dụng ngăn cản những giáo lý, những tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp được truyền tải tới nhiều người hơn nữa..
Chống lại cái thiện thì chính là cái ác. Chắc chẳng ai muốn trở thành người ác. Vậy làm thế nào phân biệt chính tà?

Cơ bản nhất đạo lý của Đất Trời là có tốt thì có xấu, có chính thì có phản, như Mặt Trời mặt Trăng vậy.

Ví như có kẻ cắp trộm lừa đảo ... thì phải có công an. Thời nào cũng có những thứ tà giáo lôi kéo con người ta. Cũng bởi đạo lý và nhân văn của tín ngưỡng hay tôn giáo càng tốt đẹp, càng mạnh mẽ thì những thứ ăn theo, phá hoại, làm nhiễu loạn việc lựa chọn của con người càng nhiều và càng tinh vi.

  • Nhiều gia đình đã tan nát vì có người thân đi theo tà giáo.
  • Hoặc vỡ nợ tan nát vì theo những thầy tà tâm mang danh chính giáo.

Thậm chí:

  • Những thanh niên tương lai rộng mở, do u mê tin lầm thầy tà và tà đạo đã vội khép lại con đường phía trước của mình.
  • Những người mẹ trẻ bỏ chồng, tha con đi truyền đạo kiếm tiền. .... U mê không làm mà hưởng ... Vỡ nợ phá sản....

Trước họa loạn ngụy tôn giáo lừa đảo thầy tà trục lợi, và loạn thầy bà tà ăn theo ...mọi người đều đề cao cảnh giác, tự mình phân biệt và khước từ mọi lời lôi kéo, dụ dỗ .....truyền giáo. Nhưng không thể đóng cửa tâm hồn để con người ta hình thành tư duy bài xích đối với tôn giáo và những pháp môn thực hành tâm linh, tín ngưỡng nói chung...

Vô hình chung trở thành người vô Thần, vô Đạo.

Nếu vì một cá nhân mang danh thầy bà hay tôn giáo mà ta thấy họ tà và rõ bản chất của họ .... Mà ta bài xích cả tín ngưỡng hay tôn giáo truyền thống lâu đời của họ lại là không ổn. Đó lại là cách làm quá triệt để và thiếu suy xét. Bởi khi xa rời, phản đối cả những chính lý thiện lương, tốt đẹp, trở thành kẻ vô Đạo, cũng có nghĩa là có nguy cơ trở thành người không có đạo đức.

Hay ít nhất cũng đã bỏ qua tấm lòng chân thành đầy từ bi mà ta hữu duyên gặp trên đường đời. Hoặc kinh khủng hơn, là bạn đã vô tình đứng về phía cái ác bằng sự lặng im và hoài nghi của mình. Vô Đạo và vô đạo đức

Có câu chuyện được lưu truyền trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài rằng, khi người Việt sang các nước khác lao động, hay nhập cư người bản xứ hỏi bạn theo đạo nào, nghe câu trả lời là “Không”, thế là họ tản ra không muốn quan hệ, vì họ e ngại vô Đạo thì cũng chính là vô đạo đức. Họ sợ bạn là kẻ không có niềm tin và nơi gửi gắm tinh thần và thần hồn. 

Hoặc trong thời kỳ những năm 80, trên những trại tị nạn ở Hồng Kông, Ma Cao..... Những người Việt Nam tỵ nạn phỏng vấn di trú sang nước thứ 3, nếu lý lịch khai là có theo một tôn giáo nào đó thì những người đó đều được phỏng vấn qua loa và được người ngoại quốc xét duyệt ngay, còn nếu khai tôn giáo không thì hồ sơ còn duyệt chán mới xong, thậm chí bị trả về. 

Cá nhân người viết có biết một người thời trước tổ chức vượt biên sang Hồng Kông và ở trại tỵ nạn cùng với vài người nữa. Trước khi phỏng vấn cô ta gặp một người quen, họ khuyên cô hãy khai rằng mình theo Đạo Mẫu Việt Nam Thánh giáo, và dậy cho vài câu hát văn. Đến lúc phỏng vấn, họ bắt thực hành đạo Mẫu của mình và cô ta đã hát theo đúng như những gì bạn mình dạy...cũng múa vài động tác "mà cũng không hiểu sao lúc đó lại múa được". Cô ấy nói mình có đồng có đạo nên được họ chấp nhận ngay, họ cho phép cô chọn nơi đến để định cư. Cô xin sang Canada định cư, còn vài người bạn khai tôn giáo không đều bị hồi hương tất. Sau này vì nợ ơn Mẫu nên cô ta về nước mở phủ trình đồng và theo vào đạo, hiện tại năm nào cũng về nước hầu vài vấn.

Cũng có ví dụ Giáo sư Will Gervais người Mỹ nghiên cứu thực hiện khảo sát hơn 3.000 người từ 13 quốc gia. Kết quả là: “Mọi người dường như cho rằng tôn giáo là yếu tố tất yếu của đạo đức. Và không có tôn giáo, mọi người sẽ hành xử hoang dã vì không có ai yêu cầu họ phải trung thực. Tại sao họ không nên nói dối, ăn cắp, lừa đảo và hãm hiếp, hay thậm chí sát nhân...?”  Dostoevsky có viết, vì không có đức tin nên những người vô Thần coi “mọi điều đều hợp pháp, vì không có chế tài từ tâm linh”.

Vì vậy những người vô Thần có thể làm bất cứ điều gì mà không sợ hãi, kể cả tội ác.

Nhu cầu về nơi nương tựa tâm hồn thì ngay đến người quyền lực nhất thế giới là các đời ổng thống Mỹ, cũng đều cần có đạo và có nơi gửi gắm niềm tin chứ không nói người bình thường.

Vậy khi ta chưa đặt niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo nào mà được giới thiệu môn tập thực hành tâm linh: Ta phải Làm thế nào để phân biệt chính tà? Nhận biết thầy chính thầy tà thầy ăn theo?

Ngày nay trên đường đời, bạn có thể gặp rất nhiều người nói thầy này tốt hay chùa này tốt, đền này thiêng ông đồng hay ông sư này đắc đạo.... hoặc thậm chí một số tà giáo đội lốt Đạo thiên chúa Đạo Phật hay Đạo Thánh không ngừng truyền bá & lôi kéo. Như hội đức chúa trời hội mật tông ..thiên đình, thiền quán loạn xạ...hay Đạo Bác Hồ.... hoặc đạo sỹ nửa mùa hành nghề phong thủy thầy cúng ... giới thiệu về các môn tập, tu học ...thực hành tâm linh.... Họ trộm Đạo, ăn theo Phật giáo, Thiên chúa giáo và đạo Mẫu, hoặc tín ngưỡng nội Đạo của nhà Trần kiếp bạc ...

Trong đó có những giá trị tốt đẹp của đạo gốc mà họ ăn trộm ra, được cắt đầu cắt đuôi tà vậy lòe bịp thiên hạ. Nhưng mà cũng lẫn lộn pha tạp tả bí lù cả những thứ đồ bã trấu bã cám... Họ chỉ nhăm nhe lôi kéo, trục lợi, dẫn con người đến u mê càng nhiều càng tốt.

Hoặc thỉnh thoảng bạn gặp một số thầy tà mang danh chính giáo lại thuyết giảng bạn nhập Đạo hay mở phủ ..... Gần đây có rất nhiều. 

Chúng ta chỉ cần có phép thử là thầy đó tà hay chính hiện lên ngay

Ví dụ người đó khuyên bạn theo Đạo tràng phật giáo bạn đồng ý nhưng nói muốn theo một Đạo tràng khác của chùa khác phù hợp với mình hơn .... Họ mà phản đối bằng mọi cách dù là cách khéo léo nhất.... và lôi kéo bạn ở lại bằng mọi cách thì đó là Thầy tà đạo tràng danh lợi. Còn người nào mà hoan hỷ nói bạn hãy theo thầy đó, đạo tràng đó mà nhập đạo thì người đó là Thầy chính, đạo tràng chính phái. 

Hoặc nếu có thầy nào nói bạn có căn, muốn bạn mở phủ bạn chỉ cần nói vâng bạn công nhận là có căn nhưng muốn nhờ thấy khác... thầy này thầy kia mở phủ cho bạn và hãy để ý thái độ người thầy mà nói bạn có căn bắt sát... phải ra mở phủ sẽ thế nào. Họ chê bai hay kể tội hay lôi kéo hay đánh vào tâm lý bạn.... Để bạn nhờ ông ta mở phủ là biết ngay Thầy như thế nào.

Hoặc để ý sự tịnh tiến tốt đẹp của cơ cánh đó hay bản hội của thầy đó là cũng phần nào hiểu ra .....

Còn một số người không tín vào tâm linh có thể thấy khá phiền nhiễu và cảm thấy khó hiểu khi họ tuyên truyền.... Lúc này các bạn ấy sẽ hỏi lại: Biết là cái này tốt, cái kia tốt, thì các vị cứ tập, cứ thực hành, cứ theo tại sao phải bỏ công sức, thời gian để đi làm cái việc quảng cáo này? Đã là niềm tin khi bị u mê thì ai cũng nói: tôi làm những việc đó đều xuất phát từ tấm lòng Thiện lương của tôi ....Còn ai cũng phải suy nghĩ chứ không riêng những người không tin.

Tất cả các chính Pháp, chính giáo tín ngưỡng truyền thống đều đưa cho con người ta về một con đường tự giúp bản thân. Hướng tới thiện lương và chân thiện mỹ ... Là người thầy thực thụ, thực hành tín ngưỡng tôn giáo đã thu được quá nhiều lợi ích từ đó, "không phải là tiền và vật chất" họ hiểu rằng điều tuyệt vời mình có được cần được lan truyền cho người khác.

Hưởng lợi ích một mình là ích kỷ và không đúng với những giáo lý Thiện lương luôn hướng tới sự chân thiện mỹ vị tha, vô ngã. Những người hữu Thần luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và khi được hỏi về sự đền đáp,

Họ chẳng yêu cầu gì ngoài việc hãy lan truyền chân thiện mỹ đức và lòng tốt.

Đó chính là tư duy của những người đã được hưởng lợi từ những thiện tâm tốt đẹp của các chính giáo tín ngưỡng truyền thống mà họ theo.
Họ thật tâm muốn bạn biết thêm về những lợi ích mà họ đã thụ ích, muốn lan truyền cái tốt, bởi đó là cách hữu ích nhất để giúp đỡ cộng đồng. Thế nên những chính Đạo và tín ngưỡng truyền thống giúp con người càng có nhiều lợi ích, thì những người tin tưởng sẽ càng muốn chia sẻ để nhiều người biết hơn.

Và tất nhiên những người thầy đó và những người có đạo đó, họ làm hay hành đạo không vì tư lợi hay nâng cao danh vọng hay sức mạnh tập thể của mình. Họ không vì đông con nhang sang đệ tử...

Nên điều phân biệt rõ ràng nhất là

  • Họ không đòi hỏi, yêu cầu ràng buộc nào từ bạn.
  • Không thu tu tập phí, không bắt phải chết sống vì ai đó
  • Không đặt hay ra giá khi bạn nhập giáo hay mở phủ
  • Không có nghi lễ phức tạp lai căng ngoài truyền thống vốn có
  • Không bắt bạn phải chống lại đời hay ai đó hay xa rời cuộc sống thế tục.

Và đặc biệt họ luôn là người thế tục giản dị bình thường, không phô trương hào nhoáng và bạn sẽ thấy họ như bao người khác. Bởi họ hòa mình ở chính trong thế tục, giúp đỡ người khác và cộng đồng là điều họ hướng tới.

Thế nhưng, thầy tà hay tà giáo ăn theo hoặc tôn giáo giả hiệu thì hoàn toàn ngược lại. Họ là vì nhằm trục lợi, không phải cái lợi vật chất thì là cái lợi về quyền lực hoặc mưu đồ bất chính nào đó. Nên họ sẽ có những yêu cầu ra giá hay ràng buộc nhất định với các “tín đồ”. Hay con nhang đệ tử.

Mọi chính đạo đều hình thành trên cơ sở và hướng tới sự chân thiện mỹ đạo đức và Thiện lương.

Tốt Đời Đẹp Đạo. 

Nếu họ hay các Thầy yêu cầu bạn phải vi phạm cái Thiện trong quan hệ đối xử với bất kỳ một ai, hoặc bài xích các tôn giáo và tín ngưỡng hay các thầy khác ...thì chắc chắn đó là tà giáo. Và thầy tà.

Mọi chính giáo, chính đạo đều chỉ cần bạn thực hành dựa trên nền tảng chữ tâm chữ đức và thiện. 

Mọi chính giáo, chính đạo đều để hướng con người tới cái Thiện, sống tốt trong đời và chỉ ra cho con người cách thức tu tập thực sự ở cộng đồng xã hội, ở nơi ta đang sống. Ta sẽ tìm đến để được sự yên bình và khi mãn chiều xế bóng.

Muốn vậy đều phải tu chân thật, bỏ tâm mong cầu và dục vọng.

Những người thầy thật sự dù tăng hay pháp họ nào còn màng vật chất, quyền lực hay danh vọng địa vị ....Vậy nên nếu họ yêu cầu bạn nộp lệ phí, mua bán cái gì đó, thề nguyện trung thành gì đó thì đều là lý do bạn nên cân nhắc kỹ.

Cho nên khi hữu duyên gặp được lời giới thiệu nào đó về các môn tập thực hành tâm linh, bạn đừng vội bài xích hay từ chối. Phân biệt rõ chính tà không hề khó. 

Bản thân những tôn giáo và tín ngưỡng chính Thống đã trải qua bề dầy lịch sử và được sự chấp nhận tôn trọng của dân tộc này nhiều đời rồi. Còn những thứ lai căng cắt xén đầu cuối ăn theo thì chỉ cần nhìn bề dầy lịch sử của nó là biết.

Nếu họ theo những tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, ta hãy dành một chút thời gian để trân trọng, cảm ơn ý muốn thiện lương của một ai đó đang có ý định giúp ta là điều nên làm. Đó là ứng xử văn minh tối thiểu của con người có hàm dưỡng.

Còn theo hay không là do ta. 

Hơn thế nữa, đôi khi những gì họ - những người theo tôn giáo tín ngưỡng truyền thống mang tới cho bạn không chỉ là lời giới thiệu về những giá trị và lợi ích tốt đẹp, mà nó còn mang trong đó lời kêu cứu nhằm thức tỉnh thiện đức trong tâm hồn trước những mặt trái và phi đạo đức, những tội ác .... của con người vô minh.

Nếu ta bài xích hay kỳ thị thì là ta đang vô tình đứng về phía cái ác

Tất cả những điều mà người tu tập theo chính Pháp truyền thống muốn cuối cùng đều là vì lợi ích của người khác, của bạn, của những người đang đau khổ vì không nơi nương tựa bám víu và gửi gắm niềm tin và nơi đi chốn về.

Việc đánh đồng tất cả các loại đạo, giáo, tín ngưỡng là mê muội, không phân nổi đúng sai, có thể khiến bạn vô tình đứng về phía tà ác. Ngặn chặn cái tốt lan rộng, cổ vũ việc bài xích những giá trị chân thiện mỹ tốt lành. Đó là sự vô minh đáng thương nhưng cũng đáng trách. Là sự vô tình đến nhẫn tâm. Là sự u muội thực sự khi nghe theo những bịa đặt vu khống mà quy kết người khác là u muội. U mê.

Và cuối cùng, bạn biết không? Con người mọi thời đại đều phải có triết lý tâm linh và nơi gửi gắm nương tựa về niềm tin làm “sợi chỉ vô hình buộc chân voi” và làm ngọn đèn soi rọi, làm hành trang cuộc đời.

Nếu không, chẳng có gì ước thúc dục vọng, mong cầu và sẽ chẳng có niềm tin sống sao cho có đức và hướng thiện, đó là sự kết thúc của tính người dù bạn có giầu có và địa vị đến đâu hay dù có phát triển đến đâu, bất kể bạn là ai đi chăng nữa.

Tóm lại:

KHÔNG CÓ ĐẠO NÀO TÀ CHỈ CÓ NGƯỜI HÀNH ĐẠO TÀ LÀ VẬY.

Không chỉ vậy, Đạo và Đức là hai điều hoàn toàn khác nhau

Nếu bạn đang theo một tôn giáo nào đó, thì bạn được xem là người có đạo. Nhưng đạo và đức là hai điều hoàn toàn khác nhau. Vì một người có đạo, thường xuyên đi nhà thờ, đi chùa mà không thật tâm tu dưỡng thì chưa chắc rằng họ đã sống có đức.

Vì đức thường được xuất phát từ cái TÂM và sự nhận thức của một người mà ra, nó không do bạn là người có đạo mà tự nhiên bạn sẽ sống có đức. Bởi vậy người đời luôn nói, tin vào đạo chứ không nên tuyệt đối tin người có đạo. Suy cho cùng, Đạo có mặt trước tiên là để giúp cho con người sống có Đức.

- Khi một người sống có đức, họ sẽ luôn sống tốt suốt cuộc đời họ, chứ không phải chỉ một ngày hay một phút chốc.

Quá tham lam, quá ích kỷ, thích vơ vét từng đồng, miệng mồm và hành vi độc ác...sau đó mang một ít vào nhà thờ, vào chùa, hay tổ chức đi làm từ thiện rồi nghĩ như vậy là mình đang tạo đức là sai lầm. Lý do vì Thiên Chúa hay Đức Phật không bao giờ ăn hối lộ của ai. Nhìn sâu, đó chính là hình thức chuộc tội hay bôi xóa đi mặc cảm tội lỗi của những người đã gây tạo những điều bất thiện.

Thật ra, bạn có thể tạo ra rất nhiều công đức mà không phải cần tiền, nếu bạn là người nghèo. Công đức có thể được tạo ra bằng một lời nói để giúp ai đó đang sống trong tuyệt vọng, hoặc có thể là một hành động nhỏ nhoi giúp người lúc hoạn nạn. Phần còn lại là luôn sống bằng cái TÂM tốt, không làm khổ mình, không làm khổ người là đủ rồi! Vì sau cùng, người được đất trời chứng giám cũng luôn là người có những cử chỉ cao đẹp nhất, chứ không phải là những người làm giàu bất chính rồi đi đến các nơi tôn giáo hối lộ thần thánh..

Nên nhớ rằng:

Có Đạo mà không tu dưỡng thì chưa chắc là người có Đức.
Nhưng sống có Đức, dẫu rằng người đó chưa có duyên biết đến Đạo thì Đạo cũng cách họ chẳng bào xa...

Thầy Trần

Tamlinh.org (Sao chép, trích dẫn, diễn đọc phải dẫn link từ web)