Quan Hoàng Bảy còn thường được gọi là Ông Hoàng Bảy Bảo Hà. Ông được thờ chính tại đền Bảo Hà, Lào Cai. Quan Hoàng Bảy là ai? Sự tích Quan Hoàng Bảy thế nào? Đó là những câu hỏi mà mọi người hết sức quan tâm. Bài viết về Quan hoàng Bảy và những điều cần biết về ông dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được tất cả các câu hỏi này.
Ông Hoàng Bẩy là một nhân vật có thật trong lịch sử, còn trong ĐẠO MẪU ( Tứ Phủ), ông là một trong những vị thánh được người trong và ngoài đạo nhắc đến nhiều nhất.
Thu qua mở hội bàn đào
Tay nâng ly ngọc Hoàng vào hậu cung
Phong lưu “châm tửu” ung dung
Tiên nàng dâng chén chúc mừng tiệc quan
Tiên cô nàng cả mở màn
Nàng đôi nho nhã ngồi bàn hầu Ông
Nàng ba múa lượn vài bông
Nàng tư tươi tốt áo hồng bước ra
Nàng năm dâng một khay trà
Dâng lên Ông Bẩy Bảo Hà sơn lâm
Tiên cô nàng sáu thì thầm
Nâng ly chúc rượu, trầm ngâm Hoàng cười
Tiên cô nàng bảy nàng mười
Đôi cô múa lượn, dáng người thướt tha
Tiên cô nàng tám hát ca
Tiên cô nàng chín mặn mà múa đăng
Tiên cô mười một ngắm trăng
Tay cô thêu dệt siêng năng chuyên cần
Tiên cô mười hai ân cần
Kẹo dìu thuốc cống hồng trần dâng Ông
Các cô múa lượn vài bông
Mười hai các cô tiên nữ rước Ông Bẩy Bảo Hà về chốn sơn lâm, tấu đối việc quan
XE LOAN THÁNH GIÁ HỒI CUNG..!
Quan Hoàng Bảy là ai?
Quan Hoàng Bảy là một trong mười vị Quan Hoàng trong Tứ phủ Quan Hoàng.
Tứ phủ Quan Hoàng còn gọi là Tứ Phủ Thánh Hoàng hay Thập vị Quan Hoàng. Tứ phủ Quan Hoàng gồm có mười vị Quan Hoàng, hầu hết được quy về làm con Đức Vua cha Bát Hải Động Đình. Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Hoàng đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông và Tứ phủ Thánh Chầu, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cô và Tứ Phủ Thánh Cậu.
Con xin ông Bẩy chấm đồng
Độ con yên số sổ hồng yên căn
Độ con qua hạn khó khăn
Độ con khôn lớn quanh năm tháng ngày
Cho con mở mặt mở mày
Vững tâm vững bóng con này lớn khôn
Xem thêm về Thập vị quan hoàng
Đền của ông ở đất Bảo Hà ( Lào Cai) nên người ta còn gọi là ÔNG BẨY BẢO HÀ.
Sự tích Quan Hoàng Bảy
Sự tích Ông Hoàng Bảy Bảo Hà có khá nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, theo các tài liệu có sự đáng tin thì sự tích Ông Hoàng Bảy được kể lại như sau:
Vào thời Lê ( niên hiệu Cảnh Hưng 1740- 1786), tại vùng Bảo Hà và biên cương phía Bắc. giặc Trung Quốc tràn sang cướp phá, còn các tù trưởng ở đây thì đánh phá lẫn nhau, khiến cho tuyến đầu Tổ quốc lâm nguy bởi thù trong giặc ngoài. Vì vậy, Triều đình đã của một danh tướng tên là Nguyễn Hoàng Bảy lên trấn thủ biên ải.
Đối với giặc ngoại xâm, Tướng Nguyễn Hoàng Bảy đánh đâu thắng đó, phá tan thế giặc ngoại xâm. Đối với nội bộ, Tướng Nguyễn Hoàng Bảy đã có công chiêu dụ các thổ ti, tù trưởng, thổ hào quanh vùng đoàn kết quanh ông thanh một khối đoàn kết thống nhất. Bảo Hà trở thành một căn cứ quân sự lớn bảo vệ biên ải của Tổ quốc.
Ông đã được các triều vua phong tặng mỹ tự: “Trần An Hiển Liệt” và “Thần Vệ Quốc”. Trong một trận chiến không cân sức sau này, ông đã anh dũng hy sinh. Thân xác ông trôi dạt vào đất Bảo Hà ngày nay. Nhân dân ngậm ngùi thương nhớ và đã lập đền thờ ông.
Như vậy, Quan Hoàng Bảy là một nhân thần, hay một nhân vật lịch sử có thật được thần thánh hóa là con trai của Vua Cha Bát Hải Động Đình và là ông Hoàng thứ bảy trong Tứ Phủ Thánh Hoàng. Tuy vậy, cũng chưa có tài liệu chính thống nào khẳng định về thân thế của Ông Hoàng Bảy.
Đền Quan Hoàng Bảy ở đâu?
Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giáp ranh tỉnh Yên Bái. Đây chính là nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà.
Đền Quan Hoàng Bảy có quang cảnh thiên nhiên “trên bến dưới thuyền” đẹp đẽ. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Còn bên hữu ngạn là một hồ rộng, tạo cho nhà đền cảnh đẹp trữ tình.
Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng). Ông đã được các triều vua phong tặng mỹ tự: “Trần An Hiển Liệt” và “Thần Vệ Quốc”.
Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch. Thông thường, vào ngày này, ở đền ông tấp nập du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)… để cầu tài cầu lộc.
Xem thêm: Căn đồng: 3 năm thử lính, chín năm thử đồng
Tại sao khi lễ Quan Hoàng Bảy hay dâng trà Ô Long và thuốc phiện?
Để có thể thu phục được các thổ ti, tù trưởng thì Tướng quân Nguyễn Hoàng Bảy không chỉ dùng biện pháp quân sự mà còn bằng sự thu phục nhân tâm. Để thu phục nhân tâm ông đã chủ động hòa nhập vào cuộc sống của các tù trưởng thô ti như uống trà, đánh bạc, hút thuốc phiện…. Có lẽ vì vậy, cứ nói đến ông Hoàng Bảy là chúng ta nghĩ đến một vị quan ăn chơi bậc nhất trong các vị thánh.
Tuy vậy, sự ăn chơi của ông không phải là thú vui của ông mà chính là cách ông tiếp cận với các thổ ti, tù trưởng và sau đó cảm hóa họ để tạo nên sự đoàn kết và ổn định biên cương tổ quốc.
Người đời sau đã lầm tưởng ông Bẩy là nhân vật ăn chơi, nghiền cả mấy cái thói quen đánh bạc, uống trà, hút thuốc phiện. Cũng vì điều này mà dân chơi thời nay, đã vô tình làm xấu đi danh tiếng lẫy lừng của ông. Có rất nhiều kẻ ham lô đề cờ bạc, chắn cạ, hút hít lại đổ thừa do mình có căn ông Bẩy nên mới sa ngã như thế.
Do đó, khi hầu ghế ông, các đồng chỉ nên dâng trà, thuốc, còn dâng thuốc phiện là phạm pháp.
Quản cai quý địa Bảo Hà
Ông Thần Vệ Quốc chính là tích xưa
Giặc kia tàn bạo khó ưa
Tay Ông dẹp loạn, cho vừa lòng dân
Sắc phong chính quán đẳng thần
Man, Di, Thổ, Mán ân cần hàng quy
Văn tài, võ lược ai bì
Tù trưởng chiêu dụ, lên thì phê pha
Dẹp tan bạo loạn sơn hà
Người ghen, kẻ quý nên là tiếng tăm
Cứ vào tháng bẩy hàng năm
Muôn dân tưởng nhớ ghé thăm Tiệc Hoàng
Bảo Hà phong cảnh uy quang
Trên thuyền dưới bến, rõ ràng đẹp thay
Cảnh tiên trái hút ai bày
Kẹo dìu, thuốc cống làm say lòng người
Ông Bẩy nhoẻn miệng thật tươi
Sơn lâm vừa ý, tươi cười ban khen
Dâng ông ngựa xám, bàn đèn
Canh hầu tấp nập, tiếng kèn, trống rung
Ông Bẩy nức tiếng Đông Cung
Oai phong lẫm liệt, uy hùng nước Nam
Đôi khi dạo cảnh Quan Tam
Có khi dạo cảnh sông Lam chấm đồng
Cầm hèo cưỡi ngựa núi sông
Đông tây nam bắc thần thông phép màu
Dâng Ông điếu thuốc quả cau
Dâng Ông ấm nước, trà tàu hầu Ông
Ghế Ông Ông độ hanh thông
Ông đi tấu đối, công đồng ban khen
Ghế Ông sống đức chẳng hèn
Thâm tâm trong sáng như sen độ đời
Ghế Hoàng hỉ xả nơi nơi
Đồng sang bóng sáng, đất trời mến yêu
Ghế Hoàng Hoàng độ mọi điều
Quanh năm hưởng lộc, sớm chiều ấm no
Bảo Hà cảnh đẹp quanh co
Nhất tâm kính lễ, thầy trò đều vui
Thơ: Phạm Văn Hải
Đến ông Hoàng Bảy xin lô đề?
Vốn để thờ vị tướng có công đánh giặc yên dân; nhưng không rõ từ bao giờ đền ông Hoàng Bảy đã trở thành địa điểm xin “lô đề”. Nhiều người đã chứng kiến tận mắt; tai nghe rõ ràng từng câu xin lộc ông Hoàng Bảy của “dân số má” rằng: “Cầu xin ngài cho con đánh lô trúng lô; đánh đề trúng đề; buôn bán trót lọt; ít qua ít; nhiều qua nhiều…”.
Đến đỉnh điểm, đền Bảo Hà thậm chí phải có biển đề: Cấm mang thuốc phiện vào đền. Nhiều người lạ đến đền ông Hoàng Bảy không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những biển hiệu “Cấm mang thuốc phiện vào đền” treo từ ngoài cổng đến bên trong đền.
Trước đây khi thuốc phiện còn phổ biến; một số người “số má” có thói quen dâng lễ bằng thuốc phiện. Họ mang cả thuốc phiện và bàn đèn vào đền dâng ông Hoàng Bảy để mời thánh xin lộc. Ban quản lý đền buộc phải có biển cấm và theo dõi sát những đối tượng khả nghi để kịp thời ngăn chặn.
Con xin tu học theo hoàng
Buông hết sân hận không màng sắc danh
Con xin Buông bỏ đành hanh
Không làm việc ác, việc lành con theo
Bao nhiêu lầm lỗi đã gieo
Xin hoàng đánh khẽ, cây “hèo” nhẹ tay
Hoàng về dạy bảo cho hay
Cho con vững bóng ngày ngày vững tâm
Hoàng về ban lộc sơn lâm
Con thơ chớ phạm lỗi lầm nghe con
Phải luôn nhớ chữ “sắc son”
Tu tâm tích đức vuông tròn kiếp tu
Đối nhân xử thế hoà nhu
Hoàng về ban lộc chu viên gia đình
Con ơi hãy nhớ chữ tình
Độ nhân độ thế độ mình nghe con
Rửa tiếng oan cho ông Hoàng Bảy..
Khi chúng tôi phỏng vấn một số chuyên gia tâm linh, về hiện tượng vì sao lại có nhiều người xin lô đề tin là xin được, và thậm chí trên thực tế có người xin được, thì họ có chia sẻ rằng:
Thời mạt kiếp, vạn ma loạn phá, vạn quỷ loạn danh, những vong linh lấy danh nghĩa “ông Bảy” để “nhập đồng” đã thể hiện những phong thái hút thuốc, uống rượu, chơi tổ tôm, ăn chơi…thì đều là vong linh loạn thế mượn lễ “hầu đồng” để thỏa mãn dục vọng chốn trần gian…Thân người là quý giá, khi thực sự Ông Hoàng Bảy không thể “nhập” để “ăn chơi”, thì chỉ có ma nhập mượn danh ông để hành thân xác người phàm mà thôi…Thế nhân hãy thanh tỉnh nhớ lấy lời dặn của Ông:
Chữ cương thường treo cao giá ngọc
Chữ công dung tứ đức khuyên di
Hay:
Ai mất chữ Tâm thời tội phải mang
Lưới trời ở khắp bốn phương
Hại nhân nhân hại khôn đường thoát thân
Tamlinh.org