Ai cũng có Căn Số - có ý nghĩa như Số Phận. Tức là bạn có thể căn Cô Bơ, Cô Chín, Ông Hoàng Bảy... nhưng không phải ai cũng: Căn Cao Số Nặng - được các Ngài chọn Bắt Lính Làm Đồng. Vậy cô Bơ là ai? Căn cô Bơ là gì? Tính cách, cuộc đời những người có căn cô Bơ sẽ như thế nào? Căn Cô Bơ - Đừng Mơ Hạnh Phúc: Điều này có đúng không? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu nhé
Hôm nay đệ tử một lòng
Thỉnh đến Phật Thánh - Công đồng chứng tâm
Cô nghe khấn nguyện trong tâm
Cô về ban phúc thiên xuân thọ trường
Thỉnh Cô giá ngự điện đường
Ban tài ban lộc thọ trường thiên xuân.
Cô Bơ Bông hay Cô Ba Thoải Cung [ còn gọi là Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Hàn Sơn, Cô Bơ Thác Hàn ] được thờ tại Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thuộc khu du lịch tâm linh Hàn Sơn.
1. Thần tích về Cô Ba Thoải Cung
Có tài liệu cho rằng: Cô Ba Thoải Cung vốn là con Vua Thủy Tề, được phong là Thoải Cung Công Chúa. Cô Ba Thoải Cung đứng hàng thứ ba trong Tứ Phủ Thánh Cô. Sau này, Cô được giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, có có công giúp vua Lê Lợi trong những những ngày đầu khởi nghĩa. Sau này, sau khi cô hóa, cô còn linh ứng giúp vua Lê trong cuộc diệt Mạc phù Lê.
Trong dân gian vẫn còn lưu truyền lại câu chuyện sau:
Vào những năm đầu khởi nghĩa, quân ta (ý nói nghĩa quân do vua Lê Lợi chỉ huy) vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị địch truy đuổi, một lần Lê Lợi (có sách nói là Lê Lai) bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp Cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ, cô bảo người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cũng cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Vừa lúc đó thì quân giặc kéo đến, chúng hỏi cô có thấy ai chạy qua đo không thì cô bảo rằng chỉ có cô và anh trai (do Lê Lợi đóng giả) đang tỉa ngô, thấy vậy quân giặc bỏ đi. Lê Lợi rất biết ơn cô, hẹn ngày sau đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về Triều Đình phong công và phong cô làm phi tử. Sau đó cô cũng không quản gian nguy, bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông, chở quân sĩ qua sông, có khi là chở cả quân nhu quân lương.
Có thể nói trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là không nhỏ. Đến ngày khúc hát khải hoàn cất lên thì vua Lê mới nhớ đến người thiếu nữ năm xưa ở đất Hà Trung, liền sai quân đến đón, nhưng đến nơi thì cô đã thác tự bao giờ, còn nghe các bô lão kể lại là ngày qua ngày cô đã một lòng đợi chờ, không chịu kết duyên cùng ai, cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh...
Văn cô Bơ- Hoài Thanh
Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà). Ai hữu sự đến kêu van cửa cô đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi Cô Bơ luôn giá ngự về đồng, già trẻ, từ đồng tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông.
Có ai lên Thác Hàn Sơn
Ba Bông đền đó ghi ơn nhớ người
Dáng Cô nho nhã điểm mười
Dải lụa, áo trắng tươi cười thướt tha
Hương cài mái tóc nuột nà
Mái chèo Cô lái là là trên sông
Tiền đò Cô giắt bên hông
Gió thu thoang thoảng, dải hồng phất phơ
Nhớ ai đã hẹn đã chờ
Nhớ lời Vua hứa, từng giờ vấn vương
Kiên trinh, hoá thác, kiên cường
Một lòng son sắc, giữ đường hẹn xưa
Phù Lê, dẹp Mạc tích xưa
Công lao to lớn dẹp chừa giặc tham
Giờ đây đất nước huy hoàng
Tiên Cô hiển thánh trong hàng Thánh Cô
Thoải cung cai quản sông hồ
Anh linh chắc giáng, thành đô oai hùng
Muôn dân thành kính tôn sùng
Nức danh thoải phủ muôn trùng thần thông
Cô thương ban phép thanh đồng
Ban danh ban diện như rồng như hoa
Cô trị bách bệnh trị tà
Thần phù trị bệnh nhà nhà an yên
Cô thương lính ghế nhu hiền
Nhất tâm việc thánh, việc tiên, độ đời
Cô về cô đã ban lời
Các con nghe học nghe lời theo tu:
“Lênh đênh qua cửa thần phù”
“Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”
Đi tu như kiểu mò kim
Đáy biển rộng lớn “đắm chìm” con thơ
Bao giờ mới tìm được bờ
Thuyền kia “bát nhã” đợi chờ héo hon
Nhất tâm tu đạo cho tròn
Thuyền kia mới đến cho con vào bờ
Tu tâm tu đức từng giờ
Phật thương Thánh cứu ban cờ ban binh
Độ cho đất nước an bình
Cứu mê độ khổ chung tình, Cô thương
Cô về Cô đã chỉ đường
Đường đi lối bước, tỏ tường con đi
Con “Thánh” phải biết xét suy
Đừng vì danh lợi, đừng vì tấm thân
Đồng cũ giúp đỡ đồng tân
Cùng nhau nối nghiệp dần dần đi lên
Gắng tu trí đức cho bền
Thơm danh sáng giá mang tên “Thanh Đồng”
Ai mà hống hách chống lời
Cậy binh cậy thế nạt đời chịu oan
Lòng dân ấm ức muôn vàn
Âm binh, bùa chú, làm càn hại dân
Ta về ta trị toàn phần
Hồn xiêu phách tán, hết trần về âm
Về âm ta lại phạt âm
Địa ngục muôn kiếp, lầm than mọt đời
Đến đây đã tạm dừng lời
Ghế Cô ngoan ngoãn, Phật trời chứng tâm
Khi cô giáng vào ai, dù già hay trẻ thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Khi cô ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây. Lúc cô an tọa người ta thường xin cô thuốc để trị bệnh, vậy nên Cô Bơ ngự về thường hay làm phép “thần phù” để ban thuốc chữa bệnh. Vì theo quan niệm nguyên xưa Cô Bơ Bông hầu cận Mẫu Thoải, lại theo sự tích nơi quê nhà cô là ở đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn nên đền cô được lập ở đó, gần đền Mẫu Thác Hàn (chính là Mẫu Thoải), gọi tên là Đền Cô Bơ Bông thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, trước đây đường đi vào rất khó khăn, nhưng hiện giờ đã được tu sửa nên giao thông đã dễ dàng hơn".
Một huyền tích khác về Cô Ba Thoải Cung Hàn Sơn
"Theo huyền sử, vào khoảng những năm đầu đại Hồng Đức triều vua Lê Thánh Tông (1460- 1497), thái úy Lê Thọ Vực sau khi lập được nhiều công trạng được vua phong chức “Bình Trương Quân Quốc Trọng Sự”, rồi đến chức “Sùng Quốc Công”, giao chấn giữ biên ải Ba Bông “Rừng thiêng nước độc”. Trong một trận giao tranh ác liệt kéo dài, không phân thắng bại mà tình thế rất nguy cấp. Đêm hôm ấy, danh tướng đã mơ thấy một người con gái mặc xiêm y trắng trên mây giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói rằng: “Hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”. Theo lời, danh tướng dẫn quân xuôi về Chí Thủy (Thác Hàn Sơn bây giờ) dâng lễ cầu Mẫu rồi bố trí quân binh mai phục. Ứng báo của Mẫu cho kế phá giặc là lấp đá chặn dòng, lấy thủy triều dâng, làm nghi binh nhử giặc vượt qua bãi đá ngầm, khi nước thủy triều xuống thì tổng lực phản công, thuyền giặc rút chạy bị vấp vào bãi đá ngầm, lật nhào chìm đắm rất nhiều, quân mai phục đổ ra đánh úp, quân giặc chết nhiều vô kể và thất bại thảm hại, không còn dám quấy nhiễu nữa. (Dấu tích bãi đá ở Thác Hàn vẫn còn cho đến ngày nay).
"Thác Hàn Sơn lừng lẫy chiến công, nức tiếng muôn phương, oanh liệt một thời. Người con gái trong kiệu võng về báo mộng cho tướng quân Lê Thọ Vực đêm hôm ấy chính là con gái Ngọc Hồng thượng đế (Công chúa Mai Hoa) mà nay gọi là Cô Ba hay Cô Bơ thoải phủ đền Ba Bông. Còn người báo mộng hiến kế để tướng quân Lê Thọ Vực phá giặc là “Đệ Tam Thủy Tiên Thánh Mẫu Bạch Ngọc Hồ Trung Xích Thủy Tinh Xích Lân Long Nữ” hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thoải, Mẫu Hàn Sơn đều là một. Để đáp lại ân đức của thánh thần, tướng quân Lê Thọ Vực tâu vua, vua Lê cho lập đền thờ Cô Ba ở bờ bãi bồi Ba Bông hiện nay. Đền thờ Đệ Tam Thánh Mẫu ở non cao Thạch Bàn thác Hàn Chí Thủy (về sau mới di dời xuống bên sông để nhân dân thuận lợi việc thăm viếng). Nhớ ơn công đức của tướng quân Lê Thọ Vực, nhân dân địa phương đã lập đền thờ ngay phía dưới trước đền Mẫu, được tách rời bởi sân Đại Bái (Từ đó đến nay vẫn giữ nguyên sự sắp xếp đó).
2. Đền cô Bơ Bông và những điều chưa kể
Đền cô Bơ trải qua khá nhiều sóng gió: vào khoảng năm 1939 - 1940, Đền Bơ Bông đã bị giặc Nhật phá đổ, đốt tượng. Lúc đó, cụ Nguyễn Trọng Khanh là thủ nhang của đền đã bí mật cứu gỡ được một số bài vị, bát hương, đỉnh thờ và pho tượng cô đem giấu đi. Sau đó ít ngày, cụ đã xin giặc Nhật cho lập đền thờ Trần Hưng Đạo (thực chất là dựng lại đền Cô) ở khu bãi bồi bên sông cách đền cũ chừng 200 mét. Nơi dựng đền cô lúc đó chỉ toàn lau lách.
Dưới sự quyết tâm của Cụ và bà con làng xóm, một ngôi đền 3 gian bằng tre nứa lá đơn giản đã được xây dựng. Sau đời cụ Nguyễn Trọng Khanh là cụ Nụ thủ nhang. Cụ Nụ có công rất lớn trong việc tôn tạo lại đền. Để có kinh phí xây dựng, cụ đã bán hết nhà cửa ruộng đất mới dựng được ngôi đền gạch, lợp ngói 5 gian.Năm 1996, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.Hiện nay, khu đất cũ của đền Cô mà đã bị giặc Nhật phá đã có người dân xây dựng 3 gian nhà ngói để ở. Nhưng nghe đâu, miếng đất nơi đền cũ linh thiêng không ở được. Người ở đó đã bỏ lại ngôi nhà chỉ để dành thắp hương cho cô và đi kiếm ăn nơi xa.
Dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa cô chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi. Lại thêm những câu chuyện cô hiển linh lưu truyền trong dân gian càng làm cho ngôi đền trở nên linh ứng, kỳ bí và thiêng liêng, thu hút rất nhiều người đến hành hương xin cô ban lộc, độ cho sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông.
Hát văn cổ: GIÁ CÔ BƠ BÔNG
3. Tính cách - Cuộc đời Người có Căn Cô Bơ:
Nếu như bạn Tìm hiểu hay đi hỏi về Căn Cô Bơ.. phần lớn sẽ nhận được Kết quả: Căn Cô Bơ Lận đận tình duyên, căn cô Bơ tình duyên trắc trở... Khóc ngày không ai biết, khóc đêm chả ai hay. Buồn vì 1 chữ tình, lắm thị phi oan trái. Cô Bơ thi thoảng "xuất hiện" với vẻ u buồn & văn Cô Bơ cũng buồn da diết ..vương vấn trần gian nhưng đặc biệt, những người có căn cô bơ dù là nam hay nữ sắc diện cũng rất tươi. Có thể gọi chung là mặt hoa da phấn.
Ghế cô đức độ hơn người
Khi leo núi dựng lúc bơi sông dài
Giúp đời nào tính một hai
Như thuyền chở đạo miệt mài tháng năm
1 số Bài viết về Căn Cô Bơ Sưu tầm:
#1: Đặc điểm tính cách: Là người có cảm xúc nhiều, hay buồn về tình cảm, hay bị đau đầu, căng thẳng nhức đầu. Hay mất ngủ do nhiều cảm xúc, dễ tự ái. Bề ngoài đi lại nhẹ nhàng thanh thoát, giàu lòng trắc ẩn, ánh mắt xa xăm đượm buồn.
Ghế cô xinh đẹp mĩ miều
Lời ăn tiếng nói nhẹ nhiều người dưng
Đúng ghế cô lại được ưng
Nhất tâm cô gửi lên rừng hái hoa
#2: Trong các bài văn hầu Tứ Phủ, tôi rất thích văn Cô Bơ vì nghe thấy da diết buồn. Và tôi rất ấn tượng một câu hát: " Hoa đào còn đợi gió đông, biết đâu quân tử mà trao duyên nồng?" Một lần, có một cô đồng nổi tới điện nhà tôi và cô Bơ đã nhập đồng. Tôi chợt thở dài, bùi ngùi nói với cô: "Câu hát văn của cô sao con thấy thật giống với hoàn cảnh của con..." Cô Bơ nguýt dài tôi: " Trời! Thấy đâu có giống ngươi vì ta thấy ngươi luôn có đầy quân tử theo đuổi mà... Chỉ có điều..." Tôi cười , nói:" Chỉ có điều con chả có duyên nồng để trao...hì..." Cô Bơ bật cười, lắc đầu nói: " Ta không có ý thế. Ngươi biết đấy, quả kiếp này là nhân của kiếp trước mà chính ngươi đã gieo trồng: Kiếp trước, cái gì ngươi cũng tu được nhưng chỉ một chữ tình là ngươi chưa bao giờ tu được. Vì thế ở kiếp này, mỗi lần ngươi chợt có chàng quân tử nào tới thì lập tức các tiền duyên kiếp trước của ngươi sẽ có mặt liền để quấy phá. Tuy nhiên, ngươi cũng hạnh phúc hơn ta rất nhiều...vì kiếp nào cũng vậy, ta chả thấy vị quân tử nào xuất hiện cả..." Tôi tròn mắt hỏi lại:" Ủa! Con tưởng ở dưới đó thì cô sẽ gặp được người trong mộng của mình?" Cô Bơ khẽ nói vẻ đượm buồn: " Kiếp nào cũng vâỵ thôi, ta tìm kiếm hoài mà không thấy một nửa của mình" Sau này, đọc những ghi chép về vị thánh cô này, tôi mới biết được nguyên nhân vì sao cô Bơ luôn mang vẻ u buồn. Chuyện rằng. năm ý, khi Lê Lợi bị giặc đuổi đến ngã ba sông, cùng đường thì gặp cô Bơ đang bẻ ngô ở đó. Trước tình thế nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc ý của một vị tướng quân cô Bơ đã nhanh trí bảo người nhà đưa quần áo và mũ của họ cho ông mặc vào. giả làm dân bản địa đang lượm bắp.
Khi quân giặc đến nơi, chúng đã bị bà con chỉ đi nơi khác để tìm kiếm. Lê Lợi nhờ thế đã thoát hiểm. Thấy Cô Bơ là người đoan trang hiền thục, tài trí nhanh nhẹn nên vua rất cảm mến và hứa hẹn rằng: "Khi nào đánh tan giặc Minh , ta sẽ quay lại đón nàng về cung." Năm tháng qua đi, cô Bơ chờ đợi mỏi mòn nhưng người xưa vẫn biệt vô âm tín. Vì nặng lòng với người đã từng thề non hẹn biển nên cô Bơ đã từ chối tất cả những chàng trai được mai mối đến cưới hỏi mình. Sau khi ca khúc khải hoàn, vua Lê Lợi đã trở lại ngã ba sông tìm gặp lại tri kỉ để đón nàng về cung, nhưng tiếc thay đã muộn mất rồi vì trước đó ít lâu, cô Bơ đã quy tiên. Có lẽ vì ôm trọn mối tương tư với người xưa và nặng tình với phàm trần nên cô Bơ luôn vương vấn trần gian. Văn cô Bơ tuy buồn nhưng sâu lắng, da diết. Và theo tôi cảm nhận thì trong các bài văn về các vị thánh cô, văn cô Bơ là hay nhất.
Nhưng:
Thưa cô con thấy rất buồn
Bởi vì đạo Mẫu đâu còn như xưa
Bây giờ có lắm đồng đua
Hầu xong vỡ nợ đổ thừa tại cô.
#3.Nhận định chung
- Về ngoại hình tính tình thì những người này nhẹ nhàng thanh thoát,có khi đi không phát ra tiếng động, kể cả nam giới cũng có khi môi đỏ da trắng, vẫn manly thích phụ nữ nhưng phong thái mang nhiều nét nữ tính, thích xài đồ đẹp đồ thơm, giàu lòng trắc ẩn, có khi ánh mắt như xa xăm đượm buồn, mặc đồ trắng đẹp...
- Bóng cô cử chỉ nhẹ nhàng. Dáng đi uyển chuyển vững vàng uy nghi, lời nói rất dễ lọt tai, vốn tính không thích tranh đua với người nên hay nhường nhịn lấy phần thiệt thân
- Về biểu hiện khi dự/đi lễ/hầu giá Thánh cô thì có khi văn bắt đầu tấu là rưng rưng, có khi sau ấy khóc lóc tùm lum...
- Về các biểu hiện khác thì có thể nằm chiêm bao lễ đền cô, mộng thấy tiên nữ áo trắng, thấy rắn nhiều lần, mơ đi lễ tại đền chùa rồi tự dưng được bà đồng hàng xóm sang mời đi dự hầu ...
Lại có chuyện thế này, bạn tôi từ bé nam nhi da trắng môi đỏ, tuyền được mượn làm phù rể, thuở bé đi hay đua xe đạp ba bánh với lũ bạn cùng xóm. Hôm ấy đi tới cầu Khỉ thì phi luôn xuống sông Tô Lịch, ấy thế may làm sao không chết chìm dưới sông Tô mà rơi trúng cái thuyền của ông ăn mày đang chèo qua, thế là thoát chết. Vầng thế có trùng hợp không.
Sau đó lớn rồi đi làm thì tự dưng bà đồng trong ngõ đi qua lại cứ rủ đi lễ, lúc ấy hắn chả biết gì thế là đi. Thế là Đền Ba Bông chính là đền Thánh Tứ Phủ đầu tiên hắn đi, sau hôm ấy cả năm trời hắn làm ăn tươi tốt.
Năm sau, bà đồng gặp lại bảo hắn đi lễ, hắn ỡm ờ rồi lờ luôn không đi, 2 năm liền sau đó bê bết dính toàn vụ đau đầu, như là bị tước hết những gì đã được ban cho.
Lúc ấy tận cùng đau khổ thì âm dương còn thương cứu trợ, tạo duyên cho hắn được giác ngộ, tu tập chánh đạo, biết tới cửa đền thần oai linh. Kể từ đó lại được ban danh ban diện hồi trở lại, nhất là mỗi lần đi lễ Thác Hàn nói riêng và các đền phủ chư Phật Thánh nói chung lại được các Ngài lưu tâm chiếu cố cho thỏa nguyện, lộc to lộc nhỏ kiểu gì cũng tới (cái này mình phải thừa nhận). Thậm chí cả cô người yêu xinh đẹp cũng là từ một mối nhân duyên khi đi lễ đền Mẫu Thoải ở Gia Lâm. Rồi mấy lần thấy hắn nói chuyện muốn đi lễ quá mà chưa có tiền là y rằng 3 - 5 ngày sau có đủ tiền cho đi lễ, có lần hắn tiêu hết số tiền ấy chưa kịp đi lễ tui mới trêu không đi là bị phạt đấy. Y rằng mấy hôm sau ốm luôn.
Xem ngay: Căn đồng: 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng
Căn cô Bơ: bao giờ cho hết căn cao số nặng
Căn cô. Tu tốt, suy nghĩ tốt, đừng cho rằng những gì mình phải trải qua là khổ. Biết nắm biết buông. Đi đúng đạo thì vẫn sẽ có cuộc sống tốt.
Càng không nên có suy nghĩ căn cô thì là khổ. Sai lầm. Bất cứ căn của ai đều sẽ được bề trên hay người đứng giữ căn số phù hộ. Không có cha mẹ nào muốn con mình khổ hết. Mà số phận khổ hay không thứ nhất do nghiệp, thứ hai do phúc phần và thứ ba không biết tu tâm dưỡng tính. Có câu" khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm " là như thế. Nên đừng đổ cho căn số khổ nhé các bạn. Hãy chăm tu nhân tích đức kêu cầu gia tiên ắt Đức năng thắng số !
Vì thế, dù bạn là căn cô Bơ, căn cô Chín hay căn quả gì thì việc tu tập tại gia cũng là quan trọng nhất. Tu tốt tại gia rồi khi đó đi lễ đền to phủ lớn cũng chưa muộn. Vậy mới có câu ví thế này:
Thứ nhất tu tại gia
Thứ nhì tu chợ
Thứ ba tu chùa
Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ ấy là chân tu
Ai ơi muốn biết căn cao...muốn biết căn nặng thì năng tu nhà..căn tu ai cũng phải làm.. Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu...giờ ta muốn biết căn cao. Căn cao số nặng ta nên tu trì..tu câu tích thiện mỗi ngày.. Tu gia cho trọn ấy là chân tu..tu gia cho đúng nghĩa nhân.. Cho đúng chữ nghĩa gia tiên sẽ về.. Sẽ về dạy bảo cho mình... Dạy bao chữ nghĩa cho mình mà thôi.. Rồi sau Người sẽ ban ơn.. Dạy cho ta biết lối đi trong ngoài.. Dạy cho ta hiểu mọi điều.. Rồi sau căn quả mới rành rành ra thôi.. Giờ đây ta hãy tu gia.. Tu gia cho đặng Người cho biết liền.. Nên thôi hãy nhớ tu trì..tu sau tích thiện ấy là chân tu...Nam mô a di đà Phật.
Đừng nói vì căn hay bóng của ai mà lận đận. Tất cả chỉ là chữ Phước. Biết tạo phước và tin sâu vào nhân quả thì cuộc sống sẽ tốt đẹp
Đọc ngay: Làm bùa yêu: Thần chú chạy lẹ
Tamlinh.org
(Sao chép, trích dẫn, diễn đọc vui lòng dẫn link từ website)