Tháng 9 âm lịch tuy không phải là một trong những tháng được mong chờ nhất trong năm nhưng cũng rất quan trọng đối với người Việt. Vậy sắm lễ, văn khấn, bài cúng ngày rằm mùng 1 tháng 9 âm lịch như thế nào? Danh sách các lễ hội trong tháng 9 Âm lịch? Danh sách ngày tiệc Tứ phủ công đồng (Đạo Mẫu của Việt Nam) tháng 9 hàng năm? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu
Tháng 9: Tháng Tuất
Tháng 9 đến, thời điểm này nửa cầu Bắc đang là trong tiết Thu phân ( giữa mùa thu) thì đối với nửa cầu Nam sẽ là thời điểm giữa mùa xuân. Nếu bạn quan sát kỹ thì sẽ thấy mặt trời mọc chính xác ở phía Đông và lặn chính xác ở phía Tây, đây là điểm rất đặc biệt trong tiết thu phân tháng 9.
Những người sinh ra vào tháng 9 tính tình thường lạnh lùng, cứng rắn, quyết đoán, thông minh, cương trực, rất thông minh, nhanh nhẹn. Hoặc nhiều người còn có cách sống cô độc, ít giao du bên ngoài, thích một mình, rất ít bạn bè, tâm lý còn có xu hướng độc đoán và hơi bảo thủ.
Tháng 9 Dương Lịch gọi là September bắt nguồn từ gốc Latin Septem- nghĩa là 7 ( vì theo Lịch nguyên thủy của người La Mã September là tháng thứ 7 của năm chứ không phải thứ 9. Từ Tháng 9 đến tháng 12 tên gọi của tháng đơn thuần đặt theo số đếm thứ tự của nó trong Lịch La Mã. Đó là Tháng 9 Dương Lịch, còn Tháng 9 Âm Lịch còn gọi là Tháng con Chó hay còn gọi là tháng Tuất, gọi theo tên loài cây là Cúc Nguyệt, tức tháng Hoa Cúc
SẮM LỄ CÚNG MÙNG 1, NGÀY RẰM THÁNG 9 ÂM LỊCH
Lễ cúng vào ngày mùng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay, các gia đình cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ ngày mùng Một và ngày Rằm tháng Chín âm lịch chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị:
- - 1 hũ rượu
- - 1 lọ hoa tươi
- - 1 đĩa quả tươi
- - 1 cốc nước
- - Trầu, cau
VĂN KHẤN MÙNG 1 THÁNG 9 ÂM LỊCH
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các ngài Tôn thần cai quản trong xứ này
Hôm nay là ngày........ tháng..... năm .......
Tín chủ con là ......................................................
Ngụ tại........................ cùng toàn gia quyến thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch, Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cẩn cáo!
VĂN KHẤN NGÀY RẰM THÁNG 9 ÂM LỊCH
Dưới đây là bài cúng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin được nhiều người sử dụng trong dịp lễ Rằm tháng 9.
- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày Rằm tháng 9, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
******************************
Danh sách các ngày tiệc Tứ phủ trong tháng 9
- + Ngày 02/9: Tiệc Cô Bé Suối Ngang (Phố Vị Lạng Sơn);
- + Ngày 04/9: Tiệc Quốc Mẫu Âu Cơ;
- + Ngày 09/9: Tiệc Cửu Trùng Thiên Cung Vương Mẫu;
- + Ngày 09/9: Tiệc Vương Nữ Nhân Tông Hoàng Hậu;
- + Ngày 09/9: Tiệc ông Chín thượng;
- + Ngày 09/9: Tiệc Chầu Chín Cửu Tỉnh;
- + Ngày 09/9: Tiệc Cô Chín Sòng Sơn;
- + Ngày 13/9: Tiệc Cô Đôi Cam Đường ;
- + Ngày 19/9: Tiệc Cô Chín Đền Sòng ;
- + Ngày 20/9: Tiệc Công Đồng Bắc Lệ ( đồng thời là tiệc Chầu Bé Bắc Lệ và Tiệc Chầu Lục);
- + Ngày 28/9: Tiệc Vương Phi Thiên Thành Công Chúa Truy Phong Nguyên Từ Quốc Mẫu;
Danh sách các lễ hội trong tháng 9 Âm lịch
Lễ hội đền Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội):
Lễ hội này diễn ra ngày 4/9 Âm lịch (Âl) hằng năm, nhằm tưởng nhớ sự kiện Hai Bà Trưng khao quân khi vừa rút quân ở Tây Hồ về. Dân làng kéo cờ đại, giết trâu, giết bò, lợn, dê để tế hai Bà. Trong ngày hội này có lễ trình diện trâu; trâu này không chỉ béo tốt mà còn phải có quý tướng, nghĩa là theo kinh nghiệm phải lưng cầu, đầu quạ, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi; tương truyền như vậy sẽ giúp dân làng làm ăn phát đạt.
Hội chùa Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)
Lễ hội này diễn ra từ 13 - 16 / 9 (Âl) hằng năm, với rất nhiều trò chơi dân gian vui nhộn, nhằm suy tôn Thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không. Hấp dẫn nhất là cuộc thi bơi thuyền truyền thống trên dòng sông quanh chùa, thể hiện sự gắn bó của thiền sư với đồng đất, kênh rạch nơi đây.Ngoài ra còn nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người... phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
Lễ hội chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnhThái Bình)
Lễ hội chùa Keo diễn ra từ ngày 13-15/ 9 (Âl) hằng năm, với nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước là Không Lộ thiền sư. Lễ hội vừa mang tính chất nông nghiệp, đua tài giải trí, vừa mang tính chất của một lễ hội lịch sử và cả xâu chuỗi các hành động; trong đó những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian hòa quyện vào các nghi thức tôn giáo.
Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ, buổi chiều có các cuộc đua chải; buổi tối có cuộc thi kèn và trống. Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh thiền sư, sau lễ dâng hương đến đám rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh do người kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ... Chiều 14, tại tòa Giá Roi diễn ra nghi lễ chầu thánh mang tính nghệ thuật, đó là điệu múa cổ còn gọi là “múa ếch vồ”. Ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung.
Lễ hội Dinh Thầy Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận)
Lễ hội diễn ra vào ngày 14-16/9 (Âl) hằng năm
Tương truyền, thầy Thím quê gốc ở Quảng Nam, đức tài vẹn toàn.Năm Gia Long thứ 2, gia đình thầy bị kết tội tử hình oan.Trước giờ thi hành án, thầy được vua ban một tấm lụa đào để múa từ biệt vua. Tấm lụa đã quấn lấy vợ chồng thầy, bay vào phương nam, đến Tam Tân (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận ngày nay). Thầy Thím thoát chết, từ đó cải trang thành một dân thường, bốc thuốc chữa bệnh, giúp đỡ dân nghèo ở đây bằng cách bốc thuốc chữa bệnh; đóng ghe thuyền giúp ngư dân; khẩn khai đồng ruộng.
Sau ngày thầy Thím mất, biết ơn công lao thầy Thím, dân làng đã lập đền thờ thầy.
Ngày nay, lễ hội Dinh Thầy Thím đã trở thành nét văn hóa truyền thống của không chỉ riêng người dân địa phương mà còn thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách khắp nơi về xin lộc ơn phước. Ngoài các nghi lễ được bảo tồn, phần hội với nhiều trò chơi dân gian thu hút du khách như: Chào Bả Trạo, diễn xướng tích thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, đan lưới, gánh cá đi bộ, thi kéo co… tạo nên một không khí náo nhiệt.
Ngày đàn sóc đầu tháng và 15 tháng 9 - xin quý anh chị em giữ Thanh Tịnh 3 Nghiệp: Thân - Khẩu -Ý
- Thân: Xin đừng làm các việc ác, sát sanh, hại vật, du đạo, tà dâm
- Khẩu: Xin đừng nói lời ác độc, đừng vọng ngữ, đừng lưỡng thiệt, đừng rủa sả ta - người.
- Ý: Xin giữ lòng thanh tịnh, không tham - sân - si, không vọng động, không khởi tà niệm.
Tổng hợp