Tháng 10 âm lịch tuy không phải là một trong những tháng được mong chờ nhất trong năm nhưng cũng rất quan trọng đối với người Việt. Vậy sắm lễ, văn khấn, bài cúng ngày rằm mùng 1 tháng 10 âm lịch như thế nào? Danh sách các lễ hội trong tháng 10 Âm lịch? Danh sách ngày tiệc Tứ phủ công đồng (Đạo Mẫu của Việt Nam) tháng 10 hàng năm? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu
Xem thêm ngay: Xem tử vi 12 con giáp tháng 10 âm lịch 2020
Tháng 10 âm lịch: Tháng Hợi
Tháng 1- - tháng của dây dưa. Tháng của vương vấn. Tháng của chuyển tiếp. Tháng của tương giao. Tháng của những gì kết thúc và bắt đầu. Tháng của những luyến tiếc cho những gì sắp qua và tháng của những gì ngỡ ngàng sắp đến.
Tháng 10 âm lịch là tháng Hợi, tức là tháng con Heo.
Những người sinh vào tháng 10 là người can đảm, bướng bỉnh và khá cố chấp. Đây có thể vừa là nhược điểm nhưng cũng là ưu điểm của họ.
Một khi họ đã quyết định một điều gì đó thì có long trời lở đất họ cũng không bao giờ đổi ý. Ngoài ra, những người này trời sinh đã được hưởng nhiều phước lành hơn người khác, trong cuộc đời thường nhận được nhiều may mắn bất ngờ.
Xem ngay: Ngày đẹp tháng 11 âm lịch 2020
SẮM LỄ CÚNG MÙNG 1, NGÀY RẰM THÁNG 10 ÂM LỊCH
Lễ cúng vào ngày mùng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay, các gia đình cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ ngày mùng Một và ngày Rằm tháng Mười âm lịch chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị:
- - 1 hũ rượu
- - 1 lọ hoa tươi
- - 1 đĩa quả tươi
- - 1 cốc nước
- - Trầu, cau
VĂN KHẤN MÙNG 1 THÁNG 10 ÂM LỊCH
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các ngài Tôn thần cai quản trong xứ này
Hôm nay là ngày........ tháng..... năm .......
Tín chủ con là ......................................................
Ngụ tại........................ cùng toàn gia quyến thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch, Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cẩn cáo!
VĂN KHẤN NGÀY RẰM THÁNG 10 ÂM LỊCH
Dưới đây là bài cúng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin được nhiều người sử dụng trong dịp lễ Rằm tháng 10.
- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày Rằm tháng 9, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
******************************
Các ngày lễ quan trọng trong tháng 10 âm lịch
Tháng 10 âm lịch ngoài cúng mùng một (1/10) và rằm (15/10) thì theo phong tục tập quán truyền thống sẽ có thêm ngày lễ hay Tết Trùng Thập (10/10) và lễ Hạ Nguyên (15/10) theo Phật Giáo thường được người dân tổ chức cúng lễ.
Về nguồn gốc xa xưa thì trong tháng 10 sẽ gồm có:
- - Ngày Tết Trùng thập bao gồm: Tết Cơm mới và Tết Thầy thuốc tháng 10 tổ chức cúng lễ vào ngày 10/10.
- - Ngày Lễ hay Tết Hạ Nguyên ngày lễ tháng 10 của Phật Giáo và theo phong tục diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm với mục đích răn dạy các phật tử làm điều thiện, tu tâm dưỡng tính.
Tết Trùng Thập, Hạ Nguyên là các ngày lễ tháng 10 âm âm lịch trọng đại
Do đó, các ngày lễ tháng 10 âm lịch có 3 ngày tết diễn ra trong hai ngày 10 hoặc 15 tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, các ngày lễ tháng 10 âm lịch ngày tương đối gần nhau và vì thế nhà nhiều người vẫn gộp ngày trùng thập vào ngày tết Hạ Nguyên. Hay nói cách khác có sự đồng nhất 2 ngày lễ lớn trong tháng 10 âm và thường hiểu Tết Thập (Tết Song Lập) là tết Hạ Nguyên, Tết cúng cơm mới, Tết các thầy thuốc. Vì thế mà có quan niệm có thể tổ chức các ngày lễ lớn trong tháng 10 âm này vào ngày 10 hoặc 15/10 hàng tháng mà không nhất thiết phải tổ chức vào đúng ngày theo nguồn gốc.
Đặc biệt, 10/10 âm lịch cũng là ngày chính tiệc quan Hoàng Mười (tín ngưỡng thờ Tam Tứ Phủ). Vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách ... để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông. Xem ngay: Đi lễ quan Hoàng Mười: Sắm lễ, văn khấn
Các lễ hội đặc sắc trong tháng 10 âm lịch
Tháng 10 đang đến, mời du khách cùng tham gia một số Lễ hội đặc sắc như:
Lễ hội cúng trăng (Ook Oom Book)
Lễ hội có truyền thống lâu đời của bà con người dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, diễn ra trong đêm rằm tháng 10 ÂL hằng năm; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng ruộng vườn được sinh sôi nẩy nở. Lễ cúng trăng được thực hiện trước sân nhà, trong khuôn viên chùa, hay một nơi rộng rãi trong phum sóc, không có bóng cây che khuất. Lễ vật là các loại sản vật trong mùa vụ tự sản xuất được, đặc biệt không thể thiếu là cốm dẹp.
Lễ vía bà Phi Yến
Vào trung tuần tháng 10 ÂL, nhân dân huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) lại long trọng tổ chức lễ giỗ bà Phi Yến – là vợ thứ của Vua Nguyễn Ánh. Lễ hội bắt đầu từ đêm 17/10; Ban tổ chức bày cúng các loại hoa quả, xôi, chè và đãi khách thập phương. Người dân cũng thành tâm cầu xin những điều tốt lành, sau đó tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây.
Ngày 18/10, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt. Sau phần tế lễ, nhân dân dự lễ và du khách sẽ được thưởng thức những món chay do nhân dân các khu dân cư quyên góp và thực hiện; cũng là để tưởng nhớ Bà đã bỏ mình trong một dịp lễ đàng chay tại làng An Hải.
Lễ giỗ bà Phi Yến mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của nhiều người dân Côn Đảo. Đây là một hoạt động văn hóa gắn với di tích, để những giá trị văn hóa của di tích An Sơn miếu cũng như những truyền thống tốt đẹp trong dân gian được lưu truyền mãi mãi.
Hội làng Nhị Khê
Hội diễn ra tại làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội; nhằm tưởng nhớ tới công ơn ông tổ nghề tiện gỗ thế kỷ 16 Doãn Văn Tài.
Vào ngày hội, thợ tiện ở các tỉnh kéo về rất đông. Tương truyền, dưới thời Vua Lê Chúa Trịnh, có một người tên là Đoàn Tài, từ nơi khác đến truyền nghề tiện cho dân làng. Từ đó dân chúng suy tôn cụ là tổ nghề tiện Nhị Khê và lấy ngày 25/10 ÂL hằng năm - ngày mất của cụ để tổ chức hội làng. Trong ngày hội, dân làng tổ chức tế tổ, cúng tế, dâng lễ vật lên tổ sư, đánh cờ, hát chèo.
Lễ hội đền Nguyễn Trung Trực
Lễ hội mở ngày 18-19 tháng 10 ÂL hằng năm ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới (An Giang) để tưởng niệm và ghi nhớ công lao của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Phần lễ cơ bản có các nghi thức cổ truyền bao gồm: lễ tế đàn cả, lễ tế cụ Nguyễn, lễ dâng hương... Phần hội với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật với những tiết mục biểu diễn góp phần làm không khí lễ hội trở nên sôi động. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, chơi cờ người, thi múa lân sư rồng, thi cộ hoa, thả hoa đăng trên dòng sông Kiên...
Kể từ năm 2003 trở đi, lễ hội đền Nguyễn Trung Trực được xem là một trong những sự kiện văn hóa lớn mang tầm cỡ quốc gia với nhiều hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc, thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Trước hội khoảng một tuần, hàng trăm người từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã kéo về đền cùng nhau sửa sang, lau chùi lại đền thờ, dựng trại, đắp lò nấu cơm... thành tâm như con cháu lo cúng giỗ cho ông bà.
Tổng hợp