04/06/2021 11:50 View: 3771

Văn khấn cúng mùng 1, ngày rằm tháng 11 Âm lịch

Tháng 11 âm lịch trở đi là Thiên Khai Ư Tý, tháng rất quan trọng đối với người Việt. Vậy sắm lễ, văn khấn, bài cúng ngày rằm mùng 1 tháng 11 âm lịch như thế nào? Danh sách các lễ hội trong tháng 11 Âm lịch? Danh sách ngày tiệc Tứ phủ công đồng (Đạo Mẫu của Việt Nam) tháng 11 hàng năm? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu

van khan mung 1 ngay ram thang 11

Xem ngay: Ngày đẹp tháng 11 âm lịch 2020

THÁNG 11 ÂM LỊCH: THÁNG TÝ 

Tháng này còn gọi là tháng trọng đông, tháng của những yêu thương ngọt lành, tháng chuyển mình khi đông đã tới

Một số người (nhất là các nhà lập lịch) còn thêm Can vào tên gọi của tháng nên có tháng Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý tùy theo từng năm âm lịch. Nhưng gọi là tháng Tý là dễ nhớ hơn so với Giáp Tý, Bính Tý v.v do nếu không nhìn vào lịch thì rất ít người nhớ nổi đó là tháng ??? + Tý.

Trong số 12 con giáp, chuột được chọn và con vật tiên phong, dẫn đầu, bởi vậy những người thuộc tuổi này thường có tài năng lãnh đạo, quản lí rất tốt. Hơn nữa, những người tuổi Tý còn được mọi người ngưỡng mộ bởi sự thông minh, sáng tạo, nhanh nhẹn tháo vát của mình.

SẮM LỄ CÚNG MÙNG 1, NGÀY RẰM THÁNG 11 ÂM LỊCH

Lễ cúng vào ngày mùng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay, các gia đình cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mùng Một và ngày Rằm tháng Mười Một âm lịch chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị:

  • - 1 hũ rượu
  • - 1 lọ hoa tươi
  • - 1 đĩa quả tươi
  • - 1 cốc nước
  • - Trầu, cau

VĂN KHẤN MÙNG 1 THÁNG 11 ÂM LỊCH 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các ngài Tôn thần cai quản trong xứ này

Hôm nay là ngày........ tháng..... năm ....... 
Tín chủ con là ......................................................
 
Ngụ tại........................ cùng toàn gia quyến thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
 
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch, Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cẩn cáo!

VĂN KHẤN NGÀY RẰM THÁNG 11 ÂM LỊCH

Dưới đây là bài cúng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin được nhiều người sử dụng trong dịp lễ Rằm tháng 11.

- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

 - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Rằm tháng 9, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

******************************

Thực hành tam tịnh trong rằm - mùng 1 tháng 11 âm lịch 

Tamlinh.org dặn toàn thể anh chị em giữ cho được Tam Độc Thanh Tịnh, Tam Độc diệt được thì Thập Ác không sanh: Tam Độc là Thân - Khẩu - Ý.

  • Thân Tịnh: Thân không tạo ác nghiệp: Không sát sanh, tà dâm, du đạo. Thân hành các điều thiện lành, đi chùa, cầu phước, phóng sanh, cứu khó trợ bần, hiếu thiện cha ông.
  • Khẩu Tịnh: Khẩu không nói các điều dữ, không lưỡng thiệt, vọng ngữ, chuyện không nói có, rủa sả người, rủa sả vạn vật, rủa sả bản thân, không thề thốt bất cẩn. Khẩu nên nói các điều thiện lành, phước đức, chúc người chúc mình an ninh phước thọ.
  • Ý Tịnh: Ý giữ thanh tịnh, niệm đọc thánh kinh, suy nghĩ điều tốt cho người, cho mình. Ý không khởi sanh ác niệm, trù dập người, vật trong trong đời.

Thực hành được 3 điều ấy gọi là Thực Hành Tam Tịnh.

Vì sao những ngày trăng tròn và ngày không trăng luôn là đàn sóc?

Vì ngày ấy hoặc dương khí sanh, hoặc âm khí sanh.

Do âm dương sanh trưởng đó mà tinh tú chiếu diệu, Thần Thánh vân du tứ hải để chép biên tội phước của người đời.

Ở các pháp đàn, bảo sát, điện thờ...nhân gian thượng tấu sớ dâng, kinh kệ phụng hành. Cho nên Chư Thánh Thần Tiên Phật phải quán đàn, giám đàn, việc Phước thấy liền, việc ác ghi liền vào sổ bộ. Nên những ngày này thiên hạ thường kiêng cữ các việc ác, năng làm các việc lành là như thế.

Quý anh chị em nên quét dọn lau chùi bàn thờ chư Thần Tiên Thánh Phật, bàn thờ gia tiên cho tinh sạch, chưng hương đăng hoa trà quả cho tinh tươm.

Giữ cho bàn thờ đàng hoàng trang nghiêm thanh tịnh, thì khí hoá hoát khai, huyền cơ sẽ thấu.

Bước vô nhà, để coi đàn bà nhà ấy có hạnh nết không, người ta xem nhà bếp. Để coi đàn ông nhà ấy có gia can không, người ta coi bàn thờ.
Do đó mà mỗi tháng 2 lần Tamlinh.org đều khuyên các bạn thực hành Tam Tịnh, rất mong quý anh chị em cố gắng thực hiện. Phước báu ấy mọi người tự nhận chứ Tamlinh.org cũng không nhận thay được.

Có thể bạn quan tâm: Xem tử vi tháng 11 Âm 2020 cho 12 con giáp

CÁC NGÀY LỄ QUAN TRỌNG TRONG THÁNG 11 ÂM LỊCH

Danh sách các ngày tiệc Tứ Phủ trong tháng 11 âm lịch

  • + Ngày 01/11(có nơi ghi 10/11): Tiệc Phạm Ngũ Lão.
  • + Ngày 02/11: Tiệc Quan Lớn Đệ Nhị (Quan Thanh Tra Giám Sát - Đền Đồi Ngang);
  • + Ngày 02/11: Tiệc Chầu Đệ Nhị;
  • + Ngày 06/11: Tiệc Đản Nhật Vua Cha Nhạc Phủ Tản Viên Sơn Thánh;
  • + Ngày 10/11: Tiệc Chầu Mười Mỏ Ba ( Tiệc Chầu Mười Đồng Mỏ)
  • + Ngày 10/11: Tiệc Cô Mười Mỏ Ba (Tiệc Cô Mười Đồng Mỏ)
  • + Ngày 11/11: Tiệc Quan Lớn Đệ Nhị ( Tiệc đản nhật Quan lớn Thanh Tra Giám Sát);

Hội Đền An Lư

  • Thời gian: tổ chức vào ngày 11 tháng 11.
  • Địa điểm: xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
  • Đối tượng suy tôn: nằm suy tôn Trần Hưng Đạo, An sinh vương Trần Liễu (thân phụ Trần Hưng Đạo), Tuệ Tĩnh (danh y).

Nội dung: Lễ hội làng An Lư diễn ra từ ngày 11/11 âm lịch hàng năm. Tùy theo điều kiện mà lễ hội kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Trong lễ hội diễn ra các hoạt động như: cúng tế, dâng hương, chơi đánh đu, hát đúm nam nữ, chọi gà, cờ tướng. Điều đặc biệt cho huyện Thủy Nguyên và riêng làng An Lư là ngoài lễ hội tưởng niệm vị đại danh y diễn ra tại ngôi đền thờ ông, còn bảo lưu truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc địa phương như:
Họp phiên chợ Xưa vào sáng mùng một tết nguyên đán, có đầy đủ các sản vật địa phương và nhiều miền quê trù phú khác như. Tại đây, nhân mùa xuân mới người ta gặp gỡ, chúc tụng nhau những điều tốt lành, hy vọng một năm mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong suốt cả năm. Đền An Lư được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1990.

Lễ hội Gò Tháp, Đồng Tháp

  • Từ ngày 14 đến 16/11 âm lịch
  • Địa chỉ: xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp)

Đây là một lễ hội truyền thống Việt Nam có quy mô khá lớn tại Đồng Tháp, được tổ chức 2 lần một năm là ngày 16/3 và 16/11 âm lịch với ý nghĩa cầu an cho cuộc sống và sự tốt tươi cho mùa màng.

Khu di tích Gò Tháp gồm 5 di tích là gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và cụ Đốc Binh Kiều, mộ cụ Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ. Trong đó, tiêu biểu hơn cả là đền thờ cụ Đốc Binh Kiều và miếu Bà Chúa Xứ.

Cụ Đốc Binh Kiều hay còn gọi là Nguyễn Tấn Kiều, Lê Công Kiều hay Trần Phú Kiều, trong dân gian gọi tôn là Quan Lớn Thượng; là Phó tướng của Võ Duy Dương trong cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Đồng Tháp Mười vào nửa cuối thế kỷ 19.

Khi cụ Đốc mất, nghĩa quân đem thi hài ông về chôn cất tại đồn Trung ở Gò Tháp, đồng thời cũng làm vài ngôi mộ giả để nghi trang. Hiện nay, ở Gò Tháp có đền thờ chung cả cụ Đốc và chủ tướng Võ Duy Dương. Hàng năm, từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 11 (âm lịch), đều có tổ chức lễ hội để tưởng niệm.

Tổng hợp