Thường tâm lý cứ nghĩ đến ở đây có vong ma, ở kia có vong ma… là sợ đến 99%. Thế mới có những câu chuyện ma kinh dị khiến bao người xem hãi hùng nào là đòi nợ máu, nào lạ dọa nạt con người, nào là chiếm hồn nhập xác, nào là quấy quả không cho ai sống…, hiếm khi người ta xây dựng hình ảnh một anh/chị/cô/chú vong ma hiền lành dễ thương hay kiểu “hoa hậu thân thiện” cả. Vậy vong ma có đáng sợ thật không?
Vong ma là gì?
Trước khi nói về vấn đề nhạy cảm này. Có lẽ phải nhắc lại một chút thế nào là “vong ma” mà ta sắp nói đến.
“Khái niệm vong oan gia, vong linh gia tiên, vong tà, vong lang thang… gói gọn lại thì tựu chung đều là vong, hay nhiều người gọi là vong (ma).
Nhìn kỹ ra thì vong (ma) được xét đến ở trên là ai ? Là người. Chỉ khác là chúng ta là người sống còn họ là người chết.
Nhớ rằng ai chết đi cũng thành vong ma nên mới có câu đám ma. Đối với anh thì là vong bố mẹ ông bà anh là vong linh gia tiên, anh cung phụng, cúng bái và mong được các cụ phù hộ độ trì, các cụ đi theo anh. Nhưng đối với hàng xóm hay người không trong họ anh thì chỉ đơn giản là vong ma mà thôi, và nhìn chung người thường chả ai muốn mình bị “vong theo” cả.” - Trích phẩm 10 – Đạo Mẫu Kinh thư dẫn tu cơ sở - Tu đạo tại đời – Linh thiêng nơi cõi thực.
Vậy tạm xét đến vong ma là người chết, chứ không đề cập đến các loại vong thú hay cây cối già chết (hóa tinh)… Nói đi nói lại thì chưa nhìn thấy ma thì đa phần là sợ ma. Còn đã nhìn thấy hay nghe thấy, hay chỉ cần cảm nhận thấy vong ma thì về cơ bản là sợ hãi lẫn tò mò hay bị xen lẫn, chứ đã nhìn thấy, nghe thấy rõ thì chả mấy ai “bơ” đi mà sống theo kiểu chưa có gì xảy ra được.
Thường cái tâm lý cứ nghĩ đến ở đây có vong ma, ở kia có vong ma… là sợ đến 99%. Thế mới có những câu chuyện ma kinh dị khiến bao người xem hãi hùng nào là đòi nợ máu, nào lạ dọa nạt con người, nào là chiếm hồn nhập xác, nào là quấy quả không cho ai sống…, hiếm khi người ta xây dựng hình ảnh một anh/chị/cô/chú vong ma hiền lành dễ thương hay kiểu “hoa hậu thân thiện” cả.
Đó là chuyện ngoài đời, chuyện trên phim. Còn thực tế những người có dị năng đã cảm âm, nhìn nghe được vong ma và đã từng có những đối thoại, chia sẻ hay những kỉ niệm tự bản thân trải qua cùng vong ma, sẽ thấy khác rất rất nhiều.
Vong ma sao lại tác động đến người trần?
Vong ma là người chết. Nhưng người chết này sao lại đến bên ta? Sao lại vây quanh ta? Sao lại hù dọa ta? Sao lại giúp đỡ ta?...
Trước tiên đó là bởi duyên nghiệp tiền kiếp hay hiện kiếp của anh với những vong ma. Nay khi chết người ta nhớ về quá khứ (nhiều kiếp) mà về bên anh báo ân hay đòi nợ hay muốn níu kéo đoạn duyên nợ lưu luyến khi xưa.
Nếu là vì duyên thì
Thường có chút tình cảm, có thể là người thân, họ hàng, anh chị em, có thể là quan hệ vợ chồng, ân nhân … Hiếm khi họ làm hại hay có chủ ý làm hại ta lắm. Có chăng chỉ quanh quẩn ở bên, chứng kiến và chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của ta dù ta có biết đến họ hay không. Có khi dùng chút năng lượng yếu ớt của mình để giúp ta hay đỡ cho ta việc gì đó trong cuộc sống dương trần, …Duy có điều đã là nợ duyên thường họ ghét cái đám người loay hoay quanh ta để tán tỉnh hay “có ý đồ” với ta vô cùng. Gọi là”ghen” cũng chả phải quá.
Còn nếu là theo bởi nghiệp thì
Có thể là theo bởi nợ, bởi họ là oan gia nhiều kiếp của bạn hay của gia đình gia tiên bạn thì cũng hơi mệt. Lắm khi họ gây tác động khiến ta cáu gắt vô cớ, lắm khi ngáng trở công danh sự nghiệp tình cảm… đủ cả. Đó là vì ta nợ, gia đình gia tiên nợ người ta. Sống không đòi được chết đi người ta vẫn đòi. Có gì lạ đâu.
Vong theo do hợp
Còn một trường hợp nữa vong theo bạn là do thấy bạn thu hút mà theo. Bởi bạn có điều gì đó khiến vong họ yêu quý, thích thú, hoặc đơn giản là tò mò muốn đi theo: Có thể là tính cách, cử chỉ, hình dáng, hoặc một sự thu hút nào khác về những việc bạn đang làm (VD: Bạn đang tụng kinh thì vong nghe thấy và hay đến nghe). Đừng ảo tưởng do bạn đẹp bạn xinh quá mà vong theo. Thực ra nhan sắc trần thế của bạn đối với người đã chết nó mờ ảo như xem phim bằng màn hình đen trắng kèm thêm có chút khói mờ sân khấu nữa, nên xấu đẹp cũng na ná thôi.
Một dạng thức vong theo nữa (nói đúng hơn là ở bên cạnh) là bạn đang ở trên vùng đất họ được chôn cất, yên nghỉ. Tức là xét sơ sơ từ khi thành vong ma thì họ đã ở đấy trước bạn, theo suy luận cơ bản thì họ là chủ còn bạn là khách.
Trên đây là một số trường hợp vong theo người đời nói chung. Còn riêng với người tu đạo, đặc biệt là người căn đồng tu theo Đạo Mẫu ta thì 100% có vong theo. Bởi ta là một nam châm vĩnh cửu hút vong từ mọi nơi. Bất kể có duyên hay không duyên, có nợ hay không nợ, có quý hay không quý… cứ thấy người có căn đồng là vong đã bị thu hút rồi, và rất rất hiếm khi vong ma thông thường có thể thoát khỏi sự “quyến rũ” này. Đương nhiên, vẫn không phải vì bạn đẹp.
Mà vì căn cốt của bạn và cũng có thể vì bạn là người tu Đạo Phật, đạo Mẫu....
Nếu là người tu, vong theo bạn để làm gì?
- + Nếu là vong oan gia thì theo đòi nợ
- + Nếu là vong người thân, có duyên thì đi theo trợ giúp hay có việc nhờ vả
- + Nếu là vong tà ác thì đi theo tác động thậm chí làm hại hòng lợi dụng hoặc xô ngã trên đường tu để chiếm đoạn năng lượng bản nguyên và ăn cắp tín ngưỡng nguyện lực.
- + Nếu là vong thông thường thì đi theo vì quý mến người tu, cậy sở người tu giúp việc gì đó hoặc để được cùng tu tập, được giúp đỡ người tu nhận Thánh ân ban… Rất nhiều lí do không kể xiết.
Về cơ bản, những vong theo bạn ngoài trường hợp vong người thân hay oan gia, nợ duyên… đa phần còn lại là vong lang thang không có người thờ cúng hoặc thờ cúng không đủ nguyện lực hoặc bị “kẹt” lại nơi bạn đến ở vì họ không đi đâu được. Bởi nếu có con cháu thờ cúng gia trì tín tâm, họ đã đi theo con cháu họ để phù hộ cho nó, hay đủ tín nguyện lực thì đã đi đầu thai rồi. Còn quẩn quanh nơi người lạ như bạn làm gì?
Lại nói đến vong cũng có nhiều loại, nhiều kiểu: Vong tốt với ta, vong ác với ta, vong có pháp lực, không pháp lực, vong có đạo và vô đạo cầu đạo, vong người lớn trẻ con…Loại trừ trường hợp vong tà ác cần loại bỏ và dùng mọi biện pháp trấn áp hay tránh xa, thì những trường hợp còn lại đa phần vong đều hoặc là đáng thương, hoặc là rất đáng quý.
Tại sao vong ma đa phần đều đáng thương hoặc đáng quý?
Tại vì vong cũng là người. Chỉ là họ đã chết, đã và đang tồn tại ở thế giới tâm linh song song với thế giới chúng ta sinh sống. Họ cũng có hỉ nộ ái ố, có vui buồn sầu khổ, có hy vọng, có thất vọng, có niềm tin và cũng có những người cao đạo. Họ theo ta cũng chả phải là sung sướng cả đâu.
+ Oan gia oán ta thì oan gia đòi nợ, theo ta có khi là nhiều kiếp.
Bởi ta nợ họ và vì sân hận căm uất họ mới theo, chứ không nợ họ cũng chả rảnh hay cớ gì mà đòi rồi gây khó dễ cho ta. Sống lang thang lay lắt qua nhiều kiếp để đòi nợ khó có con cháu thờ cúng, chả có nguồn tín lực cùng huyết thống gia trì, là những vong ma đói khổ, tràn ngập tâm sân hận, oán trách, khổ đau… Khổ chứ sướng gì?
+ Vong có duyên với ta, yêu thương ta, giúp đỡ ta, quan tâm ta…
Dù họ có mất đi năng lượng còn ít ỏi, dù họ có phải theo ta bao nhiêu năm thậm chí bao nhiêu kiếp mà ta có khi chẳng biết họ hiện diện, có khi ta còn sợ họ, đay nghiến họ và đáng thương nhất là còn cố “giải vong” đẩy họ đi bất chấp. Họ cũng chả sướng hay cố ý làm bạn mệt mỏi. Có chăng bởi những cảm xúc thái quá và đôi khi quá chấp bởi không muốn thừa nhận:âm dương cách biệt, nên họ không đành lòng để bạn yêu thương ai khác kiếp này. Đó là họ sai, những vì quá quan tâm yêu thương nên họ ích kỷ. Con người cũng vậy nói gì là vong ma.
+ Những vong tu đạo có đạo hoặc cầu tu đạo, họ theo ta bởi quý mến ta có đạo, là đồng đạo đồng tu.
Đạo hàng nghìn nhánh, muôn vàn pháp… nhưng chung quy lại đều hướng con người đến chân-thiện-mỹ, đến yêu thương và tốt đẹp hơn. Người sống hay người chết có đạo đều là đồng đạo, bất kể theo đạo mang danh là đạo này, đạo nọ. Người sống phân biệt còn người chết có đạo thì ít khi tách biệt quá rạch ròi như vậy.
Người tu đạo tỏa ra một năng lượng đặc biệt, mô tả thì giống như một vầng sáng, vầng sáng này tạo thành bởi tín nguyện lực, công đức lực của người tu. Vong có đạo và cầu tu đạo mong muốn đi theo người tu đạo để có thể cùng tu tập cùng tiến bộ, hoặc có chăng khi giúp đỡ được người dương thế tu tập thì họ cũng đang tạo một phần công đức lực cho chính bản thân mình, giúp cho đạo hạnh bản thân được nâng cao. Đối với Đạo Mẫu ta, những vong ma giúp đỡ cho người tu đạo (con đồng) đều được ân duyên Chư Thánh soi xét ban công thưởng lộc (về phần âm) hoặc được hưởng một phần năng lượng khi Thánh giáng bóng đầu đồng nhân trong canh hầu. Chung quy là vô cùng lợi lạc. Nhưng là lợi cho cả hai phía, cả vong linh và đồng nhân.
+ Vong ma theo người cầu cậy sở
Cũng có thể hay được dẫn tu, được khai sáng trí huệ, cầu pháp để giải thoát khỏi sân hận hay những trói buộc trần gian… hay đơn giản là quý mến mà theo: VD: Cậy sở (báo tin cho người nào, giúp đỡ ai, truyền lời, hoặc là những âm binh theo cầu nương nhờ người tu hoặc theo người tu vì được chỉ định (gia binh, gia nô binh)…), được nghe tụng kinh cho thần hồn bình an, được bố thí vật thực (cúng chúng sinh, cúng lễ, nuôi binh), xin được giải oan hay giải thoát xiềng xích vong tà ác (một số vong linh lang thang bị vong tà ác giữ làm tay sai hoặc lợi dụng) bằng cách tụng kinh dẫn âm sẽ giúp những vong này thoát khỏi xiềng xích…
Với những vong đó, thay vì bạn cảm thấy đáng sợ, hay cố tình xua đuổi…
- Có thể thông cảm thấu hiểu cho những oán hờn sân hận hay những sự cực khổ đói khát đáng thương không?
- Có thể xem họ là những người bạn, những người đồng tu không?
Khi đã thấu hiểu và chịu khó tĩnh tâm lại để thấu hiểu, bạn sẽ không còn quá oán trách oan gia, không còn sợ vong theo bên cạnh, không còn e ngại khi có vong cậy sở hay có ý giúp đỡ.
Có khi còn thấy hơi “oách”. Vì khi giữa dòng đời dương thế lắm trái ngang, xô bồ, giả dối hay nhiều khi thất vọng, buồn tủi, cô đơn một mình. Vẫn biết và có thể tin rằng luôn có những người bạn là vong linh bên cạnh, có người âm đồng tu đang khích lệ mình cố gắng, có người thân đã khuất và hữu duyên hay âm binh luôn che chắn giúp đỡ bảo vệ.
Lại có người nói:
Chà, chiều sao được nổi vong ma?
Rồi biết đâu đó là vong tà giả dạng. Tránh đi, đuổi đi cho khỏi phiền. Mà nói chung là họ SỢ. Thực ra
- - Vong ma thông thường có muốn quấy phá ngoài nghiệp duyên và oan gia sẽ không làm được gì bạn nếu bạn sống lương thiện, nếu bạn có đạo.
- - Còn khi những cậy nhờ hay đòi hỏi, quấy phá quá đáng ư? Bạn tỉnh táo phân biệt việc gì nên làm, nên giúp theo đúng khả năng và điều kiện hoàn cảnh, không quá đáng quá trớn. Bạn nghiêm túc và nguyên tắc thì vong ma cũng phải tôn trọng.
- - Còn vong tà mà tìm cách chống phá bạn thì là đương nhiên vì đạo khai ma khởi, bạn biết rõ chứ có phải không biết đâu? Đó cũng là một phần thử thách của đường tu. Đương nhiên phải chống lại ma tà, trấn áp ma tà. Và vẫn là phải tu mới làm được vậy. Nên nhớ: Ta không sợ cái gì thì nó phải sợ ta.
- - Còn trường hợp khi sức bạn yếu thế mà oan gia đòi nợ quá đáng, nghiệp duyên quấy phá quá độ hay vong tà “bắt nạt” bạn quá chớn, nếu là người thường thì cậy sở thầy pháp, thầy đồng hành pháp giúp đỡ. Nếu là con đồng thì bạn còn có thầy đạo, có các hành sai chốn tổ và dòng đồng, có Chư Thánh đứng ra can thiệp và bảo vệ cho bạn cơ mà. Biết thế chứ đừng vì thế mà ỷ lại nhé.
Những trường hợp khác, thì ta thấy đấy: Đều là đáng thương, đáng quý đó thôi!!!
Kết luận:
Vong ma đã từng là người sống trên đời, chỉ khác ta ở chỗ họ đã trải qua cái chết, đã trực tiếp biết được nghiệp quả kéo đến sau khi chết, đã biết những điều mà người đang sống là bạn không thể hiểu hết, họ đã nghe đã thấy rất nhiều điều, kiếp này sang kiếp khác, nơi này qua nơi khác….Nên suy cho cùng, họ hiểu cuộc sống hơn bạn, bạn học được từ họ nhiều hơn là bạn tưởng đấy.
Tâm người đời có khi còn đáng sợ hơn tâm ma. Mà sao chúng ta lại đi sợ ma hơn người nhỉ?
Vậy bây giờ, bạn đã BỚT SỢ MA chưa ???
Đồng thầy Tự Tuệ Trần - Trần Thêm