04/06/2021 11:50 View: 1336

Hồi ký tâm linh: Anh Năm sư huynh (Tập 6)

Điều anh lo vẫn là ngại mình sẽ phạm Giới Cấm ! vì các Sư Huynh đã kể là ngay sau khi mình học Đạo, sẽ có rất nhiều tình-huống sảy ra, mà nếu mình không lưu tâm, rất dễ dàng phạm Giới. Hơn nữa, anh Năm còn phải học thuộc lòng và áp dụng ngay các câu chú Căn bản

anh nam su huynh 6, that son than quyen

NGŨ TRÍ NHƯ LAI

Đức Phật Thích Ca dạy: 5 Vị Cổ Phật có từ trước khi Ngài ra đời. Gọi là Ngũ Trí Như Lai, thuộc Kim Cang Giới. Gồm có các Vị như sau:

1/- Đại Nhật Như Lai (大日如來) VAIROCANA:

Còn theo Phạn Âm là Đức Đại Tỳ Lô Giá Na (Mahavairocana). Biểu hiện bằng hai bàn tay kiết Ấn Chuyển Pháp Luân trước ngực. Là tiền thân của Đức Phật Thích Ca. Ngài thuộc trung tâm của Kim Cương Giới, biểu tượng cho Pháp Giới Thể Tánh Trí, và Ngài cũng là Vị Giáo Chủ Bí Mật của Mật Giáo. Chủng Tự của Ngài là VAM.

2/- Bất Động Như Lai 不動如來 ASOBHYA:

Hay A Súc-Bệ Như Lai. Biểu hiệu bằng Xúc Địa Ấn (tay phải để trên đùi, bàn tay úp xuống, chạm đất). Ngài ở phương Đông biểu tượng cho Đại Viên Cảnh Trí. Chủng Tự của Ngài là HUM

3/- Bảo Sanh Như Lai 寶生如來 RATNA SAMBHAVA:

Biểu hiệu bằng Tam Bảo Bố Thí Ấn (Tay phải để trên đùi và bàn tay ngửa lên). Ngài ở phương Nam, biểu tượng cho Bình Đẳng Tánh Trí. Chủng tự của Ngài là: TRAH

4/- Vô Lượng Quang Như Lai 無量光如來 AMITABHA:

Biểu hiệu bằng Thiền Định Ấn (Hai tay để ngửa, đặt trước bụng). Ngài ở phương Tây, biểu tượng cho Diệu Quan Sát Trí. Chủng tự của Ngài là HRIH

5/- Bất Không Thành Tựu Như Lai 不空成就如來 AMOGHASIDDHI:

Biểu hiệu bằng Vô Úy Ấn (Tay phải đưa ra, lòng bàn tay thẳng hướng về phía trước). Ngài ở phương Bắc, biểu tượng cho Thành Sở Tác Trí.
Chủng Tự của Ngài là AH.

THAI TẠNG GIỚI

Hôm đó, sau bữa cơm trưa, anh Năm ở lại nhà Sư Phụ suốt cho đến tối, chỉ trong một buổi chiều như vậy, mà anh Năm đã có được rất nhiều kiến thức về Đạo, anh được từ Sư Phụ đến các Sư Thúc và Sư Huynh thay phiên nhau kể, dẫn giải về Phật Giáo lược Sử. Đã vậy, có người còn sốt sắng cho anh mượn các cuốn Kinh của Đạo Phật nữa.

Từ đó anh mới biết được là Đức Phật Thích Ca đã giảng về các vị Cổ Phật thuộc Thai Tạng Giới 胎蔵界và Kim Cang Giới 金剛界. Mà cả trong hai Giới đó, Đức Đại Nhật Như Lai luôn là Vị Trung tâm của Giới, đồng thời chính là tiền thân của Phật Thích Ca. Anh sẽ phải thỉnh hình tượng của Ngài Đại Nhật Như Lai để thờ nữa, vì Ngài là Vị Giáo Chủ của Mật Giáo.

Thai Tạng Giới Mạn đà la Garbhadhatu mandala ग़र्भधतु मन्दल :

Là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như Thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi Tâm của Phật. Được sắp sếp thành hình Hoa Sen 8 cánh như sau:

  • Đức Đại Nhật Như Lai 大日如來 MahaVajrocanaंअहअज्रोचन, ở trung tâm, 
  • Đông là Đức Bảo Tràng Như Lai 寶幢如來ऱ्अत्नकेतु (Ratnaketu), 
  • Nam là Đức Khai Phu Hoa Vương Như Lai 開敷華王如来षम्कुसुमितरज (Samkusumitaraja),
  • Tây là Đức Vô Lượng Thọ Như Lai 無量壽如来(阿彌陀佛)आमित्भ Amitābha (Amitāyus) 
  • Bắc là Đức Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai 天鼓雷音如來डिव्यदुन्दुभिडिव    यदुन्दुभि Divyadundubhi (Divyadundhubhimeghanirghosa). 

Ở bốn góc có bốn Đại Bồ Tát:

  • Đông Nam là Đức Phổ Hiền Bồ Tát 普賢菩薩षमन्तभद्र (Samantabhadra), 
  • Đông Bắc là Đức Quán Âm Bồ Tát 觀世音आवलोकितेश्वर (Avalokiteshvara), 
  • Tây Nam là Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát 文殊師利菩薩ंअन्जुश्रि (Manjushri), 
  • Tây Bắc là Đức Từ Thị Bồ Tát 彌勒菩薩मैऐत्रेय (Maitreya).

Kim Cương Giới Mạn đà la (Vajradhatu mandala): Là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật.  Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của mạn đà la này. Bí Tạng ký viết: "Thai Tạng là lý, Kim Cương là trí".

  • Đức Đại Nhật Như Lai 大日如來मह अज्रोचन MahaVajrocana, ở trung-tâm,
  • Đông là Đức Bất Động Như Lai 不動如來आक्सोभ्य (Aksobhya)
  • Nam là Đức Bảo Sinh Như Lai 寶生如來ऱ्अत्नषम्भव (RatnaSambhava). 
  • Tây là Đức Vô-Lượng-Quang Như-Lai無量光如來आमितभ् (Amitabhà). 
  • Bắc là Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai 不空成就如來आमोघषिद्धि (AmoghaSiddhi).

......

Nhưng, điều anh lo vẫn là ngại mình sẽ phạm Giới Cấm ! Vì các sư huynh đã kể là ngay sau khi mình học Đạo, sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra, mà nếu mình không lưu tâm, rất dễ dàng phạm Giới. Hơn nữa, anh Năm còn phải học thuộc lòng và áp dụng ngay các câu chú căn bản như:

1/- Chú Hộ-Thân

2/- Chú Hộ-Pháp

3/- Chú Thỉnh chư Phật dùng cơm !

Nghĩa là trước khi ăn cơm, đũa sạch, cơm trắng, anh phải âm thầm niệm chú 3 lần, sau mỗi một câu chú thì dùng đũa sạch gắp một miếng cơm trắng, ăn. Đủ ba lần như vậy xong mới được gắp các thức ăn mặn và ăn bình thường. Anh đã được giảng nghĩa là bằng cách này, có đến 3 điều ích lợi:

  • a) Mình hàng ngày phải ăn cơm và phải niệm chú, mình sẽ không thể quên được là lúc nào cũng có Chư Phật bên mình !
  • b) Sau khi niệm chú đó, nếu trong thức ăn có Bùa tà, Bùa Mê, thuốc lú, sẽ được hoá giải.
  • c) Vì là đệ tử của Mật, nên mình đi đâu cũng kín đáo, không khoe khoang, do đó, chỉ nhìn cách ăn cơm, là mình có thể nhận dạng được người đó có là đồng Môn với mình hay không ngay.

4/- Chú Thỉnh Chư Phật rời khỏi thân thể của mình

Chú này dùng khi mình sắp đi vào các chỗ ô uế, chẳng hạn như vào nhà vệ sinh, hay vào bất cứ các phòng nào có giường ngủ... Ngay cả khi đi hớt tóc nữa! Vì nếu anh quên không niệm chú, khi tay của người thợ hớt tóc không “sạch sẽ”, thì ngay lập tức anh sẽ bị nhức đầu ! Mà cách để trị nhức đầu đó là... phải chạy ba chân bốn cẳng về nhà tắm gội !

...Các Sư Huynh đã kể cho anh nghe về những kinh nghiệm đó...họ còn nói:

-“Chỉ cần bất cứ ai, Nam, Nữ, mà thân thể ô uế, hoặc các Thầy tà đạo, khi họ vừa đi ngang qua mình một cái, mình sẽ thấy thái dương của mình nhói lên ngay. Lúc đó, nếu biết Thầy Tà, mình phải niệm chú Hộ Thân, còn nếu thấy là...là... các.. “Cô...Nhền Nhện ăn sương”...thì mình phải dzọt đi ngay chỗ khác! Nếu còn xề lại gần mà thả mồi dê gái !, thì đầu sẽ nhức như búa bổ, chẳng khác gì Tề Thiên Đại Thánh bị vòng Kim Cang siết đầu !”

5/- Chú tự trị khi bị Sưng, Trặc, trật khớp xương, Chú cầm máu.

Khi anh Năm đang cặm cụi viết các câu Chú vào quyển “Sách Mật” thì Sư Phụ nói:

“Môn phái mình có rất nhiều Chú, Phép để trị bịnh, nhưng Thầy thường dặn tất cả các đệ tử là luôn luôn dùng giới hạn, không dùng bừa bãi. Nếu mình có bệnh, hoặc ai đó có bệnh, trước tiên, phải đi cho bác sĩ, hoặc các thầy thuốc Đông Y để điều trị bằng Thuốc. Thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc gì cũng được. Bao giờ không chữa được bệnh, “cực bất đắc dĩ”, lúc đó, mình mới dùng đến Chú Phép để trị. Coi như là Phép trị bịnh của Môn phái chỉ dùng trong trường hợp cấp cứu hoặc các bịnh kinh niên, ngặt nghèo khó trị mà thôi !. Và em phải nhớ kỹ điều này, đây là lệnh của Sư Phụ dặn, cấm quên !”

Anh Năm phân vân:

-“Vậy còn mấy câu chú mà em mới chép như trị sưng trặc, cầm máu...thì sao Thầy? hổng lẽ máu chảy hổng cầm, chờ chạy tới bệnh viện...sắp hàng làm thủ tục...xong...chảy hết máu...chắc ...chít ngắc rùi?”

Sư Phụ cười đáp:

-“Mấy câu chú đó, coi như để phòng thân cho đệ tử, trong trường hợp luyện tập, nếu quên “Án 4 phương” đánh võ va chạm, bị sưng trặc, hoặc đổ máu, thì tự trị ngay tại chỗ.” Đồng thời, nên nhớ là các Phép gì cũng phải luyện, “vô luyện bất thành” chứ không phải đọc Chú như đọc tiểu thuyết, đọc truyện xong thuộc là làm được đâu nghen !”

Anh Năm ấp úng, rụt rè hỏi tiếp:

-"Vậy các câu Chú Phép này...chắc linh lắm hả Sư Phụ ?"

Thầy vẫn với nét mặt nghiêm nghị đáp:

-"Tất cả mọi sự đều trong vòng Nghiệp Báo cả, không có gì tuyệt đối 100% là Chú Phép làm hết ! tuỳ Nghiệp, tuỳ Duyên, cho nên trong Kinh mới có chữ "Cộng Nghiệp". Nếu Nghiệp của người bịnh còn thiếu 1$, gặp mình nhờ đã bồi đắp công đức, đang dư 1$, mình trị họ hết ngay, nếu không thì dĩ nhiên không được. !

Trong Kinh Phật còn kể, có lần chính Đức Phật Thích Ca bị bệnh nhức đầu, Ngài chịu như vậy suốt ba ngày mới khỏi. Các Đệ Tử của Ngài hỏi:

-"Bạch Phật, Ngài có Thần thông quảng đại, sao Ngài không tự trị cho mình, lại chịu 3 ngày như thế?"

Đức Phật dạy:

-"Tiền kiếp của Ta, khi là một đứa bé, Ta có đi ngang qua bờ biển, thấy một con cá rất lớn trôi dạt vào bờ thoi thóp, Ta đang cầm trên tay một nhánh cây nhỏ, Ta nhìn và thuận tay, nên đã dùng nhánh cây ấy, gõ gõ nhè nhẹ vào đầu con cá 3 lần. Nghiệp đó Ta gây, bây giờ Báo lại, cho nên ta phải chịu nhức đầu 3 ngày ..." 

Đó, mấy Chú thấy hông ? Chính Đức Phật còn phải trả Quả báo, huống chi chúng ta là phàm phu tục-tử, phép tắc tu luyện đến đâu? công đức cỡ nào mà lại đòi như Thần như Thánh hay sao ?"

Do đó, làm gì cũng suy nghĩ trước sau, dùng Phép Phật đôi khi không đủ Nghiệp Lực, việc không thành, đừng vội oán trách Chư Phật, sẽ tự gây thêm khẩu nghiệp biết hông?

6/- Chú trừ tai nạn...

Đến chiều, một sư huynh lại rủ anh chạy ra chợ mua thêm lễ vật “Hương, Hoa, Trà Quả” về làm Lễ nữa, và anh đã ngẩn ngơ khi nghe vị Sư Huynh đó nói:

-“Mua lễ vật thêm để chút nữa sẽ được “Ổng” cho chú mày lên “lon” Thiếu Uý” đó.!”

Tuy không hiểu gì, nhưng anh vội chở Sư Huynh ra chợ mua ngay. Đến khi làm Lễ đợt hai, anh thấy Sư Phụ ngắt một cái hoa vạn thọ trên bình hoa cúng Phật, bỏ vào trong một ly chứa nước, rồi Sư Phụ cầm ly đó bằng một tay Ấn lạ, (mà đến một năm sau anh mới được truyền và biết đó là Ấn “Bảo Thủ”).

Giống như hồi sáng, mọi người lại nghiêm trang đứng trước Bàn thờ Phật Hội, Sư Phụ cầm ly nước có hoa bằng tay trái, tay phải ông dùng 3 cây nhang đang cháy vẽ “Phép” về phía ly nước, tuy nhang cách ly nước khoảng một gang tay, mà anh Năm thấy cái hoa trong ly nước cứ quay vòng vòng, hoặc nhảy lên nhảy xuống theo hướng của mũi nhang mà Sư Phụ vẽ. Đến nỗi có lúc anh Năm tưởng như nước trong ly đang sôi sục lên vậy !

Sau khi làm “Phép” vào Hoa Vạn Thọ xong, Sư Phụ bảo anh quỳ xuống, hai tay nâng lên để nhận cái ly, xong anh phải lấy cái hoa đó ra, và... nhai, ăn hết luôn ! đồng thời cũng uống hết ly nước ấy !

Suốt đời anh Năm chưa bao giờ ăn sống một cái hoa nào, nên anh đã hơi ngài ngại, nhưng trước khung cảnh làm Lễ trang nghiêm, anh vội làm theo “lệnh” của Sư Phụ, và anh thấy, “Ôi, ăn cái hoa sao mà thơm và ngon ngọt quá...!”

Sau khi anh lạy là xong Lễ, thì các Sư Huynh đều đến chúc mừng cho anh, có một chú Sư Thúc nói:

-“Chú mày hên đó, nên mới ngày đầu mà đã được “Ổng” cho ăn bông rồi, ăn được phép này vô mình là khoẻ lắm, hơn nữa, tao thấy hồi nãy “Ổng” còn làm thêm một “Phép mạnh” vô bông cho mày nữa đó.”

Một Sư Huynh nói thêm:

-“Tất cả người trong Môn Phái, cả đời chỉ được 3 lần Lễ Thọ Bông mà thôi !, Chú mày bữa nay được một bông, cho nên tụi tao đặt là thiếu uý, hai bông thì như trung uý, còn ba bông là đại uý đó...ha ha ha...”

Anh Năm cười khoái chí:

-“Trời, tui đi lính gác cổng tiểu khu, chỉ là hạ sĩ, lớn hơn thằng binh nhất có một cấp hè ! Hổng ngờ bữa nay nhập Môn được lên tới Sĩ Quan làm Thiếu Uý...đã quá chời...”

Sư Phụ nghiêm nghị nói:

-“Thực ra, mọi người đây ai cũng đã biết trường hợp của Chú Năm là đặc biệt, vì thời giờ cấp bách, chú Năm phải lên võ đài, nên Thầy mới làm Lễ truyền như vậy, “túng thế, tuỳ thời” mà. Tất cả cũng đều do “Duyên, Nghiệp” cả, chứ đúng ra Thầy thường xem xét kỹ và thử thách trước khi nhận Đệ Tử !.

Học Mật, dễ có những phép lạ hơn người chút đỉnh, sẽ làm cho Đệ tử kiêu ngạo, đôi khi lợi dụng cái hơn người đó mà lấn áp người khác. Do đó, ai ai vào cũng đều phải tự tìm kiếm tất cả các Kinh Điển của Đức Phật mà đọc, để khai Tâm và tập Thiện.

Tuy nhiên, Thầy truyền Phép hôm nay, mà sau này cho dù Đệ tử có ở bất cứ nơi nào, nếu Phạm giới cấm, thầy cũng thu Phép về được dễ dàng.

Do đó, kể từ nay, phải biết mình đã chính thức là Đệ tử của Phật rồi, làm chuyện gì cũng phải cân nhắc sao cho thân tâm và trí huệ được tăng trưởng, khỏi rơi vào vòng Tà Đạo. Cố tập: “chuyện Thiện, chuyện ích lợi thì làm, chuyện ác thì không !

Rồi sẽ thành thói quen tốt luôn cho chính bản thân mình, mà những người chung quanh cũng ít nhiều được lợi lộc nữa... ”

-------------

Đọc trọn bộ: (Tập 1)            (Tập 2)               (Tập 3)                  (Tập 4)                         (Tập 5)

(Tập 6)                 (Tập 7)                    (Tập 8)

Tác giả Thày cư sĩ Atoanmt.

Ma