04/06/2021 11:41 View: 6485

Cách đốt vàng mã trong các đàn lễ: Quy tắc & ý nghĩa

Đã là mã, to bé cũng là mã ý nghĩa như nhau: vì dù làm cái thuyền bằng giấy to như bây giờ hay cái thuyền nhỏ bằng bàn tay ....hay cái hình nhân nhỏ hay bức tranh..... Thì tỉ lệ cũng không bằng cái thuyền chiến thật vậy nên to bé chỉ là hình tướng.

dot vang ma ngay xua

Ảnh mã man đàn tràng tiến thảo năm 1928 tại đền Hương Tượng phố Mã Mây Hà Nội (Ảnh Internet)

1. Vàng mã bắt nguồn từ lúc nào và có nghĩa gì lợi lạc ra sao?

Tục chôn người chết của người Á Đông nói riêng và thế giới nói chung về đời thượng cổ: một khi có người chết hay hiến lễ theo có đồ tùy táng, tiêu biểu là người sống (vợ người đã chết còn sống và các nô lệ hoặc người hầu, cũng như những đồ dùng mà người đã chết sử dụng lúc còn sống đều chôn theo).

Những năm thuộc thập kỷ 70 của thế kỷ trước, những dân tộc phía Nam Châu Á (Lào – Miên - Thái - Miến ...) vẫn còn có tục lệ này. Ngay cả gần đây có những gia đình người Thái Lan vẫn chôn vợ người chết và đồ dùng hoặc bắt cóc các cô gái chôn sống theo người chưa có vợ mà bị chết trẻ hoặc trong các buổi tế thần của các bộ lạc cổ xưa đều hiến tế những sinh linh còn sống.

Theo đà văn minh của nhân loại nhất là các dân tộc Á Đông muốn thay đổi tập tục này.

Vào thời nhà Hạ (2205 tr. TL), người ta mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí: như chuông khánh, đàn sáo v.v... để chôn theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, nhưng có các bộ tộc vẫn chôn theo người sống.

Đến đời nhà Ân (1765 tr.TL), tục lệ đồ tế khí giả lại bị hủy bỏ và con người lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa, họ dùng toàn đồ thật và người sống để chôn theo.

Tục này đối với người chết hoặc thế giới bên kia bắt đầu được cải biến đôi chút từ đấy.

Đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất nhiên phải có kẻ hầu hạ người chết

Có một số bộ lạc không chôn theo người sống nữa. Thế là người ta lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo người chết.

Đến đời nhà Chu (1122 tr.TL), người Trung Hoa đã bắt đầu văn minh hơn, cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ đồng thời người chết đối với người chết, đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn.

Phong kiến đặc quyền đặc lợi trong việc thực hiện lễ nghi chôn cất. Từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để chôn theo các vua chúa đã chết; còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc nhất một thứ đồ giả thôi.

Nếu người thấp hạ nào mà dùng lễ nghi ngang với người sang, tức khắc phải tội "tiếm lễ".

Nhưng trong dân gian vẫn giấu diếm, dùng cách chôn theo người sống và đồ dùng, có khi cả súc vật cho người chết.

Không những thế, dã man nhất, độc ác nhất là vua quan phong kiến, còn đặt ra những tục: "tuẫn táng"; nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý của người chết khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết.

Theo lịch sử ghi chép lại Sách Tả Truyện chép: "Đời vua Văn Công thứ sáu, vua Trần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ngoài chôn theo vợ và thê thiếp cùng người hầu và đồ tùy táng ...... Còn chôn theo ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công. Người trong nước đó thời bấy giờ tỏ lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ Xa là người hiền đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa mai. Trong thơ đại ý nói: Ba anh em họ Tứ xa đều là những người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nỡ đem chôn sống để đi theo người đã tận số là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay" ...

Sau lần đó người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ Sô Linh, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ "Mộc ngẫu" như trước. Sách Trang Tử chép: "Vua Mục vương nhà Chu (1001 tr. TL) có người tên là Yến Sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết.

Đức Khổng Tử đọc đến chuyện này liền than rằng:

“Kẻ nào sinh ra tục chôn người theo với người chết là bất nhân”.

Mạnh tử cũng thuyết kẻ nào tế lễ trời đất quỷ thần bằng người sống thế mạng cho kẻ khác..... là bất nhân.

Đến thời nhà Hán, giới trí thức Nho học cảm động với lời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới bỏ tục lệ "tuẫn táng", không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra để ấp mộ. Còn các thức đồ ăn mặc ...của người chết kia, khi còn sống dùng những thứ gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí xung quanh phần mộ.

Từ đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy cỏ cây dó và vải rách, lưới rách đem chế ra giấy. Đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v... đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Sách Thông Giám cương mục chép: "Vì vua Huyền Tôn mê thuật quỷ thần và cũng muốn bỏ tục hiến tế người sống chôn người sống theo người chết cũng như tùy táng, tuẫn táng ... mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mã được.

Từ đó nghề làm vàng mã hình nhân ra đời.

Đến đời nhà Đường, Vua Đạt Tôn đương muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo & Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ: Dùng vàng mã thay đồ tùy táng dùng hình nhân thay cho tế người sống và tuẫn táng, đặc biệt còn chiếu ngày rằm tháng bẩy đốt vàng mã để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Thế là dân TQ lại được dịp đốt vàng mã vào ngày rằm tháng bảy để kính biếu gia tiên.

Nhưng chẳng bao lâu lại bị giới tăng sĩ Phật giáo và bà la môn công kích bài trừ, với lý do đồ bằng giấy không thể thay thế đồ thật và theo Phật giáo và bà la môn giáo tùy táng không giải quyết vấn đề gì “ tục của các dân tộc tây á là thả trôi xuống sông hằng hay thiêu người chết không tùy táng ...

Và cũng vì cho rằng việc đốt vàng mã vào ngày lễ trọng của đạo giáo Phật giáo đã làm cho cái lệ ngày 15/7 không còn có chính nghĩa nữa.
Phần lớn dân chúng Trung Hoa hồi đó đã tín Phật , cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là người Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã.

Vì chuyện này trong vài năm tục tùy táng và hiến tế đồ thật lại bắt đầu quay lại và chôn theo người sống cùng người chết lại trỗi dậy.

Phần nữa thất nghiệp, Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã.

Cũng có một số vị nho sỹ nhìn ra hậu quả của tục tùy táng đồ thật người sống đang quay lại vì không tin vàng mã có tác dụng thay đồ thật nên bầy kế cho một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người chết.

Họ bày đàn cúng các quan thiên giới, địa giới và nhân giới. Khi mọi người đương xuýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên.

Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng:

"Các thần thánh trong tam giới vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế". Mọi người lúc đó tin cho rằng hình nhân có thể thế mệnh được và được sống lại. Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng.

Chuyện này còn chép rõ ràng ở sách “Trực Ngôn Cảnh Giáo”.

Như thế, chúng ta thấy tục đốt vàng mã đến ngày nay là bắt đầu từ Ông tổ nghề giấy Vương Luân, đã rất thành công thay đổi được phong tục tùy táng và tuẫn táng người sống và đồ dùng thật.

Đi theo các việc tâm linh hiến tế hay tùy táng, đó là tiến bộ nhất định về mặt văn minh nhân đạo trong các nghi lễ tâm linh của các dân tộc Á Đông. Từ đó đến nay đã được 2000 năm (102-2018).

Dân tộc Việt Nam chúng ta hủ tục mê tín cũng chẳng kém thế, nhưng vì trước đây, chúng ta cũng tế lễ trời đất bằng vật dụng thật, trâu ngựa ... và cũng chôn đồ tùy táng cũng như chôn đồ dùng người sống theo người chết. Phong tục của chúng ta không khác những dân tộc Châu Á khác chỉ có cái là không chôn người sống theo người chết (ta phải nhớ những năm gần đây thôi những dân tộc phía Nam hay người Thái Lan (lấy Phật là quốc giáo) vẫn vụng trộm chôn người sống theo người chết ...

Trong lịch sử Việt nam thời nhà Trần có việc giải cứu công chúa Huyền Chân khỏi bị chôn sống tùy táng theo vua Chăm Pa ... là ví dụ về tính ưu việt của tục đốt vàng mã thay đồ tế khí và tùy táng của dân tộc.

tam toa thanh mau

2. Vàng mã trong Đạo Mẫu & tín ngưỡng dân tộc

Quay lại với Đạo Mẫu:

Vì dân tộc Việt nam hợp thành từ bản địa và di cư từ phương bắc " Động Đình hồ " (nhà Hạ) Tục đốt vàng mã cũng tốt.

Ta phải biết rằng ai có lòng hiếu cũng muốn hiếu kính gia tiên bố mẹ ông bà những người đã khuất những gì tốt nhất.

Trăm đạo chữ hiếu là đầu, bao gồm cả chăm sóc phụng sự khi sống và khuất

Trong đạo cũng vậy, ai cũng muốn dâng lên trời đất Thánh Thần những vật tốt nhất của mình để tỏ lòng biết ơn vì sự gia ân gia hộ của các vị Thánh Thần đối với mình nói riêng và dân tộc nói chung.

Nhưng đồ trâu bò thật, ngựa thật ... thì không phải ai cũng có và lại lãng phí.

Không phải nguyên bình dân hay các cộng đồng làng xã, ngay đến như vua Lê Lợi khi khởi binh có lập đàn cầu xin La Bình Công Chúa gia hộ để đánh thắng giặc Minh giải phóng đất nước.

Với lời nguyện của mình sau khi đánh đuổi quân xâm lược, vua Lê Thái Tổ dựng đàn tế lễ ba ngày khi lên ngôi và tri ân với Mẫu. Phong Công chúa La Bình với sắc hiệu: Lê Mại Đại Vương Diệu tín Thiền sư cao sơn Thánh Mẫu quản trưởng sơn lâm sơn trang.

Trong cuộc tế lễ đó đồ tế theo dùng rất nhiều voi ngựa và đồ mã … thay cho đồ thật. Vậy nên việc dùng vàng mã giấy như voi giấy ngựa giấy, hình nhân giấy thay cho đồ thật là việc văn minh tiến bộ trong tâm linh Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

Không giống những dân tộc khác không tin đồ mã thay được đồ thật cho đến hiện nay vẫn ép chôn người sống thay cho đồ tùy táng. Câu truyện trên là lịch sử là văn minh của tâm linh tiến hóa và phát triển.

Còn trong các đàn lễ tam tứ phủ việc đốt vàng mã cũng có nguyên tắc và ý nghĩa từng loại.

Hiện nay nhiều người đốt vàng mã trong đạo tràn lan nhưng mấy người hiểu mã đó dùng làm gì và bao nhiêu thì đủ ý nghĩa của loại mã đó ?

Rất ít người hiểu biết đúng và đủ mà chỉ nghĩ đó là trả mã với tiến thảo. Nhất là trong đàn mở phủ và đàn trả mã, loạn ơi là loạn, bầy vẽ tràn lan tốn kém vô cùng. Ta phải hiểu mã trong tam tứ phủ chia làm hai loại:

A: Mã là đồ phong tượng

Các loại mã có hình như là hình Thánh hay các Quan, các Chúa, các Chầu … hình tướng, mũ nội đàn là mã phong tượng.

Từ phong tượng có nghĩa như sau: Trong một ngôi đền hay điện trước đây, 100% thường thiếu mất cung sơn trang, thiếu tượng vua cha Ngọc Hoàng, hai quan Nam Tào, Bắc Đẩu, thiếu tượng sứ giả, thiếu tượng các Quan, các Hoàng, các Chúa, các Chầu, các Cô các Cậu, thiếu tượng dương niên dương cảnh nội đàn ngoại đàn...

Tóm lại là thiếu rất nhiều tượng pháp vậy nên khi mở phủ hoặc đàn lễ lớn người ta hay dùng mã sơn trang bao gồm động núi, chúa và 12 cô, mũ nội đàn (Ngọc Hoàng và các quan), Mũ tứ phủ ...

Ngoại đàn: Hình các tướng các loại, Thượng hạ trung tam ban ...

Việc này có ý nghĩa rằng các hình tượng và mũ mã đó thay vào tượng pháp để lấy chỗ cho các vị Tiên Thánh giá ngự.

Trên từ vua cha dưới là sơn trang .... các vị Thánh chúng có nơi giá ngự về để dự đàn nhận lễ. Nếu các ngôi đền điện có cung sơn trang và đủ tượng pháp không cần thiết loại mã này vì không có tác dụng. Chứ mọi người đừng nghĩ tất cả các loại mã là đồ bắt buộc. Có thể thay bằng bài vị giấy.

B. Mã tiến lễ

Bao gồm: Thuyền thoi voi ngựa hình lốt ... vật phẩm trang sức, tráp nón quần áo, đao kiếm, ... bằng giấy thay vào. Những loại này để tiến thảo vào các cung các sở.

Đốt mã này (thay cho đồ thật quá tốn kém) mang theo ý nghĩa dâng hiến và phần tín tâm của tín chủ với nhà ngài. Đây mới là mã tiến.

Đã là mã, to bé cũng là mã ý nghĩa như nhau: vì dù làm cái thuyền bằng giấy to như bây giờ hay cái thuyền nhỏ bằng bàn tay ....hay cái hình nhân nhỏ .hay bức tranh..... Thì tỉ lệ cũng không bằng cái thuyền chiến thật thuyền rồng thật của nhà Thánh vì ví dụ như cái thuyền chiến thì thật thì to lắm mã nào làm cho to giống thật vậy nên to bé chỉ là hình tướng.

Nên việc mã to đẹp chỉ là giành cho người sống xem còn Nhà Thánh nhận là sự tín tâm tín ngưỡng đi kèm với mã.

Nói vậy không phải là muốn mọi người đốt mã nhỏ.

Ví dụ: Ngày nào cũng ăn chơi tiêu pha, bữa nhậu vặt cũng tiền trăm, bữa pic nic cũng vài chục triệu, cafe mua sắm vật phẩm sử dụng đồ hiệu đắt tiền ... Nhưng đến lúc ra với Nhà Thánh thì mua toàn đồ tiền chục không ai có thể nói cái tâm cung tiến ở đây, khó mà nghe được. Không bỏ ra thì không bao giờ có về.

Đơn cử như ai có tâm cứ nhịn một năm quà sáng như bát phở hay thuốc lá, hoặc nhịn cà phê, hay lang thang trà đá vặt, gội đầu trong tiệm thôi chứ chưa nói loại tiết kiệm khác thì dàn mã lễ dâng Thánh cũng hoành tráng nhất nước.

Chứ cái lúc khổ rồi than không tiền, dâng Thánh mở phủ rồi kêu ca nhiều ít hay bầy đặt mã tranh ảnh lối cổ (mã tranh ảnh cũng được nhưng phải với người thật sự là không có cơ, cổ cũng có dùng mã to, mã tranh là vì không có tiền hay trong thời kỳ nội bài ngoại xích không dùng được mã công khai).

Việc con giầu một bó con khó một nén là bình thường ai mua mã cũng phải hiểu.

Có nhiều cái nhất là đàn hầu duyên hàng năm mà phong tượng sơn trang là thừa. Còn hầu đàn làm việc lại khác, phải chiếu theo đền điện mà làm.

Mã dâng đủ không thừa cũng đừng thiếu.

Ví dụ như sơn trang từ xưa cũng chỉ có tòa xanh rừng núi cây cối mầu xanh, bây giờ trắng đỏ như vậy là thừa trên trời không có núi lửa mà dưới biển cũng không có núi băng mà trắng với đỏ, lại còn núi vàng nữa… Nên nhớ có thể phong tượng ba tòa sơn trang nhưng riêng núi phải mầu xanh.

Ngày nay Vàng Mã với tay nghề cao Vàng Mã được làm rất đẹp cùng điều kiện kinh tế tốt của người dân mà nhiều người mua Vàng Mã phung phí, tốn kém và mê muội. Vàng Mã chỉ là vật phẩm để Bề Trên chứng rồi đốt tiêu hủy, không thụ lộc được và không chia lộc cho mọi người được. Nhưng do nhiều người chưa hiểu việc Tâm Linh sắm Vàng Mã đắt đỏ, lãng phí thay vì dùng tiền cung tiến hay giúp người (đây là mê tín dị đoan). Chúng ta nên mua sắm Vàng Mã hợp lý, gọn nhẹ để tiện dâng hương bởi Bề Trên chứng Đức chứng Tâm làm đầu còn việc dâng Vàng Mã lãng phí là việc của các cá nhân. Thay vì dâng Vàng Mã to đẹp, ta nên dâng Vàng Mã nhỏ gọn sạch đẹp trung bình là được (bởi Bề Trên có phép biến hóa Vàng Mã đẹp là do các Ngài biến hóa).

Có nhiều Thanh Đồng là Đồng Thầy được theo các Cụ Đồng từ cách đây 30 đến 40 năm vào những năm 1980 đến 1990 lúc đó họ Hầu Đồng việc mua sắm Vàng Mã đơn sơ và tiết kiệm. Nhưng cho đến ngày nay rất nhiều Đồng Thầy đã không thấy được cái Tâm trong việc dâng lễ mà hùa theo thời đại mua Vàng Mã to đẹp nhìn cho khóa lễ được sang được chảnh và lãng phí.

Việc dâng Vàng Mã là nét riêng của Đạo Thánh Việt Nam nhưng con dân lính ghế Thanh Đồng cần có kiến thức dâng lễ Vàng Mã cho đúng và tiết kiệm. Không nên để việc dâng lễ Vàng Mã lãng phí để người dân đánh giá, nhìn nhận sai về Đạo Tổ Tiên.

Tổng hợp