04/06/2021 11:51 View: 2972

Cầu siêu là gì? Nghi thức lễ Cầu Siêu cho vong linh?

Lễ cầu siêu là một buổi lễ được thực hiện một cách nghiêm trang. Lễ này nhằm tập hợp được nhiều người cùng nhau cầu nguyện, trì kinh chú, cúng thí thực cho chư linh. Nhờ vậy mà họ cảm thấy được sự quan tâm của người khác đối với mình, từ đó những đau khổ cô đơn của họ dần được xoa dịu.

cau sieu

Cầu siêu là gì?

Cầu siêu là hình thức cầu nguyện cho một chân hồn, một âm linh đang còn vướng mắc đau khổ bởi chấp niệm được buông xả mà nhẹ nhàng thong dong tự tại, chuyển sinh sang các dạng tồn tại thiện lành an lạc.

Lễ cầu siêu còn nhắc nhở những người còn sống phải năng tạo nghiệp lành để hồi hướng công đức cho người thân đã khuất, trợ duyên cho họ vượt qua bể khổ trầm luân bởi những tạo tác nghiệp lực đã gieo trồng từ quá khứ

Cầu siêu như thế nào?

Việc cầu siêu này có thể được thực hiện bằng cách giao tiếp trò chuyện, tâm sự bằng ý niệm, hoặc là tự nói chuyện với âm linh nhằm khuyên giải cho họ không còn phiền não, từ đó mới có thể thong dong tự tại chuyển sinh được.

Ngoài ra, còn có thể thông qua các nghi thức, nghi lễ cúng tế thí thực, trì niệm kinh chú để nhờ vào tha lực của chư vị thiêng liêng phù trợ độ duyên, nhờ vào cộng thiện nghiệp qua các việc thiện nguyện giúp chuyển hóa tâm tình ý niệm của âm linh. Từ đó mà họ cảm thấy nhẹ nhàng, cảm thấy an lạc, bớt đi phiền não. Quá trình tịnh hóa tâm thức ấy diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào nhiều yếu tố khác nhau như là việc thiện nguyện của những người tham gia thực hành thiện nguyện có được vô tư không, hay là làm vì để cầu tư lợi nào đó. Việc cầu nguyện của người tham gia đàn lễ nghi thức tế lễ cầu siêu có thực sự hồi hướng mãnh liệt, cảm ứng, quan tâm được đến âm linh mình mong muốn cầu siêu cho họ không. Nơi diễn ra pháp đàn có thực sự đầy đủ thanh tịnh trang nghiêm để có thể chiêu cảm được điển quang thiêng liêng của chư vị trọn lành giáng hạ mà giúp cho quá trình tịnh hóa tâm thức của chư âm linh nơi ấy được thuận lợi…

Nghi Thức Tế Lễ Cầu Siêu

Đây là một buổi lễ được thực hiện một cách nghiêm trang. Lễ này nhằm tập hợp được nhiều người cùng nhau cầu nguyện, trì kinh chú, cúng thí thực cho chư linh. Nhờ vậy mà họ cảm thấy được sự quan tâm của người khác đối với mình, từ đó những đau khổ cô đơn của họ dần được xoa dịu. Sau một thời gian thì tâm tình ý niệm của họ sẽ được tịnh hóa, họ có xu hướng chuyển sinh thành các dạng tồn tại thiện lành hơn, thong dong tự tại.

Nghi thức này cần có một người làm chủ lễ. Người này là người có sự tu tập nhất định, đạo hạnh càng uyên thâm càng tốt.

Tùy theo đối tượng mong muốn cầu siêu mà cần có thân nhân của họ có mặt thì buổi lễ sẽ được thuận lợi hơn, dễ cảm ứng, xoa dịu âm linh hơn.

Kế đến là những người có tâm ý mong muốn trợ duyên, hồi hướng đến chư âm linh trong việc xoa dịu tâm cảm của họ, giúp họ sớm tịnh hóa mà chuyển sinh an lạc.

Trong đạo Phật, để lễ cầu siêu đạt được ý nghĩa đúng như mong muốn cần phải hội tụ cả ba yếu tố: sự thành tâm ở người thân của người quá cố, oai lực của chư Tăng và kinh văn giáo lý nhiệm mầu của Đức Phật. Sự kết hợp này tạo nên một sức mạnh tâm linh có thể truyền tải, chuyển hóa rất mạnh đến thần thức của người quá vãng, giúp họ thoát khỏi cảnh giới khổ đau, tái sinh miền tịnh cảnh.

Trên bàn lễ cần có các pháp bảo, pháp khí như:

Ảnh tượng chư vị dẫn độ mà những người thực hiện pháp đàn cũng như đối tượng âm linh mà họ mong muốn cầu siêu tin tưởng. Ảnh tượng này có thể là một pho tượng, hoặc bức tranh đặt nơi trung tâm bàn lễ.

Cụ thể là nếu âm linh là người tôn giáo nào thì nên dùng ảnh tượng mà tôn giáo ấy tôn thờ thì mới có hiệu quả. Chớ âm linh là người Phật Giáo, mà lấy ảnh tượng không phải Phật Giáo thì làm sao âm linh ấy có thể cảm thấy thân quen mà cảm ứng tương tác được.

Một ngọn đèn dầu hoặc nến đặt ngay trước ảnh tượng chư vị dẫn độ ấy.

Một lư hương dùng để thắp hương với số lượng nên là số lẻ khi thắp như 1-3-5-7-9-12 cây hương tùy ý. Lư hương đặt trước ngọn đèn hoặc nến.

  • 1 chén trà nóng, 1 chén rượu, 1 chén nước trắng. Cả 3 chén nước nhỏ này cũng đặt trước lư hương.
  • 1 dĩa trái cây, 1 chậu hoa còn sống có đất trồng đầy đủ, không dùng hoa đã cắt cành. Hoa và trái cây này đặt ở 2 bên và phía trước ảnh tượng chư vị một chút.
  • 1 bát cháo trắng hoặc là thức ăn chay tịnh tùy ý. Tuyệt đối không cúng đồ có thịt cá trứng sữa hay có nguồn gốc động vật. 

Nếu có thêm cờ, phướn chiêu hồn trên ấy có hình ảnh chư vị dẫn độ hoặc là biểu tượng của các nền tôn giáo tín ngưỡng đặt nơi bàn lễ càng tốt.

Bàn lễ có thể đặt ở giữa nhà, ngoài sân hoặc nơi nào thuận tiện cho việc tập hợp nhiều người trì kinh chú, thông thoáng là được.

Sau khi bàn lễ đã chuẩn bị đầy đủ thì vị đàn chủ có thể tiến hành nghi thức tụng kinh chú cầu siêu.

Mỗi vị đàn chủ tùy theo pháp môn mình tu tập mà sẽ có các phần nghi thức và thời gian hành trì khác nhau.

Sau khi nghi thức kết thúc, các món đồ cúng là thức ăn đều có thể lấy dùng bình thường, không bỏ lãng phí. 

Siêu thoát là gì? Siêu thoát đi đâu?

Chư âm linh sau một thời gian được hồi hướng tụng kinh chú cầu siêu, có khả năng sẽ được tịnh hóa tâm thức, không còn vướng mắc, bám chấp mà mất đi sự tự do của mình.

Siêu thoát là trạng thái chư âm linh được tịnh hóa, trở nên nhẹ nhàng tâm cảm, không vướng mắc bám chấp các sự khổ nơi thế tục. Nhờ vậy âm linh sẽ chuyển sinh thành các dạng tồn tại thiện lành an lạc hơn.

Tam giới toàn thư