04/06/2021 11:44 View: 37634

Vong nhi có theo mẹ hay không? Làm gì để vong siêu thoát?

Thời gian qua, nhận được nhiều câu hỏi về nỗi niềm của những người mẹ đã phá thai, sảy thai, lưu thai: Rằng đứa bé có oán trách họ không, đã siêu thoát hay chưa, làm thế nào để cầu siêu cho vong nhi?.... Nay tôi vận dụng chút tri thức hạn hẹp, có đôi lời chia sẻ mong giúp các bạn phần nào hiểu sâu hơn và biết làm gì để con được sớm siêu sanh về cõi lành.

vong linh thai nhi, vong nhi, pha thai, say thai

Sự thọ thai khó khăn như con rùa mù bơi giữa đại dương, 100 năm mới ngoi lên mặt nước 1 lần

Trước tiên chúng ta cần hiểu, theo giáo lý nhà Phật, sự thọ thai không dễ gì có thể xảy ra, nó khó khăn như việc 1 con rùa mù bơi giữa đại dương mênh mông. 100 năm mới có thể ngoi lên mặt nước 1 lần, khi đó còn phải chật vật tìm cho ra khúc gỗ mục để bám vào đó. Sự thọ thai cũng khó khăn như vậy đó.

Sinh linh ấy phải trải qua bao nhiêu khó khăn, tu tập bao nhiêu kiếp mới có thể được làm người. Vậy mà, vì 1 phút thiếu suy nghĩ của người mẹ đã đang tâm đánh đổ biết bao nhiêu công đức tu tập hàng trăm thậm chí hằng ngàn năm của con, thì hỏi làm sao mà đứa trẻ không oán giận hay đeo bám mẹ chứ?

Lòng chúng đầy tổn thương và oán giận.

  • Đứa hung dữ cố chấp chúng giận dữ quấy phá không cho người mẹ cùng gia đạo yên ổn
  • Đứa hiền lành nó bám theo hoài đau khổ oán trách sầu não tại sao bị mẹ bỏ rơi.

Suy cho cùng đều đáng thương vô cùng.

Phá thai chính là tạo nghiệp đại sát với chính con mình.

Đại Lão Hòa Thượng Pháp Sư Tịnh Không ngài nói, một khi có sự thọ thai là thần thức liền xâm nhập. Nghĩa là dù thai 1 tuần, 3, 4, hay 5 tuần đều là một sinh mạng.

Đừng tưởng thai nhỏ là "1 cục máu" thì chưa phải là người. Quan niệm lệch lạc này gây hại khôn lường. Dù như thế nào thì vẫn là nghiệp sát rất nặng.

Đặc biệt không ít trường hợp vong nhi theo cha bé mà không theo mẹ. Tùy tâm lúc phá bỏ mà quyết định chấp niệm của vong nhi.

Vậy nghiệp báo của phá thai gồm những gì?

  • Thứ nhất, thọ mệnh bị rút ngắn, người mẹ có thể bị rút ngắn thọ mạng hay đau bệnh ốm yếu suy nhược hoảng loạn lo âu.
  • Thứ hai, hôn nhân có thể đổ vỡ. Từ khi phá thai gia đạo ko êm ấm vợ chồng lục đục đổi tính cãi vã thậm chí chia ly
  • Thứ 3 công danh sự nghiệp sau khi phá thai trở nên trắc trở bị tiểu nhân hãm hại thậm chí mất việc....
  • Thứ tư con cái đang sống sinh ra hay ốm đau, không ngoan hay bệnh tật khó nuôi...

Và còn rất nhiều nghiệp báo khác đau thương không kém..

Tuy nhiên các bạn sẽ thấy. Có không ít người phá thai nhưng họ vẫn có cuộc sống thuận lợi. Đừng vội trách ông trời bất công. Đó là vì kiếp trước họ tạo phước và họ đang hưởng cái phước đó. Nên cái nghiệp chưa đổ ngay. Mà có thể 5 năm 10 năm nữa nghiệp sát ấy mới đổ thì họa phúc vô lường.

Và đặc biệt những người đã ít phước, số phận lận đận mà phá thai nữa thì họ gần như rơi vào bế tắc không ngoi đầu lên nổi...

Như vậy, đọc đến đây các bạn đã ý thức được nhân duyên và nghiệp báo của việc này hay chưa? Đã nhất tâm sám hối hay chưa? Hay mãi vô minh tìm lý do cho mình?

Các con bị lưu, sảy do mẹ không biết thờ cúng để con bơ vơ còn tạm tha thứ..còn việc chủ động phá thai thì thật khó dung tha cho bản thân mình. Để mong cầu hóa giải. Cần hiểu, sám hối và thành tâm thực hành 4 điều kiện sau đây để vong nhi bớt oán giận và sớm siêu thoát:

THỨ NHẤT LÀ ĐẶT CHO CON 1 CÁI TÊN:

Một cái tên, một danh phận cho con sẽ không làm con tủi thân, một cái tên là được cha mẹ hoặc sư thầy ở chùa đứng ra đặt. Có mặt của bố hoặc mẹ vong nhi ở đó chứ không phải gửi ai đặt dùm. Một cái tên có họ cha mẹ đàng hoàng. Mẹ cảm nhận là con trai hay gái thì đặt tên thế ấy. Nếu không cảm nhận được thì đặt tên chung ví dụ như Thiện Tâm, Diệu Thiện....

Đừng bao giờ đặt con 2 chữ VÔ DANH. Hai cái chữ ấy nó đau đớn biết bao, các bố mẹ hãy đặt tâm mình vào mà làm. Bản thân mình có muốn tên vô danh không? Phải nghĩ làm sao cho đứa nhỏ không tủi phận trẻ mới tha thứ được.

Nếu làm lễ đặt tên ở nhà thì hãy báo với gia tiên trước rồi báo và cúng cho bàn lễ của bé sau. Lễ gồm đồ chay ( sữa bánh trái...)

Khi khấn vái dùng tâm thành tha thiết mà xin lỗi con.

THỨ 2 GỬI VONG CON LÊN CHÙA

Sau khi đặt tên con, lên chùa gần nhất trình bày với sư, xin cho con nương nhờ cửa Phật. Và xin nhớ cho rất nhiều người cho rằng gửi vong lên chùa là xong con được siêu thoát không theo nữa. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Các bạn nhớ cho gửi con lên chùa như dắt con đến trường. Cho con biết nơi biết chốn để đến đó tu tập. Gửi tên con vào đó là để được hồi hướng công đức tụng kinh. Để vong linh con được nhẹ nhõm hơn. Và con ở chùa hay theo mẹ vẫn là quyết định của bé.

Bạn thử mang đứa con đang sống, đến chùa dặn nó con ở đây tu tập ngoan đừng theo mẹ nhé. Rồi ra về xem nó có chạy theo liền không hay ở lại chùa? Thì Vong nhi cũng oán chấp gấp trăm lần như thế.

Cho nên muốn con chịu lại chùa tu tập thì sau khi gửi mẹ phải biết tu tập. Chăm lễ Phật. Vong nhi thấy mẹ tu mới biết tu theo. Chứ không phải nghĩ gửi con là con được siêu là sai lầm lớn.

THỨ 3 THÀNH TÂM SÁM HỐI VÀ CẦU SIÊU CHO CON:

Phải cho con thấu tỏ sự thành tâm, thường xuyên thường niệm trong đầu:

"Nam mô A di đà Phật. Con ơi, trước đây mẹ vì vô minh mà bỏ con. Nay mẹ đã biết tội rồi mẹ ngàn lần xin sám hối với con. Xin con tha lỗi cho mẹ. Xin con đừng oán giận mẹ, xin con buông bỏ khổ đau trần thế nương nhờ tam bảo để sớm sinh về cõi lành con nhé"

Phải thường xuyên khấn nguyện như vậy. Như lời xin lỗi con vậy

Vậy nên tụng Kinh gì cho vong nhi siêu thoát?

Người mẹ nên lên chùa xin thỉnh cuốn kinh Địa Tạng phát nguyện với chư Phật:  "Nay con xin phát nguyện thọ trì 7 biến ( hoặc 11 biến hoặc 21 biến) kinh Địa Tạng hồi hướng cho vong nhi của con được siêu thoát." Rồi về hành trì là rất tốt.

LƯU Ý: KHÔNG trì chú Đại Bi để cầu siêu cho con. Vì con là vong linh oán chấp. Nếu trì chú thần lực rất mạnh sẽ làm con hoảng sợ hoặc không dám ở bên ta. Như vậy không tốt cho việc cầu siêu độ cho con ( ma gặp chú Đại Bi thì chạy mất dép là vậy)

Người mẹ khi phát nguyện nếu phát tâm ăn chay 1 tháng 4 - 10 ngày rất tốt.

THỨ 4 MẸ TẠO CÔNG ĐỨC HỒI HƯỚNG CHO CON:

Mẹ chăm bố thí người nghèo khổ, cúng dường tam bảo, phóng sinh, giúp đỡ người gặp nạn. Khi tạo phước thì khởi tâm phát nguyện " Nam mô a di đà phật, nếu chút thiện duyên con đang làm được xem là công đức thì con xin hồi hướng công đức ấy cho hài nhi của con sớm được siêu thoát về cõi lành. Sớm xa lìa khổ đau trần thế"

Cứ như vậy khi hồi hướng công đức ấy vong nhi nhận được 3 phần. Mẹ nhận 7 phần. Cho nên cần tâm từ bi và lòng thành lớn. Sự kiên trì hành thiện mới mong hóa giải.

Các bạn thân mến. Viết ra thì đôi dòng nhưng thực hiện mới khó. Nhưng tâm tôi tha thiết mong mọi người đã phạm sai lầm: Xin hãy mau mau thành tâm sám hối. Để cho những đứa trẻ tội nghiệp ấy sớm thoát cảnh khổ đau.

Mong mọi người cùng chia sẻ cách thức này đến nhiều người để các con có duyên lành được giải thoát

Nguyện cầu chư phật gia hộ cho các vong nhi còn oán chấp trên thế gian này sớm được siêu thoát !

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát

***********************************

Hy vọng hướng dẫn này sẽ giúp ích được cho các mẹ đã từng lầm lỡ cũng như giúp vong linh các thai nhi sớm buông bỏ, tu tập, không chấp vào cha mẹ nữa.

Tuỳ duyên - tuỳ phúc giác ngộ !!!!

Chùa Tương Mai

(Sao chép, trích dẫn, diễn đọc hãy dẫn link từ website Tamlinh.org)