04/06/2021 11:35 View: 4519

Hầu đồng: Tu để làm thầy

Ngày nay việc khai đàn mở phủ, xuất thủ trình đồng chẳng hiếm gặp trong các đền, phủ điện đài trên dải đất hình chữ S. Bởi giá trị văn hoá đa dạng và rất đặc trưng của Hầu Đồng đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam.

tu de lam thay, hau dong

Phàm trần sao lắm trái ngang
Ai ơi đừng để vận màng tấm thân
Đừng ham lấy của phù vân
Của kia lấy dễ nhưng dần mất đi

Lại thêm 2 chữ “sân si”
Tham lam, sắc giới, từ bi không còn
Không lo 2 chữ “sắc son”
Miệng trần bóng thánh mỏi mòn kiếp tu

Sống không biết giữ hoà nhu
Điêu toa dối trá u mê cõi trần
Đến khi hết số về âm
Hồn lìa khỏi xác toàn thân ngục hình

Cực khổ tra tấn hồn linh
Oan gia trái chủ phận mình ai thương
Mau mau thức tỉnh cõi dương
Tu tâm tích đức cha thương mẫu dành

HẦU ĐỒNG

Việc số lượng đông đảo các đồng tân, lính mới ra hầu đòi hỏi một số lượng lớn các đồng thầy là người dẫn dắt con nhang để tử trên con đường tu tập để sang khăn sẻ áo cho đồng.

Cũng chính từ nhu cầu cơ bản ấy. Mà ngày nay tân đồng đã lắm mà đồng thầy thì quá nhiều... người người đua nhau ra đồng và nhà nhà đua nhau làm thầy.

Chỉ cần sau lần đầu tiên khoác lên mình chiếc áo bản mệnh ấy. Được lắc lư trong cung đàn, tiếng hát cùng tiếng trống dập dồn ấy thì dường như trong tâm trí của rất nhiều người, họ hiển nhiên là con nhà thánh, và đang tiến rất gần đến công việc là một đồng thầy!!!

Ba năm thử lính - chín năm thử đồng. Thời gian ấy được các cụ quy ước nhằm rèn giũa cho đồng được yên căn yên mệnh, được học đủ chữ được tích đủ duyên để đứng vững, ngồi bền đủ tài đủ đức mà sang khăn sẻ áo cho đồng... nhưng ngày nay thời buổi kinh tế thị trường. Đi chúng ta có tàu siêu tốc, cuộc sống chúng ta có những công nghệ siêu nhanh... nên các quãng đường từ tân đồng mở phủ lên Đồng thầy cũng trở nên siêu ngắn.

  • Có người chỉ cần tạ bách nhật thôi cũng đã đủ sắc, ấn, lệnh để mở phủ cho đồng, đã lên đến đồng thầy quyền uy và được bao người trọng vọng....
  • Có người tuổi đời chưa đến ba mươi, tuổi đạo kêu chưa tròn vành rõ chữ cũng đã làm thầy... ấy là cái lý lẽ có cung, ắt có cầu... có bán ắt có người mua.

TU ĐỒNG

Nhiều người trong chúng ta chỉ nghe thấy từ ra đồng chứ hiển nhiên ít khi nghe thấy ai nói đến Tu Đồng. Bởi có người được sinh không dưỡng, có đẻ không nuôi... vậy nên lớp lớp tân đồng về sau chỉ biết lên sập và tung tiền, hiển nhiên không hiểu về lề lối, chẳng rành rọt phép tắc...

  • Đã mấy ai ra đồng là tự sửa mình, cải tà quy chánh, cải ác làm lành... khởi việc thiện từ tâm, nghĩ việc lành, nói lời lợi lạc...
  • Đã mấy ai lấy cái thân của kiếp người làm điều thiện nguyện, lấy việc nghĩa của bề trên mà soi xét thân mình...
  • Đã mấy rèn tâm, sửa ý... nghĩ việc mình làm là xây đạo cứu đời????

Chỉ biết rằng: thời này các đồng ra nhanh quá, các đồng học nhanh quá, mà đường tu của các đồng ngắn quá....

  • Tu nhưng tâm không sửa còn tham, si ái dục... Tu nhưng thân không sạch còn sân hận, ghét thương
  • Tu nhưng ý không lành còn chia bè kết phái
  • Tu nhưng khẩu không yên còn chửi kẻ, dọa người?

Thế Mới Nghĩ:

  • Thời gian cho chúng ta tu, là thời gian cho chúng ta tự sửa, chúng ta học và rèn luyện bản thân... tự điều chỉnh hành vi, điều chỉnh thân, tâm, khẩu, ý
  • Sai chúng ta sửa, lệch chúng ta kê... nhưng hiển nhiên khi chúng ta đi đúng đường thì việc chúng ta làm phải là thiện nguyện!!!!

Nghĩ Lại:

  • Những tân đồng tuổi còn trẻ, đầu còn xanh, tuổi đời đôi giáp, tuổi đạo đôi trăng kia thì đã tu đủ chưa?
  • Đã tích phúc đủ chưa?
  • Đã học hỏi đủ chưa? Bản thân đã đứng vững ngồi bền, yên căn yên số chưa?
  • Mà sao đã được gọi là nở cành xanh ngọn?

Liệu trứng rồng ấy có nở ra đồng.

Ra đồng là các đồng tử nương nhờ vào cái tâm, các Đức, cái phúc, cái tài của thầy... mượn lời kêu tiếng khấn, để kêu thay lạy đỡ cho đồng!!!
Ăn mày Công Đức của thầy cũng từ đó mà ra.

Liệu tâm ấy, phúc ấy, Đức ấy, các đồng liệu có được nhờ!!!!

Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, trăm ông trăm phép, nghìn bà nghìn quyền... nhưng hiển nhiên ai có trí tuệ, có khả năng phân tích, biết phân biệt đúng sai thì chắc hẳn Sẽ tìm thấy đường tu... để không còn chỗ cho những đồng thầy kinh không rành một chữ, khấn chưa tỏ một câu.
Họa - Phúc là do chính chúng ta lựa chọn.

Xem thêm: Căn đồng: 3 năm thử lính, chín năm thử đồng

Bạch sao cho đáng chữ “đồng”
Đồng sang bóng sáng, phượng rồng quấn quây
Bạch sao cho đáng chữ “thầy”
Sống tròn tâm đức, vui vầy con nhang
Bạch sao cho đúng chữ “sang”
Giàu sang tình cảm, không màng sắc danh
Bạch sao cho đúng chữ “hành”
Cây phải có rễ, trên cành có hoa
Bạch sao cho đúng chữ “tà”
Tà là tà đạo, tâm xà hại dân
Bạch sao cho đúng chữ “ân”
Ân là ân đức, cứu nhân độ đời
Bạch sao cho đúng chữ “ngời”
Ngời là ngời sáng, trên đời thiện nhân
Bạch sao đúng chữ "thương dân”
Thương là cứu khổ, cứu trần độ âm
Bạch sao cho đúng chữ “lầm”
Lầm là lầm lỗi, tham tầm, tham lam
Bạch sao cho đúng chữ “cam”
Đồng cam cộng khổ, không ham bạc tiền
Bạch sao cho đúng chữ “hiền”
Hiếu trung,hiếu thảo, đức kiên một lòng
Bạch sao cho đúng chữ “lòng”
Nhất lòng tòng đạo, một dòng máu tiên

Hiểu đúng về lộc thánh sau khi hầu đồng

Có người thường nói lộc THÁNH có gai mà NHÀ NGÀI có mắt. Có người lại nói làm gì có THẦN THÁNH ban lộc chứ, điều này trái luật NHÂN QUẢ.

Có người khi trình đồng xong lộc lại đến ngay, họ làm ăn lên như diều gặp gió, có người lại trải qua một thời gian mới có lộc, hoặc có người hầu xong thì càng khổ, càng nợ nần chồng chất, càng mệt mỏi điên dại v,,v và vv. Vậy thì ta phải nhìn lộc THÁNH như thế nào để đúng luật NHÂN QUẢ đây?

Nếu tu tập, các bạn sẽ hiểu ra rằng LỘC THÁNH KHÔNG NẰM NGOÀI LUẬT NHÂN QUẢ

Ví như tôi gửi cho bạn một quyển KINH. Để có quyển kinh sách đó bạn ấy phải trải qua NHÂN .DUYÊN. QUẢ

  • NHÂN .- LÀ BẠN ẤY RẤT MUỐN TÌM HIỂU VỀ ĐẠO MẪU (hoặc đạo Phật, hoặc đạo Thiên chúa...)
  • DUYÊN -  LÀ BẠN ẤY GẶP TÔI Ở ĐÂY
  • QUẢ - LÀ BẠN ẤY NHẬN ĐƯỢC QUYỂN KINH ĐÓ

Vậy thì vì bạn ấy nhất tâm nên khi cần tôi sẽ gửi ngau, cũng như người mới trình đồng mà có lộc liền vậy. Vì đây vốn dĩ là lộc của cô ấy, cô ấy phải nhận được, còn sử dụng như thế nào là do cô ấy.

Có người cũng muốn tôi gửi kinh sách cho, nhưng không cần biết khi nào tôi gửi, tôi muốn gửi thì gửi không gửi thì thôi, thì người này cũng qua NHÂN DUYÊN QUẢ

  • NHÂN - LÀ CÔ CÓ THEO ĐẠO NHƯNG CŨNG KHÔNG THẤY QUAN TRỌNG GÌ, CÓ THÌ CÓ KHÔNG CÓ THÌ THÔI
  • DUYÊN - CŨNG LÀ GẶP TÔI Ở ĐÂY NHƯNG TÔI MUỐN GỬI LÚC NÀO THÌ GỬI KHÔNG GỬI THÌ THÔI
  • QUẢ - LÀ CÔ ẤY VẨN CÓ SÁCH, nhưng vì tôi thích gửi lúc nào thì gửi nên cô ấy không thể nhận sách ngay.

Cũng như khi trình đồng, tâm bạn nửa tin nửa ngờ nên lộc cũng đến nhưng không như ta đã nguyện. Còn khi có sách cũng phải do cô ấy có biết sử dụng không. 

Lại có người cũng hỏi kinh sách, muốn xi thỉnh kinh sách nhưng không biết vì lý do gì, có thể là sợ hoặc không cần nên không muốn nhận quyển sách đó. Vậy thì người này cũng trải qua NHÂN. DUYÊN. QUẢ

  • NHÂN _LÀ MUỐN TÌM HIỂU VỀ ĐẠO NHƯNG LÒNG CÒN LO SỢ, CÒN NGHI NGỜ NỬA MUỐN BIẾT NỬA LẠI KHÔNG CẦN
  • DUYÊN_ LÀ CŨNG GẶP TÔI Ở ĐÂY, NHƯNG LẠI ĐỂ TÔI CHỜ ĐẾN NHẬN
  • QUẢ - LÀ CÔ ẤY KHÔNG ĐẾN VÀ CŨNG KHÔNG CÓ SÁCH

THÌ CŨNG NHƯ NGƯỜI TRÌNH ĐỒNG MÀ LÒNG LO LẮNG, HOẶC DO HÙ DỌA MÀ RA LỂ, NHƯNG TRONG LÒNG KHÔNG TIN TƯỞNG NÊN ĐÃ KHÔNG CÓ LỘC MÀ CÒN VẪN KHỔ. NHƯNG NẾU LÚC NÀO ĐÓ CÔ ẤY MUỐN  - THẾ NÀO TÔI CŨNG TẶNG.

QUA 3 CÂU CHUYỆN TA THẤY LỘC ĐÓ CHÍNH LÀ CỦA TA, MẪU VẪN GIỮ CHO TA, KHI THA THIẾT CẦU XIN VÀ NHẤT TÂM THÌ TA SẼ CÓ LỘC NGAY. CÒN NHƯ NỬA TIN NỬA NGỜ THÌ CŨNG CÓ NHƯNG CHẬM HƠN. CÒN TUY BIẾT NHƯNG VÌ LO SỢ VÌ KHÔNG TIN TƯỞNG NÊN SẼ CHƯA CÓ, NHƯNG VẪN KHÔNG MẤT NẾU NGÀY NÀO ĐÓ NHẬN RA TA THỰC SỰ CẦN ĐẾN.

VÀ QUAN TRỘNG NHẤT LÀ 3 NGƯỜI NÀY SẼ SỬ DỤNG QUYỂN SÁCH ĐÓ NHƯ THẾ NÀO.

  • NẾU AI THẤY TRỌNG, ĐỌC XONG RỒI IN RA ĐỂ BAN PHÁT CHO MỌI NGƯỜI THÌ CỦA NGƯỜI ĐÓ SẼ CÒN HOÀI
  • CÒN AI ĐỌC XONG RỒI CẤT CHO MÌNH THÌ CHỈ CÓ MỘT CUỐN SÁCH MÀ THÔI
  • CÒN AI LẠI XEM QUA RỒI ĐỐT THÌ SẼ KHÔNG CÒN SÁCH MÀ ĐỌC.

CŨNG NHƯ VẬY, LỘC CHÍNH LÀ CỦA TA , LÀ PHƯỚC CỦA TA MÀ CÓ ĐƯỢC.

  • NẾU BIẾT CHIA SẺ THÌ PHƯỚC SẼ LỚN
  • NẾU CHỈ ÍCH KỶ LO CHO MÌNH THÌ CHỈ CÓ PHƯỚC THẾ ĐÓ THÔI
  • CÒN NẾU CÓ PHƯỚC MÀ LÀM ĐIỀU SAI TRÁI THÌ MỘT NGÀY NÀO ĐÓ SẼ KHÔNG CÒN ĐỂ MÀ HƯỞNG NỮA.

TU KHẨU

Miệng ăn miệng nói, miệng cười
Miệng đi nói chuyện cho người ta thương.

Với đường tu theo nhà thánh là mang miệng đến tâu, mang đầu đến lạy... Ấy vậy mà đầu tháng đến giờ nghe miệng đời những điều trái đạo, cái miệng từng tấu đối bề trên nay lại đi nói xấu, đi chửi người, ăn tất cả những gì ăn được, nói tất cả những gì nói được... vậy còn gì là đường tu khẩu. Một trong trăm đường tu... tu khẩu là khó nhất!!!

TU TÂM

Ai đi chùa, đi đền cũng nói nhất tâm... Ấy vậy mà chỉ cần người khác làm những việc trái ý, nghịch lòng là các vị nổi tâm sân hận... nhất tâm ở đâu khi đến cửa đình thần thì dùng tâm thanh tịnh tấu đối bề trên, nhưng bước ra khỏi đền thì tâm sinh lòng tham vô độ... Ai và thầy nào cũng muốn được tung hô, được chúc tụng thì tâm ấy là tâm gì? Nhất tâm đâu có chỗ cho những điều nhỏ nhen như vậy?

TU THÂN

Ra hầu cửa Thánh là trao thân, gửi phận vào đình thần tam tứ phủ, là nhờ ơn huệ của bề trên gia hộ cho bản mệnh được bình an, là đầu làm ngai, vai làm kiệu cho cha trên thiên mẹ dưới hạ giới chứng giám lòng son... Ấy vậy mà không ít người gối còn qùy trước tà ma ngoại đạo? tay còn chắp trước những điều nghịch lý trái lòng, mắt còn nhìn những dục vọng xác thân, tai còn nghe những lời nịnh nọt...

Vẫn biết thời thế thế thời... nhưng cái tâm đạo dạy con người hướng thiện thì đạo nào chẳng có... nhưng phép Thánh trao quyền cho lính ghế nhà ngài mà trao nhầm cho những kẻ có chữ tu... «miệng nam mô bụng một bồ... đô la» thì tìm đâu ra chân lý.
.....
Những người đang ngày đêm ăn cơm bốn phủ, những người cùng mang dòng máu lạc hồng, cùng phủ khăn đỏ cùng mặc áo đào... sao không coi nhau như anh em một nhà, sao không giúp nhau như người chung một tổ... tu là cho mình, cho gia đình mình, cho gia tiên nhà mình... nhưng cái tu mang công đức lớn nhất phải là tu cho muôn loài vạn vật...

Đừng vì lòng tham mà sinh tâm cầu vọng.
Đừng vì đố kỵ mà xuất tâm thù hằn.
Đừng vì nịnh bợ tung hô mà phát tâm mê muội...
Ôi ! Con
Mẫu, đạo Mẫu, đạo của mọi nhà

Tamlinh.org (tổng hợp)

(KHÔNG SAO CHÉP, DIỄN ĐỌC DƯỚI MỌI HÌNH THỨC)