04/06/2021 11:39 View: 1981

Hướng dẫn lễ rằm tháng Giêng chuẩn nhất

"Giỗ Tết quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" - Câu này của các cụ xưa truyền lại đã nói lên phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày rằm đầu tiên trong năm mới. Rằm tháng giêng hay Tết thượng nguyên được coi là thời điểm nên đi lễ để được ban lộc ban thuận, được ban phúc ban ơn. Khi được ban phúc ban ơn cũng tương ứng với việc cả năm sẽ được xuôi thuận bình hoà. Vậy sắm lễ và văn khấn rằm tháng Giêng như thế nào cho chuẩn nhất? 

di le chua ram thang gieng, tet nguyen tieu, tet thuong nguyen

3 nghi lễ của người Việt cổ

Trong hệ thống lễ Tết của người Việt cổ, có 3 kì lễ Tết được chia làm thượng - trung - hạ rất quan trọng. Đó là:

  • Tết Thượng nguyên - rằm tháng giêng
  • Tết Trung nguyên - rằm tháng bảy
  • Tết Hạ nguyên - rằm tháng 10

Theo đó thì Tết Thượng Nguyên để chúng ta hướng thiện cầu phúc, Tết Trung Nguyên để hướng địa quan xá tội (tháng cô hồn) và Tết hạ nguyên để hướng thủy quan giải ách (tiêu tan tai nạn)

Chưa bàn đến trung nguyên và hạ nguyên, Tết Thượng Nguyên được coi là thời điểm nên đi lễ để được ban lộc ban thuận, được ban phúc ban ơn. Khi được ban phúc ban ơn cũng tương ứng với việc cả năm sẽ được xuôi chèo mát mái. Vậy nên các cụ xưa mới có câu "Giỗ tết quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng" là vậy (câu nói "đi lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng giêng" cũng mang ý nghĩa tương tự.)

Ý nghĩa của rằm tháng giêng

Vì quan niệm rằng: Đi vào ngày khác, tháng khác thì chủ yếu chỉ kêu cầu được cho bản thân trong tháng đấy còn đi rằm tháng giêng thì kêu được cho cả năm, đồng thời, đây cũng cũng là thời điểm dễ nhất trong năm để chúng ta có thể hướng thiên < trời > mà xin phúc. 

Vì xin được cho cả năm nên đây là lúc trình bầy nguyện vọng, kêu cầu cho các dự định, mong muốn lớn của bản thân trong cả một năm tốt đẹp trước mắt

Thế cho nên, nếu bạn nào còn thắc mắc có nên đi lễ rằm tháng Giêng hay không? Hoặc "Có nên sửa soạn cẩn thận để cúng rằm tháng giêng hay không? Thì xin thưa là có, hãy cố gắng thu xếp để đi lễ vào rằm tháng giêng này. 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải hiểu khi đi lễ chùa vào rằm tháng giêng

Việc đi lễ dù vào thời điểm nào cũng là điều tốt cả. Không cứ gì rằm tháng giêng hay mùng 1.

Đi lễ chính là để tâm an, tiếp là để thể hiện tín ngưỡng với Phật Thánh, tiếp là để sám hối sân si trong cuộc sống, giúp cho tâm được giác ngộ để sống tốt hơn, thiện hơn, sau là để mong bề trên che chở cho cuộc sống thêm hanh thông thuận lợi

Việc đi lễ không thể biến không thành có, mà chỉ có thể biến có thành tốt hơn, biến nỗ lực ra kết quả. Vậy nên đừng nghĩ chỉ cần đi lễ mà không làm gì là sẽ có hết.

Cách sống chính là hạt mầm, hạt gì thì sẽ mọc thành cây đó. Hạt tốt thì cây tốt quả thiện, hạt xấu thì cây xấu quả ác. Đi lễ sẽ giúp cho quá trình từ hạt thành cây được nhanh hơn. Nhưng ở đời làm gì có chuyện hạt táo mọc thành cây mít ?

  • Người lười biếng, không làm, không cố gắng, thì lễ nhiều cũng đâu ra mà có lộc
  • Người sinh hoạt vô tổ chức, rượu bia thuốc lá, bay lắc cần ke thì đâu ra mà sức khoẻ dồi dào
  • Người tâm thái không tốt, mưu hèn kế bẩn, khôn lỏi quỵt nợ lợi dụng thiên hạ, thì đâu ra mà bình an
  • Người thả thính tùm lum, kén cá chọn canh, mắt để trên đầu, cái tôi quá lớn thì đâu ra mà tình duyên thuận lợi

Vậy nên lễ bái đến đâu, tinh thông thế nào thì cốt yếu vẫn phải từ cách sống cá nhân.

  • Sống không đủ tốt, cố không đủ lắm - lễ nhiều cũng vô dụng
  • Sống đủ tốt, tâm hướng thiện, nỗ lực đủ sâu, chăm chỉ cần cù, tâm thái bình hoà - trước mắt khó khăn nhưng sẽ sớm được thành tựu, sớm được an yên

Sau đây là hướng dẫn chuẩn bị cho lễ rằm tháng Giêng tại nhà 

Lễ cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 hay 15?

Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính rằm tức là 15 tháng Giêng âm lịch là tốt nhất và thời gian nên cúng vào buổi sáng sớm. Có thể cúng vào các giờ Mão (5h - 7h), giờ Thìn (7h - 9h).

Tuy nhiên không phải nhà nào cũng có điều kiện thuận lợi vì công việc bận rộn, nếu gia đình không sắp xếp được để cúng chính Rằm thì có thể cúng trước vào ngày 13 và 14 tháng 1 âm lịch

Thông thường, vào ngày này mọi người thường sắm hai lễ, một là lễ cúng gia tiên và hai là lễ cúng Phật. Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt.

Lễ cúng Phật trong ngày rằm tháng giêng

Các món ăn dành để cúng Phật đều phải là đồ chay, thanh đạm, sạch sẽ. Không cần chuẩn bị số lượng lớn, mỗi món ăn chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa, số lượng từ 10, 12 đến 25 món, bao gồm các món sau:

com cung ram thang gieng, le thuong nguyen

Ảnh: Tin tức Việt Nam

  • - Hoa quả, chè xôi
  • - Món xào chay không thêm nhiều hương liệu
  • - Các món đậu
  • - Một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.
  • - Bánh trôi nước

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Lễ cúng Gia tiên trong ngày lễ rằm tháng giêng

cung ram thang gieng, tet nguyen tieu, tet thuong nguyen

Cỗ cúng gia tiên chuẩn bị theo cách hiện đại (ảnh: Thu Hằng)

Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. Trong đó 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa còn lại gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Cần lưu ý trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Bên cạnh đó mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các loại vị. Vị mặn từ nước chấm, vị cay từ ớt, vị chua của đĩa dưa hành muối, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy phong vị để cầu mong an lành trong năm mới.

Tuy vậy, nhiều người cũng quan niệm rằng, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không thất thiết phải đầy đủ các món đúng theo phong tục tập quán. Người làm cỗ có thể cho thêm các món có tính mát, dễ ăn, sau khoảng thời gian bổ sung quá nhiều bánh chưng, giò chả, đồ xào mỡ dịp Tết Nguyên đán, ví dụ như món cá hấp, cá nấu riêu kèm thêm rau sống, một số món cuốn như cuốn thang, cuốn bỗng, hành cuốn củ quả… hoặc món thịt lợn luộc cuốn kèm thêm khế, rau thơm, lạc rang, chuối xanh...

co cung ram thang gieng

Các vật phẩm cúng rằm tháng giêng

Ngoài 2 mâm cỗ cúng Phật và cúng Gia tiên, trong ngày Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị thêm các vật phẩm cúng, bao gồm: Hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng

Các món cúng đều có ý nghĩa mong muốn mọi thứ được tốt đẹp, trọn vẹn, công việc sẽ suôn sẻ trong năm mới.

Văn khấn rằm tháng giêng:

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ............................................Ngụ tại:.......................................................................

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Chúc các bạn lễ lạc an lành. 

Tamlinh.org (tổng hợp)