04/06/2021 11:51 View: 1829

Nhận biết nghiệp Thiện và nghiệp Ác?

Có câu " thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", phàm làm điều thiện thì nhận lại điều thiện, làm điều ác thì nhận lại điều ác. Vậy nghiệp thiện là gì? Nghiệp ác là gì? Lấy nghiệp thiện bù lại nghiệp ác đã tạo được không? ... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu

nghiep thien ac

Bất cứ việc gì bạn làm cũng có thể trở thành Thiện nghiệp. Hầu hết những đau khổ mà chúng ta phải trải qua đều do chúng ta tự tạo tác nên, bởi lẽ chúng ta nghĩ về mình quá nhiều.

Cũng giống như một người điên không hề có tư duy mạch lạc, khi sân giận chúng ta có thể nói và làm những điều sẽ khiến chúng ta hối hận về sau. Trong tiếng Tạng, thuật ngữ này là “Nyonpa”, để chỉ một người nói mà không hề suy nghĩ, không hề phân tích.

Thiện nghiệp là gì?

Bất cứ điều gì bạn làm có thể mang lại lợi ích cho người khác ngay bây giờ hoặc mai sau thì đều là Thiện nghiệp. Trong Kinh ghi rõ rằng: "Bạn cần phải rộng lượng, nhưng bạn không được mang tới cho người khác những gì có thể gây tổn hại cho họ". Chẳng hạn bạn sẽ không được phép cho người ta sử dụng súng ống, không được mang cho thuốc độc, không được cho tiền để họ trở nên nghiện ngập hoặc nghiện rượu nhiều hơn. Cho dù có thể bạn mang lại lợi ích cho họ trong lúc này nhưng về sau bạn sẽ làm hại họ.

Bất cứ việc gì bạn làm cũng có thể trở thành Thiện nghiệp. Hầu hết những đau khổ mà chúng ta phải trải qua đều do chúng ta tự tạo tác nên, bởi lẽ chúng ta nghĩ về mình quá nhiều.

Đừng tạo thêm Ác nghiệp

Thiện nghiệp cũng như Ác nghiệp, đều là do tâm quyết định chứ không phải do hành động. Như vậy, Thiện nghiệp bắt nguồn từ tâm tốt đẹp của lòng nhân ái, từ bi, quảng đại và nhường nhịn trong khi Ác nghiệp xuất phát từ tâm ích kỷ, tham, sân. Khẩu nghiệp cũng như thân nghiệp đều do tâm kiểm soát. Khi tâm sân giận, miệng sẽ nói ra những lời nặng nề và thân sẽ gây sự ẩu đả. Khi tâm muốn có thứ gì, miệng sẽ nói rằng tôi muốn thứ đó và thân sẽ làm mọi cách để có thể có được. Như vậy cũng giống như mọi thứ đều phục tùng tâm, những điều tiêu cực cũng do tâm tạo, tâm kiểm soát hai nghiệp còn lại.

Vì vậy nên nguyên nhân của những gì tích cực hay tiêu cực đều là do tâm. Khi không nhận thức được tự tính tâm, thậm chí có lúc còn chẳng buồn kiểm lại xem tâm có tồn tại hay không, khi không hề kiểm chứng và thả mình thư giãn trong tự tính tâm, chúng ta sẽ thả cho tâm mặc kệ muốn tới đâu thì tới. Đối với những xúc tình, bất cứ ham muốn nào phát khởi, cho dù là thế nào thì nó cũng sẽ trở thành ông chủ, còn chúng ta chẳng hề có quyền lựa chọn. Chúng ta chẳng hề cố gắng chuyển hoá nó, khi sân giận nổi lên chúng ta cũng chẳng hề cố gắng kiểm soát, từ đó dẫn tới những hành động tiêu cực của thân và tạo ra ác nghiệp.

Lấy Nghiệp Thiện Bù Lại Nghiệp Ác Đã Tạo Được Không?

Có câu " thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", phàm làm điều thiện thì nhận lại điều thiện, làm điều ác thì nhận lại điều ác. Cho dù trong xã hội ta thấy còn nhiều điều chưa công bằng, có nhiều người ác vẫn nhởn nhơ trước pháp luật trong khi tạo tác bao nhiêu ác nghiệp. Đó là chưa tới lúc báo ứng, vì nghiệp thiện phước báu của họ trong quá khứ đang còn, nghiệp khi mà đã tới rồi thì không thể nào thoát được. 

Cũng có nhiều người tuy sống thiện lương, hiền hậu, sống tốt mà cuộc đời " thiếu may mắn" đó là vì nghiệp xấu của quá khứ chiêu cảm tới đời sống hiện tại, còn hiện tại tuy sống tốt nhưng tương lai nhất định sẽ nhận lại những gì tốt đẹp. 

Vậy nên " Lưới trời tuy thưa mà khó lọt , nhân quả báo ứng không chừa một ai".

Nghiệp ác do thân khẩu ý tạo nghiệp mà ra, nếu đã lỡ tạo rồi nên "sám hối" tội nghiệp. "Sám" là biết việc ác đã tạo, "hối" là từ bỏ không làm điều ác đó nữa. "Sám hối" là sám hối trong tâm mình chứ không phải lên chùa mới gọi là sám hối. Có nhiều người nói phải lo lên chùa sám hối mới được, thật ra sám hối ở đâu cũng được cũng tốt, miễn sao mình thành tâm là được. Sám hối ở chùa có điều tốt là lời sám hối, lời phát nguyện của mình trước điện thờ Phật giúp mình càng thêm tinh tấn quyết tâm trừ bỏ các điều bất thiện. Đó là tác dụng của "tâm đối chứng". "Tâm đối chứng" là tâm khi nghĩ khi biết có Phật, bồ tát đang dõi theo quan sát hành vi hành động của mình thì mình càng nổ lực làm tốt lên. 
Sám hối chỉ là bước đầu tiên của việc "ngưng thêm nghiệp ác". Còn bước tiếp theo chúng ta phải "làm thiện, nói thiện, nghĩ thiện", đó là chúng ta " tạo nghiệp thiện". 

Và nghiệp thiện bù lại hay giảm được nghiệp ác hay không tùy thuộc vào việc làm thiện thế nào, tâm người đó ra sao. 

Tâm hồi hướng dùng các nghiệp thiện để bù lại nghiệp ác thì nghiệp ác sẽ giảm. 

Người làm ác ví như bỏ nắm muối vào cốc nước, khi uống sẽ thấy mặn, còn làm thiện để bù lại việc ác như ta bỏ thêm đường vào ly nước muối, sẽ giảm độ mặn của muối. 

Như vậy, sự " sám hối" nghiệp đã tạo, " làm việc thiện" với tâm nhiệt thành trong sáng thanh tịnh, hồi hướng các việc làm thiện đó với tâm mong trừ nghiệp ác đã tạo thì sẽ làm nghiệp ác sẽ giảm trừ.