04/06/2021 11:37 View: 8292

Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng?

Thờ Thành Hoàng làng là một trong những phong tục thờ cúng rất phổ biến tại các làng quê Việt Nam. Vậy Thành Hoàng làng là ai? Tại sao lại phải thờ Thành Hoàng làng? Nguồn gốc và ý nghĩa tục thờ Thần Hoàng làng của người Việt?

tho thanh hoang lang, hoi lang

1. Thành Hoàng Làng là gì? 

Phong tục thờ Thành Hoàng ở nước ta được du nhập từ Trung Quốc. Nhưng không phải ý nghĩa của từ này ở hai dân tộc là hoàn toàn giống nhau:

  • Đối với bên Trung Quốc thì: Thành là cái thành, Hoàng là cái hào bao quanh cái thành. Và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành.
  • Còn đối với dân tộc Việt Nam thì: Thành Hoàng còn ám chỉ những vị thần hộ mệnh. Bảo vệ và ban phúc cho những người dân sinh sống trong thành lũy xóm làng, thôn xã.

2. Nguồn gốc tục thờ Thành Hoàng làng?

Việc thờ Thành Hoàng đã xuất hiện từ rất lâu đời và được tiếp nối qua rất nhiều thế hệ. Vì thế nguồn gốc của phong tục Thành Hoàng rất khó để nói chuẩn xác được bắt đầu từ khi nào và do ai khởi xướng. Nhưng trong một số văn bản lịch sử như Việt Nam Phong Tục có đề cập qua như sau 

  • Xét về tục thờ Thành Hoàng này từ trước đời Tam Quốc (Trung Quốc) trở về trước vẫn đã có. Nhưng chỉ đến thời Tống, Minh mới được phát triển và lan rộng. Cũng do chịu hơn 1000 năm Bắc thuộc nên dân tộc ta cũng ảnh hưởng bởi tín ngưỡng thờ Thần Hoàng từ phía bắc. Đến thời vua Đinh Lê thì bắt đầu được biết đến nhiều.
  • Xét về chủ ý việc thờ Thần Hoàng thì mỗi phương có Danh Sơn - Đại Xuyên ( sông to, núi lớn). Triều đình lập miếu thờ thần Sơn Xuyên (núi sông) ấy để làm chủ tể (người đứng đầu) giúp bảo vệ linh khí cho một phương. Kế sau, thấy được rằng có những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước. Thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đâu thờ đấy. Từ đó dân gian lần lượt truyền nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tể trong làng mình... Dân ta tin rằng: "Đất có Thổ công, sông có Hà bá; cảnh thổ nào phải có Thần hoàng ấy; vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân", vì thế mỗi ngày việc thờ thần một thịnh...

3. Vai trò và ý nghĩa việc thờ Thành Hoàng làng? 

Như đã nói, thần Thành Hoàng làng dù có hay không có họ tên, lai lịch. Và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ thể trên cõi thiêng của làng. Đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó.

Vai trò trên của thần còn có ý nghĩa hơn nữa, thần Thành Hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh. Bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng. 

than song to lich, thanh hoang lang

Thần sông Tô Lịch được ghi chép lại chính là Thần Long Đỗ. Long Đỗ (龍肚) hay Long Độ, còn được gọi là thần Bạch Mã, là vị Thành hoàng đất Thăng Long. Được thờ ở đền Bạch Mã, trấn phía Đông trong Thăng Long tứ trấn.
Thần sông Tô Lịch ( Tô Lịch giang thần ) là vị thần Thành Hoàng đầu tiên của nước ta

4. Các vị Thành Hoàng làng cần thờ tự?

Theo sách Việt Nam Phong Tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần Hoàng. Có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng:

  • Thượng đẳng thần:

Là những thần Sơn Xuyên, và các bậc thiên thần như Tản viên Sơn thánh,Liễu Hạnh công chúa... Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần.

Hoặc là các vị khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước. Lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Cũng có vị là nhân thần nhưng lại không được nhắc tới nhiều trong chính sử mà được nhắc tới nhiều trong dã sử và truyền thuyết như Đức thánh Tam Giang.

  • Trung đẳng thần

Là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng. Hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị.

  • Hạ đẳng thần

Do dân xã thờ phụng, không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần. Thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.

5. Ngày lễ Thành Hoàng làng?

Để thờ phụng Thần Hoàng, người dân đã lập nên những kiến trúc để thần ngự như Đình, Đền, Miếu. Rồi theo lệ ngày mùng và rằm dân làng đền Miếu để làm lễ vấn (theo nghĩa kính viếng). Miếu này còn gọi là "nghè", nơi gìn giữ sắc thần. Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu.

Tóm lại việc thờ Thành hoàng làng của người Việt, ngoài mang ý nghĩa tâm linh cầu bình an hạnh phúc thịnh vượng. Thì còn biểu hiện đạo Hiếu, sự biết ơn và mong muốn được đền đáp công ơn của thế hệ sau với thế hệ trước. Đạo Hiếu có vai trò trung gian, điều chỉnh sự tồn tại, hoạt động trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng.

Đạo Hiếu được kết tinh từ văn hóa, trở thành triết lý sống của người Việt. Dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng. Biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và những người có công với quốc gia dân tộc. Đó là một giá trị đẹp cần phải phát huy và gìn giữ qua từng thế hệ.

Tamlinh.org (tổng hợp)